Với chiều dài lịch sử hơn 5000 năm, các triều đại phong kiến Trung Hoa xưa kia chắc chắn phải đối mặt với muôn vàn vụ án khó khăn, tế nhị và không ít vụ án phán đoán sai lệch, làm cho nhiều người khác bị hàm oan, bởi thiếu rất nhiều lý luận khoa học như ngày nay. Tuy nhiên, cũng không ít các phán quan công minh sáng suốt xuất hiện, giúp cho người dân giải được hàm oan. Nổi bật nhất trong các phán quan là Bao Chửng, được dân gian biết đến qua tên Bao Công ở đời Bắc Tống. Sau đó đến thời Nam Tống, một phán quan khác còn nhiều công lao hơn đó là Tống Từ, không những lấy việc giải oan cho người dân làm niềm đam mê mà còn có tinh thần rất tiến bộ, lấy pháp y học ra làm chứng cứ kết tội hoặc giải oan.
Trong khi Tây phương mãi đến thập niên 17, 18 mới có hai nhà nghiên cứu pháp y học người Italia đứng ra phổ biến thì Tống Từ đã biết đến phương pháp khoa học từ hơn 450 năm trước. Sau khi Tống Từ qua đời vào 1247, tức là vào thập niên thứ 13, ông để lại cuốn “Tẩy oan lục” rất có giá trị, giúp những phán quan đời sau có thêm tư liệu để hoàn thiện phương pháp để xử án.. Trải qua mấy trăm năm nữa, hệ thống dùng Pháp Y học làm chứng cứ xét án đã được phát triển rất mạnh và lên tới tột đỉnh vào các đời nhà Minh, Thanh với rất nhiều phán quan sáng suốt chẳng kém Bao Công