NÊN sao chép, chia sẻ, KHÔNG NÊN thương mại hoá.

Nhân Tướng Học

Chương 3: Thần, Khí, Sắc Và Khí Phách

Tác giả: Hy Trương
Thể loại: Tử Vi - Phong Thủy
Ads Top

ĐẠI CƯƠNG VỀ THẦN KHÍ SẮC

Thần, Khí, Sắc là ba ý niệm đặc biệt của tướng học Á Đông, rất khó lĩnh hội.

Xưa nay các sách tướng đều nói đến Thần, Khí, Sắc đều cho rằng Thần, Khí, Sắc tuy phân ra làm ba nhưng thực ra là một. Về cách qua nsát, người thường nói xem Thần tại Mắt, Khí ở nội tạng và phát thành Âm Thanh còn Sắc ở ngoài da. Nhưng đó chỉ là một cách diễn tả khái quát không bao hàm đầy đủ mọi Khía cạnh cần thiết. Đi sâu vào chi tiết, Thần, Khí, Sắc rất phức tạp, hàm hỗn và tương quan mật thiết. Tách rời Thần, Khí, Sắc ra từng phần riêng rẽ chì là một cách mổ xẻ máy móc để tiện trình bày mà thôi. Phần dẫn nhập này tóm tắt một cách khái quát những điểm trọng yếu trước khi cố gắng phân tích chi tiết từng thành tố Thần, Khí, Sắc trong tướng học.

Sở dĩ tướng học Á đông xem Thần, Khí, Sắc là một vì đó là ba dạng thức khác nhau, nhìn dưới những Khía cạnh khác nahu của dữ kiện duy nhất, có tính cách siêu vật thể hơn là vật thể của con người.

Theo tướng học, chính dữ kiện đó đã tạo nên tinh hoa, hoạt lực nội tại và các yếu tố tâm linh của con người. Người Á Đông, nói đúng ra là người Trung Hoa, vốn thấm nhuần truyền thuyết Âm Dương Ngũ hành, dưới Khía cạnh vật là một thứ Khí trong khi kết hợp và biến hóa đã tạo ra vạn vật, trong đó có con người. Nếu nói đến bản thể của Khí trong con người là nói đến bản thể của Khí Âm Dương Ngũ hành trong vũ trụ đã hội nhập vào con người từ lúc thọ thai kết hình và cùng với nhục thể tạo thành một khối duy nhất đó là con người.

Như vậy, trong con người ta có thể tạm nói Khí là một thứ nhựa sống vô hình, nếu thể hiện qua đầu màu đuôi Mắt thì gọi là thần, hiện ra một nơi cố định trên làn da thành ra màu Sắc thì gọi là Sắc. Do đó, Thần, Khí, Sắc tuy ba nhưng xét về bản chất thật ra là một và có tính cách bất khả phân trong thực tế. Nói cách cụ thể hơn, Thần, Khí, Sắc có thể ví như ba trạng thái khác nhau như thể hơi, thể lỏng, thể đặc của nước : thể hơi là thần, thể lỏng là Khí, thể đặc là Sắc. Thể lỏng là thể thông thường căn bản của nước nhưng thể hơi và thể đặc không bao giờ hoàn toàn tách rời ra khỏi thể lỏng cũng như thần và Sắc không bao giờ tách ra khỏi Khí.

Trong phần Khí, ở Khía cạnh cấu tạo nhìn dưới vị thể tĩnh nghĩa là khi con nguười bất động, ta có thể quan sát được là Khí mạnh hay yếu, Thanh hay Trọc, tốt hay xấu. Vì vậy, nhiều dưới Khía cạnh này, giữa Khí và Sắc có sự tương quan mật thiết trong tướng học người ta thường gộp chung thành một mà gọi là Khí Sắc với ngụ ý rằng trong việc quan sát Khí thì Khí chỉ được nói đến một cách gián tiếp còn Sắc mới là trọng điểm. Chính vì thế mà sách Thủy kính tập gọi nó là Khí Sắc chi Khí.

Trong vị thế động của con người, và dưới Khía cạnh cơ năng(fone-tionnel), qua các tác động của thân ìhnh, ta thấy có thể phát hiện những cá tính đặc biệt, những đặc điểm tâm hồn từng cá nhân. Dạng thức này của Khí được mệnh danh là Khí phách.

Tác giả Phạm Văn Viên của cuốn Thủy kính tập là người đầu tiên đặt ra danh từ Khí phách để phân biệt với Khí và Sắc khi ông nói: “Khí phách chi Khí” và “Khí Sắc chi Khí”. Trong tác phẩm của ông, phần màu Sắc của da bị xem nhẹ, còn phần thần lại được chú trọng rất nhiều và xem như là liên kết chặt chẽ với Khí. Do đó, đôi khi ta gọi là Khí phách, ta lại gọi chính danh hơn là tinh thần và Khí phách, và để cho giả tiện, người ta gọi tắt là thần Khí. Chính phần thần Khí này mới là phần cao thâm của tướng lý Á Đông, nó giúp phân biệt được quý tiện hiền ngu, dự đoán được thànnh bại của con nguời trong tương lai cũng như mạng vận dài ngắn, thô bạo hay Thanh khiết.

Từ trước đến nay, thần Khí vì tính cách hư hư thực thực của nó, vừa có bản chất là siêu hình vừa có bả nchất là thực tại, lại đòi hỏi người qaun sát phải có một nhãn quang và thính giác bén nhạy đã được xếp vào loại học thuật bí truyền. Hơn nữa, cách diễn tả của nguời xưa lại rất hàm hỗn cố ý thần bí hóa và lại không được phổ biến sâu rộng như phần hình tướng, nên từ đời Đông Hán đến gần đời Tống gần như bị thất truyền. Đến hai đời Minh, Thanh, một vài cuốn sách tướng cổ điển có nhắc đến, nhưng không mô tả. Mãi đến đời Thanh, sách Thủy kính tập mới lại đề cập đến, nhưng vẫn chưa rõ ràng cho lắm. Tuy vậy, xét qua mớ tài liệu rời rạc tản mát trong kho tàng văn hóa tướng học còn lưu lại đến nay cộng thêm với một đoạn

bình chú của tướng thư ta có thể suy diễn ra được một phần lớn những điều cổ nhân muốn gói ghém qua ý niệm Khí phách. Vì vậy, trong đoạn cuối chương này, soạn giả đặc biệt dành ra một phần lớn để giới thiệu về phần tướng lý này của tướng học Á Đông để độc giả thưỡng lãm.

 

THẦN

Thử phác hoạ ý niệm “Thần”: “Thần”là một khái niệm căn bản của tướng học Á Đông, nhưng lại là một ý niệm rất khó diễn tả. Một phần vì người xưa học tướng theo lối tâm truyền, lấy trực giác và kinh nghiệm để lĩnh hội dần dần nên không cần và có thể nói là không thể diễn tả đầy đủ, một phần là nếu vài ba cuốn tướng học cổ điễn tả thì lối diễn tả đó vừa mơ hồ vừa huyền bí khiến người đọc bị hoang mang như lạc vào mê hồn trận. Thật sự, bản chất của thần không có gì là hoang đường, cũng không đến nỗi khó lĩnh hội cho lắm. Đến giúp độc giả hiểu được ý niệm thần trong tướng lý Á Đông, soạn giả cố gắng phác họa lấy ý miệm thần theo một khảo hướng thực tiễn, ngược lại với lối diễn tả huyền bí của sách vở cổ điển bằng cách đưa ra nhiều ví dụ cụ thể trước khi đi vào phần định nghỉa lý thuyết.

Trong đời, hẳn mọi người đều có dịp quan sát lắm cặp Mắt có nhãn lực đặc biệt khó quên. Nhãn lực đó khi đầy ác khiến kẻ nhìn phải khiếp sợ, có khi đầy vui tươi khiến kẻ nhìn quyến luyến. Những loại ánh Mắt đó gọi là ánh Mắt có thần. Ngược lại, cũng có nhiều đôi Mắt ảo não, xa xăm, lờ đờ, thiếu sinh lực, hoặc không gây một cảm giác nào cho người quan sát: đó là những ánh Mắt thiếu thần.

Có những tư thế đi, đứng, ngồi chững chạc, ổn trọng tự nhiên, tạo một cảm giác uy nghi khả kính: đó là những tác phong có thần.

Có nhiều giọng nói chanh chua gây tức giận, hoặc hùng hồn làm cho hân hoan phấn khởi, hoặc trong trẻo, êm dịu truyền cảm, khiến người nghe như bị thu hút bàng hoàng: đó là hợp Âm Thanh có thần.

Một phụ nữ nhan Sắc có hấp lực lôi cuốn sự chú mục không ngừng, khiến mọi người phải nhìn, nhìn hoài không chán, hoặc lúc nhìn mà động lòng ham muốn hay tấm tắc khen ngợi: đó là nhan Sắc có thần.

Cũng có phụ nữ không mấy xinh đẹp nhưng cách đi, cách đứng, giọng nói, nụ cười đều toát ra vẻ thùy mị, đoan trang khiến con người sinh lòng cảm mến cũng là loại người có thần. 

Trong đoàn vũ công dang biểu diễn, có người diễn xuất nổi bật hơn hết khiến cho khán giả thấy được ý nghĩa của điệu vũ qua cử chỉ, vũ công đó có thần trong điệu vũ

Những cụ già dù gần đất xa trời, nhưng vẫn còn đầy vẻ quắc thước, nghiêm phong, dũng liệt là những kẻ có thần.

Những trẻ em nhìn vào là thấy ngay tướng thông minh, đĩnh độ cũng là hạng người có thần.

Những ví dụ trên cho thấy thần được biểu lộ không những ở đôi Mắt mà còn trên toàn thể khuôn mặt, trong phong thấy, giọng nói, nụ cười, trong thế cử động và cả trong thế bất động của con người nữa. Thần được phát lộ rõ rệt nhất lúc vui, lúc hứng, lúc giận, lúc sợ, lúc ham muốn, lúc cãi cọ. Lúc thuyết phục, lúc đấu võ, lúc đánh kiếm.

Tóm lại, bất cứ lúc nào con người thoát khỏi trạng thái bình thường mà toát ra những nét khác biệt kẻ phàm, trong ánh Mắt, tướng đi, đứng, nằm, ngồi, cười thì đó vẫn là người có Thần. Chính trong trạng thái bình thường ta thấy thần khó được lý hội nhất. Người xem tướng bao giờ cũng gặp phải đối tượng và trạng thái này.

Những ví dụ và sự diễn tả trên cho phép ta định nghĩa thần như sau:  Thần là Âm hưởng nhận thức được trên các nét tướng con người, là tiếng dội trong tâm hồn người xem tướng của những nét tướng quan sát được, chỉ những nét tướng nào tạo được những cảm giác, cảm tướng, cảm xúc, dư âm trong tâm tư người xem tướng thì mới là những nét tướng có thần. Trái lại, những nét tướng nào không có ý nghĩa, không gây một chấn động nào trong tâm tư, không có gì khác biệt với thiên hạ là những nét tướng thiếu thần. Những nét tướng lộ thần rõ rệt (như sát Khí trong ánh Mắt, sự thô bạo của cử chỉ, tiếng nói lớn, giọng cười to) thì bất cứ người phàm nào cũng quan sát được.

Nhưng có những nét tướng không lộ thần một cách rỏ rệt đối với người phàm thì chỉ có nhà tướng thuật thượng thừa mới tra xét được thần Khí mà thôi. Như thế, quên chuẩn nhận thức thần là trực giác riêng của thần tướng. Đây hiển nhiên là tiêu chuẩn hết sức chủ quan và cá biệt. Việc khảo sát thần sở dĩ khó là vì lý do, và sự khác nhau giữa các nhà tướng chính cũng vì nguyên nhân trên.

Đề định nghĩa giản dị hơn, thần là tinh thần. Đó là nguồn động lực tiềm ẩn trong con người, kết tinh từ sự ham muốn, từ ý chí, từ nghị lực, từ tình cảm, từ trí tuệ, từ

huyết thống, từ văn hóa được phát lộ ra ngoài, ít hay nhiều, mạnh hoặc yếu. Nó có thể tiềm ẩn hoặc phát lộ, khang kiện hay suy nhược. Xem thần là xem tinh thần, xem nội tâm, xem phần chân tướng bên trong qua những nét phát biểu ra ngoài. Thường khi cái bên ngoài không gói ghém hết cái sinh động và uẩn khúc bên trong.

Vì vậy, thuật xem tướng bao giờ cũng phải cố gắng thấu đáo nội tâm thì mới đạt tiêu chuẩn. Đó là lý do tại sao khảo sát Thần phải bằng Mắt chưa đủ mà phải dùng đến tâm để tìm hiểu tâm. Cái khó của việc quan sát Thần là ở chỗ đó. Cái vi điệu cũng từ đó mà ra.

NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THẦN

a) Nguồn gốc của thần dưới nhãn quan tướng học cổ điển Thần ở đâu mà ra?

Để giải đáp câu hỏi này, cổ nhân đã đưa ra lập luận sau:

Con người, bẩm thụ tinh hoa của trời đất mà sinh ra. Thần là vật vô hình, là tinh hoa tối cực của con người có trước rồi mới có hình hài. Hình hài sở dỉ có là đến chứa đựng nội thần. Do đó thần bàng bạc trong nội tang con người. Lúc ngủ thì nội thể, lúc thức thì hiện ra ở cặp Mắt. 

Đối với chúng ta, lập luận trên không đủ nhưng có vài điểm khả dụng. Những điểm khả dụng đó soạn giả sẽ đề cập đến ở những đoạn sau:

b) Vai trò cặp Mắt trong việc quan sát Thần

Qua những ví dụ đan cử ở đầu phần này, chúng ta thấy thần rất bao la bàng bạc chứ không phải chỉ thu hẹp ở cặp Mắt. Nhưng hẳn chúng ta đều có dịp ngắm những bức học chân dung con người, ta thấy bức họa vẽ linh hoạt hay không phần lớn là ở cặp Mắt. Mạnh Tử đã từng nói: “Quan sát người thì quan sát ở cặp Mắt, Mắt chính đính thì tâm hồn ngay thẳng, Mắt tà vay thì tâm tính cũng tà vay”. Tây phương cũng có câu: “Cặp Mắt là cửa sổ tâm hồn “. Thần là tinh hoa, là tấm gương phản ánh tâm hồn con người. Thế mà quan sát Mắt (nói đúng ra là quan sát ánh Mắt) ta biết được tâm hồn nên cổ tướng học nói là quan sát ở Mắt, tuy chưa đầy đủ nhưng không phải là vô lý.

Vả chăng quan sát mục quang ta biết được nhiều về thần của con người hơn bất kỳ bộ vị hoặc nét tướng khác. Chẳng hạn ta có thể biết ánh Mắt mạnh hay yếu, dữ hay

hiền hoà, gian xảo hay thuần phúc. . . Do dó, ta phải thùa nhận rằng vị trí quan sát thần thuận tiện nhất là cặp Mắt con người.

Tuy rằng một mình nhãn thần chưa đủ để tượng định một cách dứt khoát về thần của một cá nhân, nhưng người quan sát sâu Sắc có khá nhiều dữ kiện cần thiết để giải đoán về phẩm cách và vận mạng nói chung của con người. VÌ THẾ NGƯỜI XƯA MỚI NÓI:  “Xem quí hiển hay hạ tiện thì xem ở Mắt”và ở đây ta đặt trong tâm vào việc quan sát Mắt để suy luận và tìm hiểu về thần.

c) Phân loại Thần qua mục quang

Trong tướng học Á Đông nói đến thần qua cặp Mắt thì điểm cần đặc biệt chú ý không phải là hình dạng của Mắt mà là tính chất của mục quang. Quan sát mục quang gúp ta phân loại được các loại Thần của con người và định được sự tương quan hợp nhãn thần với công danh sự nghiệp của một cá nhân. Đại để, căn cứ vào mục quan ta phân biệt được :

1. Thần tàng

Đây là nét thượng thừa cách về nhãn thần. Thần tàng có nghĩa lá ánh Mắt sáng sủa giữa không rực rỡ tương tự như một hạt ngọc ở trong tư thế an tĩnh phát ra ánh sáng nhưng ánh sáng đó ở cặp Mắt có tính cách phảng phất, nhẹ nhàng, thoáng qua như không có nhưng nhìn kỹ, ngắm lâu ta mới phát hiện được. Loại nhãn thần ẩn tàng này rất hiếm nhưng kẻ có loại nhãn thần này lá dấu hiệu chác chắn thành đạt được đại nghiệp, hưởng phú quí lâu dài.

2. Thần lộ

Ngược lại với Thần tàng thì gọi là Thần lộ. Lộ ở đây không những tròng Mắt lồi ra để lộ cả tròng trắng mà ánh Mắt cũng quá lộ liễu tựa như cọp nhìn con mồi chằm chằm, ánh Mắt sáng rực tựa bao nhiêu tinh anh của con người đều theo ánh Mắt mà tiết ra ngoài. Đó là đều đã được Nguyễn Du tả qua hai câu thơ trong Đoạn Trường Tân Thanh: “Tinh anh phát tiết ra ngoài, Ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa”. Dưới nhãn quang tướng học, Thần lộ là kẻ tinh hoa phát tiết chủ về gian tham hình khắc, có may được quý hiển thì cũng chỉ được một quảng thời gian ngắn rồi lại lụi tàn. Số thọ cũng không được dài vì tinh hoa lộ thì thần mau kiệt mà Thần là căn bản của thọ mạng.

3 Thần tĩnh

Thần tĩnh ở đây có nghĩa là mục quang sáng sủa tự nhiên hiền hòa không nôn nả, giống như mặt nước mùa thu, nhưng thoáng thấy rồi lại không thấy rõ, nhìn thật lâu lại thấy rõ. Nói một cách khác, Thần tĩnh chính là lối gọi tinh thần thư thái nhàn hạ thì hiện qua ánh Mắt. Người có loại thần tĩnh tâm tính nhân từ không hiểm độc, cuộc đời Thanh nhàn, ít sóng gió. Đó là tướng học loại người Thanh quí.

4. Thần cấp

Thần cấp là loại ánh Mắt phát sáng phát động không ngừng giống như một hỏa diệm sơn phun lửa liên miên. Đó chính là loại mục quang của loại Mắt khỉ, trông thoáng qua là nhận ra ngay tính tình nóng nảy, Khích động. Nếu ngôn ngữ, đi đứng, ăn nói đều có dáng vẻ gấp gáp thì kẻ đó sớm phát đạt nhưng cũng mau tàn.

5. Thần uy

Khuôn Mắt lúc mở lúc thu, khi thu nhỏ, mục quang có oai lực tự nhiên khiến người khác nhìn vào cảm thấy kiên nể. Loại nhãn thần này là dấu hiệu của hạng người làm nên sự nghiệp phi thường. Chẳng hạn như cặp Mắt của nhà độc tài Đức quốc xã A. Hitler, khi nhìn ai cũng như chế ngự kẻ đó khiến kẻ đối diện chỉ biết cúi đầu khuất phục.

6. Thần hôn

Đó là loại mục quang mờ mịt, ánh sáng yếu ớt gần như không có, đại khái như Mắt heo, Mắt cá (xem phần nói về các loại Mắt điển hình trong tướng học) Loại Mắt này tượng trưng cho cá tính ươn hèn suốt đời không làm nên chuyện gì thường chết yểu.

7. Thần hoà

Loại mục quang này phần nào giống như loại thần tĩnh nhưng khác ở chỗ thầ tĩnh chỉ về sự ổn cố Thanh thản còn thần hoà là ánh Mắt chẳng những hiền dịu thường xuyên mà khuôn mặt Sắc thái lúc nào cũng tươi vui lạc quan, dù lúc giận dữ cũng không mất vẻ từ ái, chẳng hạn cặp Mắt của bức tranh ông Thọ của người Trung Hoa hay Phật Di Lặc trong các chùa chiền. Về mặt cá tính, người có ánh Mắt xếp vào loại thần hoà tâm tính lúc nào cũng hồn nhiên bất chấp ngoại cảnh, không bao giờ mưu tính hại người. Về mặt mạng vận, ít khi bị lâm vào cảnh nguy hiểm ngặt nghèo, không quý hiển thì cũng không bao giờ đói rách, khốn khổ.

8 Thần kinh (hay còn gọi là thần khiếp)

Mục quan lúc nào cũng hớt hải lấm lét như đại họa sắp tới dù rằng thực tế không có gì đáng sợ. Đó là tình trạng của kẻ có tâm hồn bất định, ăn uống, nằm ngồi lúc nào cũng có vẻ bồn chồn, hốt hoảng bất an. Kẻ có mục quang như thế, công danh sự nghiệp hoặc thọ số không được bền lâu, thường nửa đường gãy đổ.

9. Thần túy

Ánh Mắt hôn mê, lúc nào cũng như người ngái ngủ (xem lại Túy nhãn trong chương nói về Mắt). Loại người có mục quang này tâm tính hồ đồ, thiếu sáng suốt, thường dễ bị ngộ độc (ẩm thực, Sắc dục. . . ) mà chết hoặc tiêu tan danh vọng sự nghiệp.

1.0 Thần thoát

Ánh Mắt thất thần, Sắc mặt thẫn thờ. Đó là trường hợp thường thấy ở những người gặp lúc kinh hoàng tột độ thì mặt thộn ra, chân tay cứng đờ tựa như lúc thấy ma. Nếu chỉ xảy ra trong trường hợp bất thường quá đột ngột thì đó la dấu hiệu của tin thần yếu đuối bạc nhược, không tự chủ được. Nhưng nếu không vì sự kinh hoảng mà bỗng nhiên mục quang thất thần thì lại là dấu hiệu tinh lực khô kiệt báo hiệu thọ số sắp đứt đoạn.

d) Phân biệt vài đặc thái của Nhãn thần

Như trên đã nói, trong khi quan sát thần người ta nghĩ ngay đến tinh hoa của con người phát hiện ra trong nhiều lãnh vực và dưới nhiều hình thái nhưng chủ yếu vẫn là ở cặp Mắt. Nói đến Mắt ta không nên chú trọng nhiều lắm tới hình thể của nó (lớn nhỏ, nông sâu, dài ngắn, rộng hẹp…), và phải để ý đến mục quang. Chính mục quang mới gíup ta nhận định và phân biệt được nhãn thần. Mục quang nói chung có thể ở vào một trong hai trường hơp chính.

1. Phù quang:

Đây là loại ánh Mắt có vẻ sáng nổi, hời hợt, người tinh Mắt có thể bằng trực giác nhận ra rằng ánh Mắt tuy có vẻ sáng tỏ mà thực ra là không có thần tựa hồ như mặt trăng phản chiếu lại ánh sáng thái dương hoặc như chất lân tinh được sơn phết vào các tấm bảng chỉ đường ban đêm sáng rực khi có ánh đèn xe rọi tới.

2. Chân quang:

Ngược lại với phù quang là chân quang. Đây là loại sáng thực có sinh Khí nên ánh Mắt linh họat nhìn vào là thấy sống động như ánh thái dương vậy.

Trong phép quan sát thần để định quý tiện hiền ngu, chỉ có chân quang mới đáng được lưu ý còn phù quang phải gạt bỏ, vì phù quang là ánh sáng muợn hay quá yếu ớt không đủ để kết luận rằn có thần nên không hể dựa vào đó mà biết được hiền ngu quý tiện. Vả lại, phù quang còn có ý nghĩa là kẻ đò sắp chết trong tương lai rất gần. Kẻ như thế còn gì đáng bàn đến.

Chân quang được chia thành bốn loại tùy theo tính chất đặc tính của mục quang như sau :

a) Thủ chân (ánh sáng thực và giữ lại được) :

Tròng Mắt như vì sao sáng, không dao động mà tự phát quang, , lúc tĩnh thì ngưng tụ, lúc động thì bừng sáng, khiến người ngoài không dám nhìn thẳng vào Mắt mình.

Người có thủ chân quang tính tình trung thực, lương hảo danh vang thiên hạ, dù gặp nguy hiểm cũng vẫn vượt qua được.

b) Hàm chân (ánh sáng thực nhưng ẩn tàng vào Mắt):

Ánh Mắt tự phát quang giống như ánh sáng của viên ngọc quý, nhìn kĩ mới thấy vẻ sáng, khiến người ta cảm thấy dễ chịu, tự trong thâm tâm nảy sinh cảm giác hân hoan.

Rộng ra khi ta nhìn thấy cây cỏ suới nước xinh tươi mà thấy ấm lòng vui Mắt thì cái vẻ sáng của cảnh vật là tinh hoa của núi sông. Cái đó mệnh danh là hàm quang.

Người có thần Mắt thuộc loại hàm chân thì đỗ đạt sớm, lưu lại tiếng thơm cho đời.

d) Tàng chân:(sáng thực nhưng lhông lộ liễu)

Ánh Mắt sáng mờ mờ, mới nhìn thì như không đủ mà nhìn lâu lại có vẻ dư. Kẻ có tàng chân mạng vận vinh hiển, sự sang cả lưu tới đời sau nhưng phát đạt muộn.

e) Hồi chân (sáng thực mà như sẵn sàng tuôn ra)

Bình thường rất khó nhìn, muốn thấy phải mở Mắt thật to, lúc đó mới thấy rõ vẻ sáng. Loại chân quang này thường xuất hiện trong ánh Mắt những người cận thị. Nó có thể tụ hay có thể tán, hay lệch, có thể êm đềm như ánh trăng rằm, cũng có thể như ánh sao nhấp nháy, Loại chân này nên có vẻ sáng ngấm ngầm và hơi đen ám thì mới quý.

Cái quý của loại Mắt có chân quang này khác hẳn với ba loại trên, tốt xấu từng trường hợp. Những kẻ kì hình dị tuớng thành đạt đều thuộc loại này.

Tóm lại, có chân quang dù nhiều hay ít là tướng của kẻ mưu sự dễ thành, cầu công

danh sẽ đạt. Đại khái, chỉ rất về mặt Thần Khí mà đoán kẻ có mục quang thuộc loại tàng chân hậu vận phát triển tốt đẹp, sự nghiệp chắc chắn viên mãn nhưng không thoát khỏi cảnh thiếu thời bị sóng gió, bị vấp váp rất nhiều trong cuộc đời, không được sống Thanh thản bình dị như kẻ thuộc loại thủ chân và hàm chân. Phàm người ta dù các bộ vị có bị khuyết hãm, cốt cách có vài điểm bị xếp vào loại hạ cách mà ánh Mắt lúc nào cũng có chân quang bất kể lúc nào thì cũng giống như rồng thiêng lân quý, tuy ở nơi đầm hẹp rừng thưa coi như đủ để hóa giải những khuyết điểm của hình thể và có thể đạt được phú quý vượt ra ngoài dự liệu thường tình. Đây chính là một trong nhiều bí quyết của tướng học Á Đông và thuộc về nguyên lý Trọc trung hữu Thanh. Sách vở bàn về tướng thuật đầy rẫy các giai đoạn liên quan tới điểm tế nhị này.

f) Những điều kiện tối hảo của nhãn thần

Nói đến nhãn thần ta không cần chú ý tới hìng dạng của Mắt mà phải đặc biệt lưu ý đến mục quang. Mục quang được xem là tối hảo khi nó hội đủ 7 điều kiện sau đây :

1- Tàng nhi bất hối :

Nghĩa là nhãn thần phải có vẻ che khuất đi được, nhưng mục quang không được tối ám. Nói một cách khác rộng rãi hôn là mục quang tuy sáng nhưng là một thứ ánh sang có vẻ hàm xúc, động trong cái tĩnh, tương tự như vẻ sáng của một viên ngọc báu tự nó có thể phát quang nhưng không rực rỡ, lộ liễu phải quan sát thật lâu mới phát hiện được. Còn hối là Mắt lờ đờ như Mắt ngái ngủ.

2- An nhi bất ngu :

Mục quang ổn định nhưng không trơ trẽn bất động, Từ ngữ ổn định tự nó đã ngầm chứa tính cách sống động nhưng là cái vẻ sống động linh hoạt chứ không phải là giao động “trơ trẽn bất động” có nghĩa là mục quang im lìm (inertie) không biểu lộ được đầy đủ sinh Khí cần thiết, không biến thông được. Nói cách khác đi, nhãn thần sung túc thì tự nó có vẻ sáng như một ngọn đèn điện dược thắp bằng dòng nhân điện xoay chiều có thể thu rút lại cường độ trong một giới hạn nào đó. Chẳng hạn như khi đàm thoại, ánh Mắt ta tuy không dao động nhưng lúc thích thú và khi cụt hứng độ sáng của Mắt phải có nhịp độ chuyển biến thích nghi đủ để diễn tả được cái trạng thái tình cảm nội tâm của ta lúc đó.

Trái lại, mục quang của một cá nhân lúc nào cũng cùng một cường độ dù nghe câu

chuyện rẻ nhạt hay giật gân mà vẫn không có gì thay đổi thì không có thể coi là an nhi bất ngu được. Lúc đó, mục quang của kẻ đó phải được gọi là an nhi ngu.

3- Phát nhi bất lộ:

Mục quang được coi là phát khi tia Mắt như xạ ánh sánh ra ngoài nhưng mức độ phát quang của nó vừa phải, không quá mạnh mẽ rõ ràng, chỉ người quan sát thật tinh tuờng mới phát hiện ra được. Nói khác đi, mục quang như viên ngọc sáng giữa ban ngày,  tuy phát quang nhưng ánh sáng rất mờ so với ánh sáng thái dương chứ không phải là một ngọn đuốc để bất cứ ai cũng thấy được dễ dàng.

Từ ngữ lộ có nghĩa là tròng Mắt lồi ra như nhìn trừng trừng vào đối tượng quan sát, lộ cả tròng trắng. Đại để lúc mèo rình chuột, cọp chuẩn bị vồ mồi, nhìn chằm chằm vào con mồi thì lúc đó mục quang gọi là lộ.

4- Thanh nhi bất khô:

Điều kiện ày đặt nặng vào việc quan sát cấu tạo của Mắt về phương diện phẩm chất.  Thanh có nghĩa là tròng đen, lòng trắng cũng như đồng tử phải trong trẻo nghĩa là ranh giới ba phần đó phải phân biệt rõ ràng, chất liệu cấu tạo phải thuần khiết không được có các tia máu, màng Mắt xen lẫn vào, một khi có tất cả chất liệu cấu tạo đều thuần khiết thì nhìn vào Mắt người ta có cảm giác như nhìn vào một hồ nước sâu thẳm, trong trẻo như các tiểu thuyết gia vẫn thường mô tả: Mắt trong sáng như nước hồ về mùa thu. Đấy chính là điều tuớng học gọi là Thanh vậy. Còn khô có nghĩa là cằn cõi, không có vẻ sống động hiện lên ở bề mặt. Mắt Thanh mà khô có nghĩa là nhãn thần lạnh lẽo suy nhược, không được kiên cố. Để dễ hiểu hơn, xin lấy 1 ví dụ cụ thể: Thanh nhi bất khô ví như cây tùng, bách về mùa đông, cốt cách Thanh nhã và nhìn vỏ cây cành là vẫn có vẻ xanh tươi biểu hiện một sức sống tiềm ẩn bên trong. Ngược lại, Thanh nhi khô ví như thân cây lau sậy về mùa đông, cành lá trơ trọi, cằn cõi, nhìn kĩ có thể biết ngay là thân cây hết nhựa, chỉ còn hình mà mất hết chất.

5- Hòa nhi bất nhược

Âm dịu nhưng không mềm yếu. Nói rộng ra mục quang được coi là Hòa nhi bất nhược khi ánh Mắt sáng một vẻ êm dịu nhưng không mềm yếu, khả ái chứ không phải khả hiếp khiến nguời khác nhìn thấy có cảm tưởng một niềm vui thích muốn tiếp xúc với ta chứ không dám khinh mạn vì trong sự hòa ái đó ẩn tàng một sức mạnh khiến kẻ đối diện phải nể phục trong lòng. chẳng hạn Mắt các tượng Phật trong chùa, tuy ánh Mắt từ bi bác ái nhưng vẫn không nhu nhuợc ủy mị.

6- Nô nhi bất tranh :

Lúc giận không lộ vẻ cạnh tranh, oán tức thì gọi là nô nhi bất tranh. Tuy nhiên, trong ý nghĩa của tướng học, ý nghĩa câu trên phong phú hơn nhiều. Nộ phải được coi là chính Khí vì khi giận dữ phát xuất ra bởi một lý do thực sực chính đáng nhưng mặt không biến Sắc, chỉ hơi cau mày, ánh Mắt nghiêm nghị biểu lộ một tâm hồn dày công hàm duỡng luôn luôn giữ được bình tĩnh. Có đủ các đặc tính kể trên thì mới gọi là nộ. Còn giận mà Mắt đờ ra, Mắt xạm lại, tia Mắt như tóe lửa, như muốn ăn tươi nuốt sống người khác là dấu hiệu bề ngoài của kẻ không có đức tính trầm tĩnh, mất tự chủ gọi là Tranh. Chính vì Tranh bao gồm những phản ứng có ẩn ý ăn thua đủ, chỉ biết thỏa mãn tự ái nhất thời không nghĩ đến hậu quả về sau, nên tranh bị xếp vào loại Khí luợng hẹp hòi, biểu thị Khí phách nhỏ mọn, do đó tranh bị coi là tà Khí.

7- Cương nhi bất cô:

Nghĩa đen là cứng, mạnh mà không lẻ loi, nhưng ý nghĩa chính yếu ở đây chỉ loại mục quang tỏa ra ánh sáng hồn nhiên oai nghi khiến kẻ khác nhìn vào phải vị nể tưởng như sau con người của ta là cả một khối đông đảo sức mạnh vô hình chứ không phải chỉ là một cá nhân đơn chiếc.

 

KHÍ

 

I. PHÁC HỌA Ý NIỆM KHÍ

So với phần Thần, ý niệm Khí trong trong tướng học Á Đông cò khó miêu tả hơn nhiều vì nó vừa có tính cách mông lung vừa có tính cách thực tiễn. Chẳng hạn khi quan sát xương cốt của một cá nhân, ta thấy Khí thế ổn trọng, dù người đó mập hay ốm, tạo một cảm giác khang kiện cho nội tạng. Hiện tượng đó được gọi là cốt Khí mạnh mẽ. Nhìn vào khuôn mặt có Ngũ Nhạc triều quy nghĩa là trán, Cằm, hai Tai và Lưỡng Quyền phối trí hòa hợp từ đó giúp ta suy ra cốt cách * của cá nhân đó mạnh hay yếu thì đấy cũng gọi là cốt Khí.

Quan sát Lông Mày, râu tóc ta thấy ba thứ lông đó đều tươi mát, Thanh nhân tạo ra ấn tượng, nội tạng tốt, nhìn Tứ đậu sáng sủa có sinh Khí, da thịt rắn chắc và ấm áp thì tất cả các dấu hiệu được coi là biểu hiện của Khí tốt. Ngược lại, Lông Mày, râu tóc vàng khô như cỏ úa, Tứ đậu ảm đạm, da thịt lãnh lẽo mềm bệu thì ta biết ngay là Khí xấu, điều đó cũng tương tự như người quan sát chất đất, không cần phân tích chất đất chỉ cần nhìn cây cỏ mọc trên mặt đất là đủ biết đất phì nhiêu hay khô cằn.

Nghe tiếng nói của một cá nhân ta nhận biết được làn hơi của kẻ đó mạnh hay yếu qua Âm Thanh phát ra: có người nói tiếng rổn rảng mạnh mẽ tựa như muốn rung chuyển cả mái ngói, có kẻ rì rào như tiếng dế kêu và ta cũng thấy rằng tiếng nói to nhỏ mạnh yếu, vang đi xa ahy gần không hẳn tùy thuộc vào người tác lớn hay nhỏ, cao hay thấp mà do những nguyên do nội tạng. Nguyên do nội tạng đặc thù của từng con người tạo ra các trang thái Âm Thanh kể trên được tướng học Á Đông gọi là nội Khí của con người.  Như vậy, Khí trong nhân tướng học là phần thực tại nhưng vô hình ở trong cơ thể con người tượng trưng cho phần hoạt lực (vitaliré) tiềm ẩn có tính cách phẩm nhiều hơn lượng, phát hiện ra ngoài sự mạnh mẽ của xương cốt, sự Thanh tú hay thô Trọc của râu, tóc, Lông Mày, Mắt Mũi Tai, Miệng, sự mạnh yếu của Âm Thanh, sự rắn rỏi ấm áp hay lạnh lẽo mềm bệu của da thịt. Nói cách khác cụ thể hơn, Khí trong con người có thể ví như nhựa cây nhưng đây là một thứ nhựa vô hình chu lưu bàng bạc khắp cơ thể toả ra hay thu gọn lại, mạnh mẽ hay suy yếu, Thanh hay Trọc, tiến triển hay giảm thiểu tùy theo từng thời kì từng cá nhân. Vì hiểu vậy, người xưa coi Khí là phần bản thể trong các bộ phận trong nội thể con người, nó vừa có tính cách siêu hình vừa có tính cách vật thể.

Với tính cách siêu hình, Khí trong con người là một phần Khí của Âm Dương Ngũ hành bàng bạc trong vũ trụ hội nhập vào con người, lúc thọ tinh kết thể, nương vào con mà hình thành nên tượng, khiến cho ta có thể cảm thấy hay nhận thức được. Chẳng hạn khi Mạnh Tử nói:  “Thiên dưỡng nhiên hao chi Khí “(ta cần phải khéo bồi dưỡng cái Khí hạo nhiên của mình), thì Khí trong câu nói trên là Khí tự nhiên của trời đất thể hiện nơi người, không mấy liên hệ tới ý nghĩa vật thể mà lại nặng về phần tiên nhiên siêu hình.

Với tính cách vật thể, Khí phần nào được cụ thể hóa bằng hơi của buồng phổi, tinh Khí của con người. Âm Thanh hùng tráng trong trẻo, khàn đục không là do buồng phổi lớn hay nhỏ, người lớn các hay nhỏ con, tính Khí mạnh yếu không phải do người bề ngoài lớn hay nhỏ thó. Nguyên động lực của các Âm Thanh tinh Khí, theo người xưa là do Khí mà ra. Bởi vậy, hình thể khôi ngô, hùng vĩ khỏe mạnh không hẳn là đã chứa đựng Khí hùng mạnh. Ngược lại, dưới nhãn quang tướng học á Đông, thân thể nhỏ bé không bắt buộc coi là Khí yếu.

Tóm lại, Khí trong nhân tướng học Á Đông là một ý niệm đặc thù dùng để chỉ cái bản thể siêu nhiên vô hình, ta không thể dùng thị giác để nhận biết trực tiếp, nhưng

có thể nhận thức được sự hiện diện của nó nơi con người qua các tác dụng của nó hay dưới Khía cạnh cấu tạo cơ thể như sự cứng cáp đắc thế hay lệch lạc của xương cốt, sự mạng yếu của Âm Thanh hay dưới Khía cạnh động tác này, Khí luôn luôn không thể tách khỏi thần và cho ta biết được sự kiện khang của thân thể, cái cá tính tâm hồn của con ngưòi nên thường được các tướng học gia mệnh danh là thần Khí để phân biệt với hiện tượng Khí đi kèm Sắc để đoán cát hung, bệnh trạng (được gồm chung thành ỳ ngữ duy nhất là Khí Sắc). Đó là ý nghĩa của Khí khi người ta nói đến sát Khí, uất Khí, Khí phách, Khí chất

II. VAI TRÒ CỦA ÂM THANH TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU KHÍ:

Như đã nói ở trên, Khí trong con người biểu lộ ra ngoài dưới nhiều Khía cạnh, trong nhiều dạng thức, nhưng dễ nhận định nhất và rộng rãi nhất là dạng thức Âm Thanh.

Nghe Âm Thanh của một cá nhân phát ra to nhỏ, rõ ràng hay không rõ ràng, trong trẻo hay khàn đục, cao hay thấp, có sinh lực hay không, người có cặp tay minh mẫn thường phân biệt được rất rõ. Những tính chất về phẩm Âm Thanh nói trên, không tùy thuộc vào lồng ngực lớn hay nhỏ, người mập hay gầy, cao hay thấp mà do ở cách cấu tạo nội tại tự nhiên của kẻ đó. Nói khác đi, Những điễm đó do ở Khí chân nguyên của mỗi cá nhân có tìm cách thiên phú, bẩm sinh, không phải muốn có là được. Bởi nhận định như vậy, nên cổ nhân cho rằng muốn biết Khí chân của người nào mạnh hay yếu, Thanh hay Trọc, dài hay ngắn, ta chỉ cần xét Âm là đủ… dưới nhãn quan y lý Đông phương, Khí chân nguyên mới là thọ căn (gốc thọ) của con người chứ không phải là hình hài, bộ vị. Cho nên, Đạt ma đã nói:  “Cầu toàn tại Âm Thanh” và người xưa nói:  “Tướng pháp thượng thừa chủ ở Âm Thanh, hạ đẳng tướng cấp căn cứ vào hình thể con người” là vậy.

III- PHÂN LOẠI KHÍ :

Ta phân biệt Ba loại Khí :

a) Khí tự nhiên (chân nguyên)

Đó là phần tinh lực vô hình, một thứ nhựa sống tiềm ẩn của con người có tính cách

bẩm sinh. Nói cách khác đi, Khí tự nhiên có tính cách tiên nhiên tùy theo lúc bẩm sinh, Thanh Trọc, cường nhược mà nó có thể mạnh hay yếu Thanh Trọc theo từng nội tạng của mỗi người.

b) Khí hàm dưỡng (hay tu dưỡng)

Đó là Khí tiên thiên đã được gọt giũa sửa chữa theo chiều hướng cải thiện.

Dưới Mắt cổ nhân, Khí tiên nhiên không bất di bất dịch, mà lại không thể chuyển biến được một phần nào. Một khi con người ý chí mạnh ý thức được sự kém cỏi tiên nhiên của thể chất thì có thể tu dưỡng để chế ngự bớt sự thô Trọc hay ngăn chặn phần thô Trọc và phát huy thêm phần Thanh khiết, bồi bổ Khí lực để ngày thêm tráng kiện. Loại Khí đã được cải biến nhờ sức của con người được mệnh danh là Khí hàm dưỡng. Chẳng hạn, làn hơi không được mạnh ta có thể tập cho bớt yếu, tiếng nói quá nhanh và vấp váp ta có thể cố gắng luyện tập để nói thông thả, gân xương lệch lạc yếu đuối có thể kiên nhẫn huấn luyện để sữa chữa phần nào. Dấu hiệu bên ngoài của loại Khí hàm dưỡng là thần Khí an hòa, tự tin, nội tâm không bị giao động mạnh vì các biến cố bên ngoài, Thanh Âm ổn trạng, từ tốn. Về phép đoán tướng, Khí chất hàm dưỡng được xem là chính Khí, người luyện được chính Khí là kẻ trượng phu quân tử.

c) Khí sở tập

Khí chân nguyên tiên nhiên tốt đẹp, Khí đượcbảo trì mà buông thả khiến phần hùng kiện, cao khiết bị tiêu ma, phần ô Trọc xấu xa được dịp tăng trưởng thì gọi là Khí sở tập. Nói khác đi, có giọng nói trong trẻo ban đầu mà không gìn giữ, trác táng ăn chơi khiến cho giọng khàn nhỏ, xương cốt mạnh mẽ trở thành cằn cỗi suy nhược,… đều bị xếp vào loại Khí sở tập. Dấu hiệu bề ngoài của Khí sở tập là cư xử thô bạo, giọng nói hấp tấp buông thả. Cũng bởi loại Khí này do ngoại cảnh xấu tạo nên làm che mờ bảb chất tốt đẹp nguyên thủy hay không chịu cái tiến phần khuyết điểm của bản chất nguyên thủy cho tốt đẹp hơn, nên bị xếp vào loại tà Khí, tượng trưng cho hạng tiểu nhân, tâm tính hạ tiện.

IV. TƯƠNG QUAN GIỮA KHÍ VÀ SẮC

Khí là chất nhựa sống chu lưu trong nội tạng và phối hợp khi Âm Dương của vũ trụ nên Mắt nhìn không thấy. Bởi người ta không thể đi thẳng vào nội tạng để tìm hiểu Khí mà phải quan sát gián tiếp nó qua các biểu lộ ngoại diện. Nhìn dưới nhãn quan tĩnh mà đặt nặng Khía cạnh cấu tạo ta thấy giữa Sắc và Khí liên quan mật thiết không thể tách rời. Về đặc điểm này hầu hết đều đồng ý ở điểm sau đây: “Khi ở trong da thịt, xương tủy chưa biết được điều đó rõ ràng thì gọi là Khí. Khi đã định rõ được vị trí, xét được trạng thái qua việc quan sát làn da thì gọi là Sắc. Sắc và Khí như vậy, bất khả phân”.

Như thế, ta thấy rõ, dưới nhãn quang tướng học, Sắc là phần ngoại biểu của Khí khi quan sát bằng thị giác. Quan sát bằng thị giác dễ dàng hơn là vậy, phần Khí Sắc(hiểu theo nghĩa quan sát Khí Sắc) được trước tác rất nhiều và dành cho đại chúng. Thoạt kì thủy, việc quan sát Khí Sắc chỉ có ý nghĩa giúp ta biết được kiện khang. Về sau, từ các đời Tống, Nguyên người ta mới đề cập đền họa phúc, may rủi trong việc quan sát Sắc.

 

SẮC

I- Ý NIỆM SẮC TRONG TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG

Trong tướng học Á Đông từ ngữ Sắc bao gồm nhiều lĩnh vực :

a) Màu da của từng cá nhân

Tướng học Á Đông là kết quả tích lũy thực tế của nhiều thế hệ, chỉ áp dụng cho các chủng tộc Á Đông có cùng màu da căn bản là vàng, có cơ thể và tầm vóc tương tự người Trung Hoa và cùng hcịu ảnh hưởng sâu đậm của phong tục và tập quán Trung Hoa như Cao Ly, Nhật bản, Việt Nam mà thôi. Nói chung, ngưới Á Đông tuy là giống da vàng, trong cái vàng tổng quát đó, ta vẫn phân biệt được Sắc ngăm đen như Trương Phi, Sắc hung đỏ như mặt Quan Công, Sắc hơi xanh mét như Đơn hùng Tín trong truyện cổ người Trung hoa.

Về mặt vị trí quan sát. Tuy nói tổng quát là làn da nhưng trong tướng học khi nói đến da mặt, chỗ Sắc dễ thấy nhất còn các phần khác của cơ thể không mấy quan trọng.

b) Màu Sắc của từng bộ vị trên khuôn mặt hay thân thể:

Trên cùng một khuôn mặt hay cùng một thân thể của một cá nhân ta thấy có nhiều loại màu đơn thuần khác nhau : 

– Màu hồng, màu hơi thâm đen của Môi, của các chỉ tay, vành Tai.

– Màu đen hay hung hung của râu tóc, long mày.

– Màu trắng của lòng trắng Mắt, màu nâu (ta thường gọi là đen) của tròng đen.

– Màu đỏ của các tia máu Mắt.

c) Sự đậm nhạt của từng loại màu

Cùng một loại màu, chẳng hạn như da mặt, làn Môi ta thấy có Môi hồng nhạt, hồng

đậm, hồng phương trắng: cùng một loại da trắng, ta thấy có người trắng hồng, trắng xanh trắng ngà. Tóm lại, sự đậm nhạt của màu cũng là một thành tố của ý niệm Sắc trong tướng học không thể bỏ qua được.

d) Phẩm chất của từng loại màu đơn thuần

Cùng một màu hồng của Môi, má nhưng ta thấy có người Môi khô, Môi mọng, có người Sắc da hồng nhuận, có người da khô như vỏ cây hết nhựa.

Ngoài màu đơn thuần, ta còn có những màu phức hôp do các màu đơn thuần hợp thành. Lĩnh vực của chúng ta cũng đồng một khuôn khổ như các lĩnh vực của các đơn Sắc. Sau hết, trên khuôn mặt của 1 cá nhân,  dù màu đơn thuần hay màu phức hợp, chúng có thể biến đổi từ màu này sang màu khác hay về phẩm chất, về độ đậm nhạt, về thành phần cấu tạo (đối với các màu phức tạp) qua thời gian. Chẳng hạn màu da trắng của một người sau 1 thời gian có thể biến thành hồng hay xanh xám : tóc có thể từ đen mướt đến hung đỏ, cặp Mắt trong xanh và làn Môi tươi tắn có thể vì 1 lý do bệnh lý nào đó mà biến thành cặp Mắt trắng dã làn Môi đen sì.

Tóm lại, khi nói đến Sắc trong tướng học là nói đến màu của các loại da, màu các bộ vị, độ đậm nhạt, phẩm chất, sự phối hợp các màu đơn thuần thành các màu phức hợp, sự biến thiên của các màu con người từ khu vực này sang khu vực khác. Nghiên cứu về Sắc tức là nghiên cứu về tất cả mọi trạng thái của các lĩnh vực nói trên, đi từ tổng quát đến chi tiết, đơn giản đến phức tạp. Đôi khi quan sát bằng tịh giác chưa đủ còn phải vận dụng cả trực giác bén nhạy thiên phú nữa, nhất là trong lĩnh vực quan sát phẩm chất và độ đậm nhạt của màu Sắc ở từng bộ vị trên con người.

II- CÁC LOẠI SẮC TRONG TƯỚNG HỌC:

Nói đến Sắc là nói đến màu, nhưng ở đây nặng về phần màu da trên khuôn mặt Tướng học Á Đông phân ra 7 loại đơn Sắc :

– Màu đỏ

– Màu hồng

– Màu tía

– Màu xanh

– Màu trắng

– Màu đen

– Màu vàng

Ba màu Đỏ Hồng Tía dược tướng học ngũ hành hóa thành hỏa Sắc là màu chính thức cửa 3 tháng hè, là màu da căn bản của người loại Hỏa trong phép phân loại Ngũ hành hình tướng.

– Màu xanh thuộc Mộc, là màu Sắc chính của 3 tháng mùa xuân, màu da căn bản của người hình Mộc.

– Màu trắng thuộc Kim, là màu Sắc tượng trưng cho ba tháng mùa thu, là màu da căn bản của người hình kim.

– Màu đen thuộc Thủy là màu Sắc của mùa đông và là màu chíng của người hình thuỷ.

Sau cùng là vàng, màu Sắc tượng trưng ch oan lành quanh năm, là màu da căn bản của loại người hình Thổ.

a) Ý nghĩa của từng loại màu trên con người:

Theo kinh nghiệm tích luỹ lâu đời của cổ nhân, người ta thấy bình thường mỗi một màu xuất hiện bất chợt trên các bộ vị của một cá nhân có ý nghĩa riêng biệt như sau:

– Màu Xanh chỉ về lo lắng, kinh hiểm, tật ác, trở ngại tiểu nhân nhục nhã

– Màu Đỏ chỉ khẩu thiệt thị phi, quan tụng, tù ngục phá tài, tật bệnh hung Tai.

– Màu Đen chỉ thủy ách. Hao phá, mất chức chết chóc.

– Màu Trắng chỉ hình khắc thiếu phục tật bệnh.

– Màu Hồng (đôi khi là Tía) chỉ các sự ngẫu nhiên đắc tài, đắc lợi may mắn ngoài ý liệu.

– Màu Vàng chỉ vui vẻ tài lộc thăng tiến, bình an may mắn.

Tuy vậy, các ý nghĩa trên không phải là định lệ bất di bất dịch. Trong thực tế, việc phân định và giải đoán ý nghĩa của Sắc vô cùng phức tạp vì mỗi loại Sắc có liên hệ chằng chịt xa gần với nhiều dữ kiện khác. 

Sách Quy giám đã từng nói “vui buồn may rủi đều có thể hiện lên khuôn mặt qua Khí Sắc. Sắc phân ra lớn nhỏ, dài ngắn, cao thấp, rộng hẹp tùy thời cải biến hoặc xấu hoặc tốt, hay khô hay nhuận. Khởi nguyên của Khí ở ngũ tạng, Sắc bắt nguồn từ Khí, ban ngày hiện ra ơ ngoài. Cái dụng của Sắc còn tuỳ theo thời gian, Khí hậu. Sắc hiện ra có khi lớn như sợi tóc, nhỏ như sợi lông con tằm, dài như sợi lông, ngắn như chiều dài hạt tấm. Thế của Sắc có tính thịnh suy. Cho nên cần phải phối hợp thời gian, Khí hậu, Ngũ hành má quan sát. Trong các loại Sắc, Sắc đỏ rất khó quan sát cho chính xác. Hay do nội tạng, hỏa vượng mà mặt đỏ, hay do đột nhiên cảm cúm mà mặt đỏ, hay do uất ức mà mặt đỏ. Chỉ đỏ Sắc tự nhiên, thiên bẩm hay vô bệnh tật mà phát sinh ra mới thật là Sắc đỏ của tướng học. Về thời gian, ít ra nó phải xuất hiện ở một bộ vị nhất định cả ngày mới có thể lấy làm căn cứ mà đoán tật bệnh cát hung, quan gia sự vận.

Nói tóm lại, biểu ý nghĩa đậc thù của từng loại Sắc chưa đủ để đoán mà còn phải lồng vào ý nghĩa đơn độc của nó vào một khung cảnh tổng quát bao gồm các yếu tố sau đây để tìm ra ý nghĩa kết hợp của nó :

– Sự lớn rộng hay hẹp của một khu vực xuất hiện Sắc.

– Tính cách Thanh Trọc của Sắc

– Hư Sắc hay thực Sắc.

– Bộ vị xuất hiện.

– Phối hợp hay không với màu da tổng quát căn bản của từng loại người(Ngũ hành hình tướng)

– Phối hợp hay không phối hộp với màu Sắc từng mùa

– Rõ ràng hay mờ ảo, thường trực hay bất chợt.

– Đơn thuần hay tạp Sắc. . .

Chẳng hạn, màu đen tuỳ theo định nghĩa thông dụng là một màu xấu nhưng nếu thấy xuất hiện ở người hình Thuỷ trong ba tháng mùa đông là đặc biệt lại ở Địa cát, với Sắc thái tươi bóng lại là một màu tốt, đặc biệt chủ về khang kiện và phát tài.

Màu đỏ tuy là màu chỉ về thị phi, quan tụng nhưng nếu người hình Kim trong ba tháng hè, Sắc tươi tắn không hỗn tạp mà lại hanh thông. Nếu vẫn ở cá nhân trên mà trong đỏ lại pha lẫn đen thành màu huyết dụ thì lại chủ về hung hiểm khó tránh: pha lẫn màu xanh hay vàng mà vẫn Thanh*(nghĩa là màu Sắc tươi tốt về hình thái) Sắc thì tùy Tai ương vẫn có nưhng mức độ nguy hại giảm thiểu đến tối đa, rốt cục không có gì đáng ngại, Từ đó, ta co thể áp dụng lối suy luận trên vào các màu khác.

b) Quy tắc tổng quát về cách đoán Sắc:

Trong phép đoán Sắc ta không cần quá câu nệ vào ý nghĩa riêng rẽ của từng màu mà cần phải để ý đến ú nghĩa kết hợp của nó trong một bối cảnh chung. Ngoài các yếu tố kể trên, ta cần phải phân biệt một vài điểm quan trọng trước khi lưu ý đến ý nghĩa của từng loại Sắc. Đó là :

1- Hư Sắc và thực Sắc :

Hư Sắc là trường hợp Sắc và Khí không tương hợp, chỉ có Sắc hiện ra ở ngoài da, mà phía dưới da không có Khí. Để hiểu ta có thể ví hư Sắc với vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớthành ra nhìn vào vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớp da lên cây, thành ra nhìn vào vết đó trên thân cây, ta không thể biết được chất nhựa chu lưu dưới lớp vỏ cây ra sao. Trường hợp này cũng còn gọi là hữu Sắc vô Khí.

Trái lại, thực Sắc là màu da thực sự của vỏ cây, nó phản ánh trung thực chất vỏ cây chu lưu ở trên lớp vỏ cây. Tùy theo chất nhựa sung mãn hay khiếm hụt, màu Sắc của vỏ cũng biến chuyển theo. 

Trong tướng học chỉ có thực Sắc mới đáng lưu tâm còn hư Sắc không đáng kể.

2- Vương Sắc trệ Sắc, hoại Sắc.

Vương Sắc: màu thuộc loại chính cách, sáng sủa phân bố đều khắp các bộ vị quan sát, phù hợp với thời gian tối thuận của nó. Vương Sắc đắc cách phù hợp với từng loại hình tướng là dấu hiệu tốt.

Trệ Sắc:  màu xuất hiện đúng chỗ, đúng lúc nhưng phẩm chất xấu hay phân phối không đều đặn (hay lốm đốm, hay chỗ chậm chỗ nhạt)

Trong tướng học nói đến vương Sắc và trệ Sắc là người ta chú ý đến màu Sắc chính yếu trên khuôn mặt hay các bộ vị chính yếu. 

Như danh xưng của nó, trệ Sắc chủ về các loại bất tường tiềm ẩn sắp bộc phát.

– Kim trệ: da mặt hiện ra Sắc trắng bệch và khô như mặt đất bị mốc là điềm báo trước về sự cùng khốn, ngưng trệ của của cải.

– Mộc trệ:  Khuôn mặt xanh xao, u ám chủ về bệnh tật, Tai họa.

– Thủy trệ:  toàn thể các bộ vị chính trên mặt, nhất là hai Tai, mờ ảo như khối ám là dấu hiệu tiềm ẩn chủ yếu về quan trung thị phi.

– Hỏa trệ:  mặt nổi mào đỏ trông khô héo là điểm hao tổn tiền bạc.

– Thổ trệ:  màu da mặt vàng lốm đốm không đều, không sáng như màu nghệ khô, là triệu chứng nội tạng bệnh hoạn, công việc khó thành.

Hoại Sắc: xuất hiện trái thời gian, sai bộ vị hay pha trộn nhiều màu Sắc tương khắc.

 

 

III. TƯƠNG QUAN GIỮA SẮC VÀ CON NGƯỜI

a) Về mặt kiện khang:

1- Nguyên tắc quan sát:

Quan sát màu da để biết một cá nhân bị bệnh cần để ý tới hai điều sau đây gọi là ngũ kỵ và ngũ tuyệt.

* NGŨ KỴ

– Kị Môi xám mà lưỡi đen

– Kị yết hầu nổi màu đen hay đỏ mà ngày thường khỏa mạnh hay khi mới bị bệnh chưa thấy hai màu đó xuất hiện ở yết hầu.

– Kị Sắc đen xạm hiện ra ở thiên tương và Địa Các.

– Kị khóe Miệng có màu vàng nghệ.

– Kị lòng bàn tay bỗng nhiên khô cằn.

Lúc chưa bị bệnh, gặp một trong các màu trên ở các bộ vị kể trên thì chắc chắn khó tránh bị mắc bệnh. Nếu đã bị bệnh mà phạm vào 1 hay nhiều điều cấm kị trên thì đó là dấu hiệu bệnh chuyển từ nhẹ sang nặng.  Nếu phạm vào cả năm điều trên thì sác xuất càng cao hơn nữa.

* NGŨ TUYỆT

Trong lúc bị bệnh mà gặp một trong năm tuyệt chứng sau đây thì khó mong lành, Sắc càng rõ thì hậu quả càng tai hại. Nếu đồng thời hội đủ cả Ngũ tuyệt thì chắc chắn không tránh khỏi tuyệt mạng vì cả ngũ tạng điều kiệt lực.

– Tâm tuyệt: hai Môi túm cong lại, màu Môi đen và khô, chủ về tim kiệt sức, bộ máy tuần hoàn sắp ngưng hoạt động.

– Can tuyệt: Bệnh nhân cứng Miệng, há ra được nhưng không ngậm lại được, vành trong, Mắt hiện ra Sắc đen là dấu hiệu cho biết gan đã kiệt.

– Tỳ tuyệt:  Môi xám xanh mà thu hẹp lại, Sắc mặt vàng vọt thê lương là dấu hiệu cho biết Khí ở tỳ sắp tuyệt.

– Phế tuyệt:  Mũi xạm đen, da mặt khô xạm là dấu hiệu ở phổi đã cạn.

– Thận tuyệt: Hai tai khô, xạm đen đột nhiên bị ù tai hoặc điếc hẳn, nướu răng đổ máu và răng khô là dấu hiệu Khí ở thận đã dứt.

2-Các loại bệnh và dấu hiệu bệnh

Dưới đây là phần lược thuật phương pháp quan sát màu Sắc một số bộ vị có thể biết dược căn nguyên phát sinh bệnh trạng cùng là dự đoán phần nào được sự chuyển biến của bệnh.

– Bệnh ở tim và hệ thống tuần hoàn:  Lông Mày nhăn nheo, Sơn Căn nhỏ hẹp, hai Mắt cũng như khu vực quanh Mắt có Khí Sắc đen xạm hoặc xanh pha đen.

– Bệnh ở gan: Hai tròng Mắt có gân vàng pha hồng, Khí Sắc khô xạm

– Bệnh ở khu vực tỳ vị: Sắc mặt (bao gồm tất cả bộ vị) xanh pha vàng thuộc loại tà Sắc, thần Khí trì trệ, suy nhược, Môi trắng bệch ăn uống kém

– Bệnh ở bộ máy hô hấp:  Lưỡng Quyền xạm đen và khô cằn, lúc móng lúc lạnh thất thường.

– Bệnh ở thận: Sắc mặt đen xạm, đặc biệt là hai Tai và trán đen hơn lúc bình thường, mục quang hôn ám.

– Chứng khật khùng:  Mắt lồi, tròng Mắt có Sắc vàng, phía dưới Mắt có Sắc trắng như màu đất mốc, đó là dấu hiệu kẻ có bản chất nóng nảy, mất tự chủ

– Chứng thổ huyết:  Sơn Căn nhỏ, gày và trơ xương, Mắt có Sắc xanh xạm. 

– Chứng loạn huyết: Da mặt và tứ chi Sắc vàng pha xanh và khô, râu ria đỏ như râu ngô (mà bản chất không phải là loại Hoả hình), tóc rụng nhiều.

– Chứng thận suy:  Phần Lệ Đường bị ám đen,  Sắc mặt ảm đạm, Mắt trũng sâu là dấu hiệu của kẻ trong tuổi thanh xuân đã hoang dâm vô độ, nên thận bị suy yếu và hiện ra các Khí Sắc kẻ trên tại các bộ vị dẫn thượng.

Dấu hiệu bệnh nặng nhưng sẽ thoát khỏi hiểm nghèo: Mặc dầu chưa biết bệnh trạng ra sao mà nhẵn quang thanh thản, linh hoạt, con ngươi đen láy, có thần Khí, chắc chắn không có gì nguy hiểm đén tính mạng.

Triệu chứng sắp chết:  Hai Tai, Miệng (kể cả khu vực xung quanh) đều xám đen và khô, hai Mắt đờ đẫn, nhãn cầu gần như ngưng đọng là dấu hiệu sắp sửa tắt thở.

Dấu hiệu sắp bị bệnh:  Sơn Căn xám đen,  Thiên Đình có vết xám và lan rộng dần ra xung quanh, Chuần Đầu ám đen và khô.

b) Về mặt mạng vận

1- Các trạng thái biến thiên của thời vận

a) Trạng thái thời vận cực thịnh: 

Trạng thái vận Khí cực thịnh Khí Sắc biểu hiện vận Khí cực thịnh gồm có:

– Mạng môn(Ấn Đường), Chuần Đầu đều hồng.

– Ấn Đường sáng sủa.

– Chuần Đầu hiện rõ màu tía nhạt pha lẫn màu vàng nhạt trông sáng láng.

– Râu, Lông Mày tươi đẹp, có thần.

Có một trong các biểu hiện trên là dấu hiệu của thời vận cực thịnh. Làm quan sẽ thăng tiến, đi buôn sẽ thu hoạch tối đa,  càng hoạt động càng phát huy hảo sự.

b)Trạng thái thời vận đứng vững lâu dài:

Biểu hiện bề ngoài ủa loại vận Khí này là:

– Nhãn thần sung túc sáng sủa.

– Hai Tai, Lưỡng Quyền, Ấn Đường, Chuần Đầu quanh năm tươi nhuận, không bị hôn ám, lòng bàn tay hồng hào mịn màng.

Có những dấu hiệu trên thì tuy diện mạo, bộ vị đôi lúc hôn ám bề ngoài nhưng ẩn hiện Sắc sáng vẻ Thanh ở trong là vận Khí vững vàng thì sự hôn ám của các bộ vị khác trên mặc không đủ gây trở ngại cho tiến trình phát đạt.

Người có loại thời vận trên mưu sự gì cũng được toại nguyện, làm điều gì cũng có lợi.

c)Trạng thái thời vận bắt đầu tụ:

  Khi vận Khí bắt đầu tụ Sắc thì đó là dấu hiệu báo trước tài lộc sắp tới, càng hoạt động càng tốt đẹp thêm. ví dụ khi gặp các trạng thái sau:

– Sắc mặt hôn ám, nhưng gián dài, đình uý sáng sủa, có Sắc hơi vàng nhạt pha lẫn màu tía nhạt.

– Mặt Mũi trông hôn ám, nhưng nhìn kỹ thì lại có ẩn tàng tươi mịn bề trong, lòng trăng của Mắt không có tia máu, râu tóc tươi đẹp. Trong trường hợp này bất kể là màu Sắc gì mà kẻ tinh Mắt thấy rõ là có khi Sắc thì chắc chắn Sắc tốt sắp phát hiện, tạo thành trạng thái thời vận toàn thịnh trong tương lai.

d) Trạng thái thời vận sắp biến chuyển từ xấu ra tốt:

  Nói cho đúng, đây là loại vận Khí giúp ta biến hung thành cát, gặp dữ hoá lành, tuy gặp cảnh khó khăn nhưng rốt cuộc vẫn lước qua được. Dấu hiệu bề ngoài của trạng thái này là:

– Sắc mặt hôn ám nhưng ánh Mắt sáng sủa.

– Sắc mặt xanh đen, nhưng Chuần Đầu có màu vàng nhạt tuơi mịn.

– Sắc mặt đỏ nhưng có pha lẫn vàng nhạt (hoặc hồng) tươi mịn.

Người có trạng thái thần Sắc kể trên thì tuy gặp lúc thất bại nhưng sau đấy, thất bại trở nên thành công, thất ý trở thành đắc ý. 

e) Trạng thái thời vận bắt đầu xấu:

Dấu hiệu của trạng thái vận Khí bắt đầu xấu là Khí Sắc trên mặt không sáng sủa đều, hoặc trông sáng không ra sáng, trông hôn ám không ra hẳn hôn ám, hoặc Cằm có râu trắng hiện ra,  hoặc Chuần Đầu hiện ra hồng đậm thuần tuý không có màu vàng lat đi kèm.

-Thoáng trông mặt Mũi rạng rỡ, nhưng nhìn kỹ thấy lác đác có vài chỗ Sắc thái tạp loạn,  không toàn vẹn.

– Mặt sáng nhưng hai Tai và và Chuần Đầu ám đen hoặc không sáng, ánh Mắt mờ yếu.

– Mặt trông sáng láng nhưng trắng bệch, không có vẻ chân Khí ẩn tàng. Đây là trạng thái được tướng học mệnh danh là hữu Sắc vô Khí.

Gặp lọi Khí Sắc trên đột nhiên xuất hiện chỉ nên an phận thủ thường, không nên vọng động, cố cưỡng lại chỉ đi đến thất bại vô ích.

f) Trạng thái thời vận xấu:

– Sắc mặt thoáng trông có vẻ sáng sủa nhưng nhìn kỹ thì thấy khô và hai Mắt hôn ám.

– Da mặt đen xạm khô khan. Khí Sắc biến đổi thất thường (hoặc một vài bữa, hoặc năm sáu ngày) không phải vì bệnh trạng mà tự nhiên phát hiện.

Đây là loại trạng thái Khí Sắc xấu nhất, tuyệt đối không nên mưu sự cầu danh trong giai đoạn có loại Khí Sắc kể trên xuất hiện

2-Sắc và vận mạng qua thời gian.

a) Khí sắc và mạng vận theo từng mùa:

Mùa xuân:

Ba tháng mùa xuân thuộc Mộc, Sắc xanh, muốn coi vận mạng của con  người (chỉ nói về đàn ông) thì coi xương quyền bên trái.

– Quyền trái mà mùa xuân có Sắc xanh thì trước lo lắng sau vui vẻ.

– Quyền trái về mùa xuân có Sắc đỏ là tương sinh (Mộc sinh Hỏa) chủ về sự trước có Tai họa khẫu thiệt sau thành sự đắc ý thỏa lòng

– Quyền trái về mùa xuân có Sắc trắng là tương khắc (Kim khắc Mộc) chủ về tụng ngục, hay tang ma trong vòng ba tháng sẽ thấy ứng nghiệm.

– Mùa xuân mà Quyền trái biến thành Sắc vàng khè là điềm tương khắc(Mộc khắc Thổ) tối hung, có thể bản thân bệnh nặng hay chết, nếu lưu niên vận hạn năm đó, mùa đó cũng là Quyền trái.

* Ngoài ra trong ba tháng mùa xuân mà thấy :

– Mũi có màu đỏ tươi : thân mình bị Tai nạn cây gẫy hay người nhà có thương tích, đổ máu vì cây gẫy.

– Sơn Căn có Sắc ám đen chỉ anh em gặp Tai nạn, hay gia súc thất lạc…

– Khí Sắc ám đen đen mà lại lan cả lên Ấn Đường chủ về văn chương trì trệ.

– Khí Sắc ám đen cả khu vực, Mắt chạy dài tới cả hai Tai là trong nha có tang sự hay chết hụt…

– Mắt trái Sắc sáng xanh: con trai bị Tai ách, Mắt phải chủ là Tai ách của con gái, .

– Mắt trái có Sắc pha hồng mà tươi mịn, chủ về con trai lại có tin vui, vợ có mang chủ sinh con trai, Mắt phải có dấu hiệu tương tự chủ về con gái.

– Nếu đàn bà có thai mà cả hai Mắt và khu vực dưới Mắt đều Sắc ám đen, mà lại không được sáng sủa thì lại là dấu hiệu thai sản khó khăn, có thể nguy hại đến tính mạng thai nhi lẫn sản phụ.

– Nếu mà trong ba tháng mùa xuân mà Môi trên từ Sắc thái bình thường chuyển sang Sắc trắng rõ rệt là điềm báo trước về bệnh ruột.

– Nói chung, nếu Mũi (từ Chuần Đầu đến Ấn Đường) và trán về ba tháng mùa xuân có Sắc sáng do màu vàng pha hồng tạo nên thì trong vòng 27-47 ngày sẽ có tin lành đưa tới (hay là tiền bạc, nhà cửa, con cái, . . . )

Mùa hạ:

Ba tháng mùa hạ thuộc Hỏa, Sắc chính yếu của mùa hạ là màu đỏ (biến thái là màu tía màu hồng). Bộ vị được dùng để đoán vận Khí xấu tốt trong ba tháng hè là trán.

– Trán về ba tháng hè mà có màu Sắc đỏ rõ ràng là chính cách, chủ về sụ có lôi thôi khẩu thiệt, nhưng sau đó lại trở thành tốt lành. Tướng pháp gọi đó là tỷ hòa (Hoả gặp hoả)

– Trán về ba tháng hè có Sắc xanh pha vàng là tương sinh (Thổ mộc sinh Hoả) thì trước xấu sau tốt.

– Trán mà ba tháng có Sắc đen hoặc trắng là điềm bất lợi, dễ bị bệnh hoạn.

– Sắc tía hiện rỏ rệt trên trán trong khoảng thời gian này là điềm báo trước có nhiều sự bất trắc về quan tụng, đồ vật.

– Hai Mắt về mùa hạ cũng như Lông Mày, Pháp Lệnh hôn ám là thân thể bất an. 

– Hai cánh Mũi có Sắc đen pha tía là điềm bệnh tật về Khí huyết.

– Sơn Căn Sắc đen chủ huynh đệ có việc lôi thôi đưa đến tụng đình hoặc đồ vật thất tán. 

– Thùy châu ám đen: vật tài hao tổn, vành Tai mà đen xanh thì chính bản thân dễ chết vì bệnh tật Tai nạn

– Nếu lưỡng huyền Sắc đỏ tươi, mịn màng,  từ Chuần Đầu đến tận trán có pha Sắc vàng pha hồng tươi sáng là điềm báo trước mọi sự thuận lợi. Nếu tất cả các bộ vị trên bị pha xanh xám pha đen xạm là điềm trăm sự thất bại.

– Sống Mũi mà đen xám nhưng Chuần Đầu tươi nhuận hồng hào thì đau ốm nhì nhằng. Nếu tất cả đều hôn ám thì khó tránh khỏi chết vì bệnh tật.

Mùa thu: 

Ba tháng mùa thu thuộc Kim, Sắc trắng là chính cách. Muốn xem vận Khí mùa thu thì lấy quyền bên phải làm chuẩn.

– Quyền phải Sắc hồng hoặc đen là chính cách hoặc tương sinh, trước buồn sau vui

– Chuần Đầu trong ba tháng múa thu mà có Sắc đỏ như mào gà chọi là điềm quan lộc hao tổn, tụng ngục lôi thôi.

– Phía dưới hai Mắt có màu đỏ là điềm xấu về con cái. Mắt phải con gái, ngược lại là phía con trai.

– Ngư Vĩ Sắc đen là có Tai nạn về sông nước.

– Sơn Căn có Sắc đen, mép Miệng cũng hắc ám là điềm tật bệnh nội tạng.

– Nếu Mũi (từ đầu đến cuối) hơi có Khí Sắc vàng mà rõ là công danh, tài lợi tấn phát.

 

Mùa đông:

Ba tháng mùa đông thuộc Thủy, tượng trưng bằng màu đen. Muốn xem vận Khí trong khoảng thời gian này phải lấy Địa Các làm chủ.

– Ba tháng mùa đông mà Cằm có Sắc đen thì trước xấu sau tốt. Có Sắc xanh thì tương sinh (Thủy sinh Mộc) kết quả tương tự. 

– Cằm có Sắc vàng về mùa đông chủ về tụng ngục, Sắc trắng chủ chết chóc.

– Lưỡng Quyền về mùa đông có Sắc đen là biểu hiện Tai nạn hoặc tiền bạc hao phá.

– Sơn Căn Sắc đen pha vàng: bất lợi về khẩu thiệt.

– Ấn Đường xanh vàng: công danh sẽ thất bại, nếu có tía lẫn lộn thì phải coi chừng xe cộ sông nước.

– Dưới hai Mắt có màu xanh vàng: trong vòng mười ngày có chuyện lôi thôi, có Sắc đỏ là lôi thôi quan tụng, Sắc vàng là tin vui.

– Đầu Lông Mày có Sắc đỏ chủ lôi thôi về những chuyện không đâu.

– Trái lại, nếu phía dưới hai Mắt có Sắc vàng nhuận là điềm lành, làm việc gì cũng đạt sở nguyện.

Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là trước khi áp dụng vận Khí bốm mùa cần phải xem xét xem người đó thuộc về hình gì trong năm hình rồi áp dụng nguyên lý tương sinh tương khắc vào Ngũ hình trong Ngũ hành để ấn định tầm ảnh hưởng tổng quát tiên khởi rồi mới áp dụng vận Khí bốn mùa sau. Đi ngược lại điểm khởi nguyên này, sự đoán định mất hết giá trị, đôi khi còn đưa đến kết quả ngược lại.

b) Khí sắc và mạng vận hang tháng:

* Tháng giêng (vị trí chủ yếu ở tại cung Dần, theo Pháp Lệnh phải), tháng giêng thì diện bộ có Sắc xanh trắng hiện rõ từng điểm sáng sủa tinh khiết là Sắc tốt, chủ về mạng Khí đang lên.

* Tháng hai: trên tháng hai thì trên mặt cần phải hiện rõ Sắc hồng tía nếu không thì Sắc xanh sáng sủa hiện thành từng mảng mới là Sắc tốt, vận Khí hanh thông.

Xem Khí Sắc tháng hai thì phải xem ở cung Mão (từ đuôi Mắt phải đến khoảng giữa hai Tai phải: xem hình vẽ 222)

* Tháng ba: bộ vị chủ yếu tại cung Thìn, nói khác đi đó là Thiên Thương (khoảng cuối chân mày phải đến đầu bên Tai phải).

Màu vàng phương hồng: đắc cách, trắng hoặc đen rõ ràng là phá cách. Trong ba tháng màu Sắc cần phải nhạt. Thiên Thương đắc cách là triệu chứng tốt bị ám đen hoặc trắng là tang chế, xanh quá rõ là dấu hiệu báo trước bản thân sẽ gặp Tai ách.

* Tháng tư: Khí vận tụ lại ở cung Tỵ (khu vực từ Thái hà tới Nguyệt giác tức là từ phía trên mày phải tới mép tóc phải)

Màu tốt nất là màu hồng tía sáng sủa: chủ mọi việc tốt đẹp, Khí Sắc trì trệ lá bất tường.  Các màu khác đều khắc kỵ: màu đen chủ về chết chóc, xanh chủ về hình phạt, vàng chủ

về thất tán, trắng chủ về ma chay.

* Tháng năm: Khí vận tụ ở cung Ngọ (khoảng từ Ấn Đường chạy thẳng lên mí tóc trên trán).

Màu đỏ hoặc hồng tía là Khí vận tốt. Các màu khác đều biểu hiện sự thất ý, nhất là màu xanh.

* Tháng sáu: Khí vận tụ ở cung Mùi (khoảng đầu chân mày trái tới phía trên Nhật giác)

Sắc chính trong tháng này lá cung Mùi phải có màu vàng pha tía. Nếu có Sắc xanh xạm hoặc chỉ hơi hồng mà lẫn trắng trộn với nhau thì công việc trì trệ hoặc gặp Tai ách.

* Tháng bảy: Khí vận tụ ở cung Thân (khoảng cuối đuôi mày trái tới Thiên Thương) Sắc chính và tốt là Sắc là Sắc vàng và trắng.  Kỵ pha Sắc đỏ hoặc đen xạm. Nếu Sắc chính là trắng pha chút màu vàng hoặc tía chụ đại cát.

* Tháng tám: Khí vận tháng tám coi tại cung Dậu (xem hình vẽ) Khí Sắc chính là ít vàng nhiều tía, không nên

có nhiều Sắc hồng hoặc đỏ rõ rệt. Trong khoảng tháng tám, chẳng nhửng kỵ Sắc hồng và đỏ ở cung Dậu mà còn kỵ ở bất  cứ bộ vị nào nữa.

* Tháng chín: Khí vận tháng chín coi tại cung Tuất (xem hình vẽ) Khí Sắc chính là màu vàng hồng kỹ màu đỏ, xanh, đen. 

Màu đen trong thời gian này chỉ Tai họa.  Màu vàng cần hiện ở ngoài, màu hồng thì mới tốt, ngược lại là xấu.

* Tháng mười: Khí vận tháng mười coi tại cung Hợi (xem hình vẽ)

Màu trắng:  chủ tài lộc với điều kiện sang sủa.

Màu đỏ:  Tai ách.

Màu vàng: bệnh tật

Màu xanh: không may mắn về công danh sự nghiệp.

Màu Sắc tốt là màu Sắc đồng dạng với tháng mười.

* Tháng Mười một:  màu xanh hoặc đen thuần túy sáng sủa là trung bình, mười một: Khí tối kỵ màu hồng, màu đỏ dù là từng mảng hay từng vận coi tại cung Tý chấm nhỏ cũng vậy.

* Tháng chạp: Khí vận tháng chạp coi tại cung Sửu (từ mép Miệng phải chạy ngang má và chạy dọc xuống Hạ Đình)

Màu Sắc chính yếu đắc thế của tháng chạp là hai màu xanh, màu vàng. Điều đáng lưu ý nhất là cả hai màu đó phải mờ ám nhưng không được ngưng trệ bởi sự xuất hiện bất chợt của các màu đen hoặc đỏ ở cung Sửu. Tuy nhiên, vì hai cung Tý, Sửu ở sát gần nhau nên ta phải phân rõ màu Sắc giao liên của chúng. Tháng chạp thì cung Sửu có thể trắng nhưng cung Tý phải đen mới hợp cách.

Tóm lại, khi dựa vào Khí Sắc để đoán vận Khí tốt xấu, cần phải nhớ các nguyên tắc căn bản sau đây :

a) Theo đúng nguyên lý vạn vật biến chuyển không ngừng, Khí Sắc mỗi tháng cũng biến chuyển theo từng tiết (mỗi tháng có hai tiết, mỗi năm có 24 tiết).

– Từ mồng 1 đến 15 mỗi tháng: Khí Sắc tươi nhuận và rõ rệt.

– Từ 15 đến cuối tháng chỉ cần tươi nhuận nhưng phải mờ dần.

b) Sắc diện mỗi ngày ở một người vô bệnh tật cũng biến chuyển. 

Buổi sáng mới thức dậy: Khí Sắc trong sáng, buổi trưa mạnh mẽ và buổi chiều an tĩnh.

c) Chỉ có loại Khí Sắc tự nhiên mới cho phép dự đoán vận hạn hàng tháng hay hàng năm mà thoi. Khí Sắc hàm dưỡng hay tà Khí dùng để khám phá Khí phách tinh thần.

d) Khí Sắc và vận mạng hàng năm (Xem hình vẽ trên)

Cũng áp dụng nguyên tắc tương sinh, ta có thể phối hợp cách cấu tạo của bộ vị đó về hình thể với màu Sắc của bộ vị đó đến biết được vận Khí cá nhân năm đó tốt xấu ra sao.

Sau đây là bảng liệt kê các bộ vị tương ứng với từng năm áp dụng cho đàn ông (riêng đối với đàn bà các bộ vị bên phải của đàn bà có ý nghĩa của các bộ vị bên trái của nam giới và ngược lại. Các bộ vị trung ương có giá trị chung cho cả nam lẫn nữ)

 

TUỔI TÊN BỘ VỊ VỊ TRÍ TRÊN KHUÔN MẶT

Tuổi Tên bộ vị Vị trí trên khuôn mặt

1, 2 Tả Thiên Luân Phía đầu Tai trái

3, 4 Thiên thành Khoảng giữa Tai trái

5, 6, 7 Thiên Quách Phần cuối Tai trái

8, 9, 10 Hữu thiên Luân Đầu Tai bên phải

11, 12 Nhân Luân Khoảng giữa Tai phải

13, 14 Địa Luân Phần cuối Tai phải

15 Thiên Trung Coi hình vẽ 223

16 Phát tế Chân tóc trán chính giữa

17 Nhật giác Mép tóc bên trái

18 Nguyệt giác Mép tóc bên phải

19 Thiên Đình chính giữa trán

20 Tả phụ giác Phần góc trán từ chân mày trái

chạy thẳng lên

21 Hữu phụ giác phần góc trán từ cuối chân mày phải đi lên

22 Tư Không Phần giữa trán ở dưới Thiên Đình

23, 24 Tả hữu biên thành Hai bên phải trái của chân tóc

25 Chính trung Phần trán ngay bên Ấn Đường

26 Khâu lăng Phần xương đầu phía trên Tai trái

27 Phần mô Phần xương đầu phía trên Tai phải

28 Ấn Đường Khoảng giữa hai đầu Lông Mày

29, 30 Tả hữu sơn lâm Phần xương đầu hai bên sọ

31 Lăng vân Phần trán phía trên xương long mày trái

32 Tử Khí Phần trán phía trên xương long mày bên phải

33 Thái hà Lông Mày trái

34 Phồn hà Lông Mày phải

35 Thái dương Đầu Mắt trái

36 Thái Âm Đầu Mắt phải

37 Trung dương Khoảng giữa Mắt trái

38 Trung Âm Khoảng giữa Mắt phải

39 Thiếu dương Khoảng cuối Mắt trái

40 Thiếu Âm Khoảng cuối Mắt phải

41 Sơn Căn Phần Mũi ở giữa hai Mắt

42 Tinh xá Khoảng dưới Mắt trái ăn thông với Mũi

43 Quang điện Khoảng dưới Mắt phải ăn thông với Mũi

44 Niên Thượng Phần trên sống Mũi

45 Thọ Thượng Phần dưới sống Mũi

46, 47 Tả hữu quyền Quyền bên trái và quyền bên phải

48 Chuần Đầu Chót Mũi

49 Gían đài cánh Mũi trái

50 Đình Úy Cánh Mũi phải

51 Nhân Trung Vạch sâu ở dưới Chuần Đầu ăn thông với Môi trên

52, 53 Tả hữu tiên khố coi hình vẽ 223

54 Thực thương Phần kế bên trái Tả Thiên phụ

55 Lộc thương Phần bên phải Tả Thiên phụ

56, 57 Tả hữu Pháp Lệnh Hai lằn sâu từ hai cánh Mũi đi xuống Cằm

58, 59 Tả hữu phụ nhĩ Hai phần xương sụn ở mặt che cho hai lỗ Tai

60 Thủy Tinh Môi trên

61 Thừa tướng Môi dưới

62 Tả địa khố Hai phần bên phải và bên trái

63 Hữu địa khố của tụng đường(xem hình vẽ)

64 Nga áp Mép Miệng bên trái

65 Ba trì Mép Miệng bên phải

66 Tả quy lai Phần cuối Pháp Lệnh trái

67 Hữu quy lai Phần cuối Pháp Lệnh mặt

68 Tả quy lại Phần diện mạo ở hai bên

69 Hữu quy lại Pháp Lệnh (xem hình vẽ)

70 Tụng đường Phần lẹm ở ngay dưới Môi dưới

71 Địa Các Phần Cằm tận cùng của khuôn mặt

72 Tả nô bộc Phần bên mặt của hai bên Địa Các

73 Hữu nô bộc Phần bên mặt của hai bên Địa Các

74 Tử Tai cốt Phần xương má bên trái

75 Hữu Tai cốt Phần xương má bên phải

Bắt đầu từ tuổi 76 – 100, người ta không xem bộ vị ở phần diện tích Khuôn mặt mà lại coi các khu vực chung quanh mặt. Các khu vực này không có danh hiệu riêng như 75 bộ vị kể trên (phần có ghi số là tuổi)-ví dụ: 95 năm là 95 tuổi, 99 năm là 99 tuổi).Ở tuổi thượng thọ (từ 70 trở lên) phần hình hài Bộ vị không được coi trọng mà cần phải đặc biệt lưu ý đến thần, khí sắc. Đại để thần mạnh sắc tươi khí hùng là dấu hiệu thọ khang :thần hôn, khí sắc ảm đạm Là dấu hiệu suy nhược báp trước sắp bệnh hoạn hay từ trần tùy theo mức độ nặng nhẹ.

 

.

 

3. Ý nghĩa từng loại Sắc trên các bộ vị :

* SẮC ĐEN:

– Thiên Trung:  hắc Khí xuất hiện ở bộ vị này chủ về Tai họa trên họan lộ, hay các việc không may xảy ra ở ngoài ý đị nh của mình

– Trung Chính: chủ về mưu việc không thành, nội trong 100 ngày sẽ thấy hậu quả không hay. Kẻ theo đuổi họan lộ tối kị lọai Khí đen xuất hiện ở Bộ vị này.

– Dịch Mã:  xuất hiện ở bên trái chủ về bệnh tật ở bên trái trong nội tạng, bên phải thì tật ở bên phải. Ngoài ra, bộ vị này còn chủ mọi sự phá bại, Tai ương. Nếu Sắc đen rõ ràng thuộc loại tà Sắc thì cầ nphải đề phòng Tai họa sông nước. Tuy vậy, nếu Sắc đen nhuận trạch và ở giữa có điểm sáng lan dàn ra xung quanh thì lại là dấu hiệu của hanh thông, nên xuất hành hay khai trương công việc.

– Mi tâm: chủ về sự bất tường liên quan tới gia vận, anh em bằng hữu. Thấy Sắc đen hiện ở hai mi tâm, tốt hơn hết là không nên bảo lãnh, cam kết dùm cho bạn bè thân tộc.

– Thiên Thương: chủ về việc đi đường dễ gặp hiểm nghèo, đồng thời cũng là dấu hiệu chỉ ông bà cha mẹ gặp bệnh tật, rủi ro (nếu cung phụ mẫu cùng màu Sắc)

– Cặp Mắt: hiện ra Sắc đen đột ngột chủ về Tai họa do nữ giới mang lại hay liên quan đến việc giao du với nữ giới.

– Hai Tai: (Tai trái mệnh danh là Kim tinh, Tai phải mệnh danh là Mộc tinh) hiện ra Sắc đen xạm như nấm mốc là dấu hiệu gia vận bất tường, hay điềm rắc rối về pháp luật.

– Lưỡng Quyền: chỉ rắc rối trên hoạn lộ, làm quan có thể bị mất chức hay giảm quyền binh. Nếu Thiên Trung cũng có loại Khí Sắc này vào loại tà Sắc thì trong 40 ngày sẽ thấy ứng nghiệm. Nhược bằng Thiên Trung sáng sủa, hồng nhuận thì Tai họa giảm thiểu đến mức tối đa.

– Địa khố: chủ về Tai họa, Tai tiếng do Miệng lưỡi mang lại. Tuy vậy nếu Chuần Đầu vàng tươi, sáng sủa và Sắc đen Địa khố về 2 mùa thu và đông thì không đáng lo ngại.

– Tung đường: chỉ sự bất lợi về thủy lộ, không nên đi thuyền, tàu thường trong thời gian có Sắc thái này hiện ở tụng đường.

– Nhân Trung: chủ về rủi ro Tai nạn do chính bản thân hay con cái. Nếu đang bị đau ốm mà thấy Sắc thái đen hiên ra ở Nhân Trung thì cần cẩn trọng trong thời gian chạy chữa.

– Chuần Đầu: chủ về Tai họa sắp tới. Nếu Ấn Đường không ám, nhãn quan linh hoại sáng sủa thì Tai họa không có hậu quả đáng kể. Thấy Sắc thái đen xạm hiện lên ở Chuần Đầu cần phải hết sức giữ mình, không nên vọng động. Cưỡng lại tất nhiên sẽ xảy ra Tai ương.

– Ty lương: (Niên Thượng và Thọ Thượng): chủ về bản thân hay trong nhà có bệnh. Nếu có đốm đen lâu dài thì biết ngay

bản thân có bệnh kinh niên.

– Sơn Căn: chủ về thời vận không tốt, phải đề phòng việc hiếu phục với người thân trong nhà.

– Ấn Đường: chủ về lo lắng phi thường quan trọng. Nếu ám Khí lan rộng suốt bề mặt của trán là điều báo trước Tai họa sắp đến.

– Môi Miệng: chủ về bệnh tật nan y, nếu như nhãn quan xiên xẹo, hôn ám là loại bệnh phong hay thần kinh chết. Nếu nhãn quan có thần là bệnh nội tạng hay gặp vận bi.

– Phước đường: chủ về lo lắng tang chế: Sắc nhẹ thì thời gian ứng nghiệm chậm, Sắc thái rõ ràng thời gian xảy ra kế cận.

– Mạng môn:  thời vận trì trệ, công việc trắc trở.

– Pháp Lệnh: chủ về thọ căn bị thương tổn hay làm điều ác bị báo ứng (nếu Âm chất cung cũng xạm đen và khô mốc.

– Gian môn : bất lợi do việc giao thiệp với nữ gây ra. Nếu Sắc đen chạy từ gian môn ra quyền cốt chủ về thê thiếp bất hảo hay nhân vì chuyện vợ con mà mất tín nhiệm.

 

* SẮC ĐỎ :

– Ngay giữa trán: (chính ngạch): Khí Sắc đỏ hiện ngay trán kể từ sát án đường tới chân tóc chủ về những trở ngại trong bước đường công danh sự nghiệp, hay Tai họa do bình Khí, hỏa Tai mang tới. Nếu Sắc Khí này hiện rõ rệt và lâu dài thì trong 40 ngày sẽ thấy ừng nghiệm.

– Ấn Đường : Nếu có vvết đỏ như da bị phỏng dầu là dấu hiệu Tai họa vì Miệng lưỡi hay hỏa Tai trong còng 100ngày sẽ thấy.

– Sơn Căn : có Khí Sắc đỏ ám chỉ về quan tụng hay Tai ương liên quan đến lửa hay là sinh đẻ khó khăn phải giải phẫu, theo từng hoàn cảnh, nghề nghiệp của mỗi người, Việc nhanh hay chậm tùy theo Sắc thái đậm hay nhạt.

– Thiên Thương: nhà bị gây go, Miệng tiếng đưa đến quan tụng hay những việc kinh hiểm.

-Lưỡng Quyền: (quyền cốt) có Sắc thái đỏ như màu máu đông là điềm báo trước Tai họa. Đậm, rộng thì phải đề phòng việc chết chóc vì quan tụng, nhẹ cũng phá tán tiền bạc, lo lắng khổ cực về tinh thần.

– Nhân Trung: rõ và rộng Sắc khô thì buồn lo, mờ ảo và hẹp tìh lo lắng ít.

-Thừa Tương: có kẻ tiểu nhân làm phiền, sinh ra lo lắng, buồn bực.

– Địa Các: chủ về cạnh tranh lời ăn tiếng nói mà sinh ra hao tốn tiền của hay tiền vận trì trệ tuỳ theo sự liên quan tới các bội khác.

– Địa khố: về bệnh trạng xung huyết, cùng lúc với việc quan tụng cùng nghĩa với Khí Sắc xuất hiện ở Địa Các.

– Chuần Đầu: là khu vực đại kị (trừ người Hỏa hình chính cách) đối với các người thuộc hình kim, Mộc, Thuỷ và Thổ, và không ở trong ba tháng mùa hạ. Khí Sắc đỏ thuộc tà Sắc ở Chuần Đầu xuất hiện đồng thời ở cả Lưỡng Quyền chủ về nhà tan người mất. Tuy nhiên với điều kiện là lan tràn đều và rõ ở khắp diện tích thuộc Chuần Đầu và Lưỡng Quyền mới có hậu quả Tai hoạ như trên. Nếu chỉ là tản Sắc thì không đáng lo ngại nhiều. 

-Mạng môn:  chủ về hao tốn của cải hoặc bị người khác làm hại.

Ty lương:  Chủ về bệnh tật của máu huyết quá khẩn trương đồng thời cũng là tại hoạ có tính cách do khẩu thiệt mang lại.

-Mi tâm: Chỉ dấu của sự lo buồn và anh em,  thân quyến hoặc bạn bè làm liên luỵ đến mình.

– Dịch Mã:  Chủ xuất ngoại thường gặp Tai ách về lửa hoặc là cạnh tranh Miệng lươĩ.

 

 

*SẮC XANH

– Chính trung:  Xuất hiện không đúng lúc và đúng với loại hình người là dấu hiệu của người làm quan hay giữ chức vụ bị giáng cấp hay tù tội vì công việc đàng hành xử.

– Nhật, Nguyệt giác: Dấu hiệu của bệnh tật, nặng nhẹ tuỳ theo mức độ của Sắc thái xẫm hay nhạt.

– Dịch Mã: Chủ về những rủi ro, Tai nạn trong lúc đi đường hoặc xuất du ra khỏi địa phương của mình.

– Ấn Đường:  Xanh xạm chủ về các Tai ương hao tổn đến xe ngựa. gia súc.

– Mi tâm:  Thời vận trì trệ, anh em quyến thuộc gặp Tai ách.

– Sơn Căn : Hiện Sắc xanh ảm đạm cần phải đề phòng bệnh tật, một khi bị đau thì bệnh trang kéo dài. Nếu vốn đã có bệnh thì bệnh đó còn lâu mới hết.

– Gian môn; Chủ về vợ gặp bệnh tật, nếu vợ có thai sắp sinh phải lưu ý đề phòng.

– Lưỡng Quyền:  Chủ về gia vận không được thuận lợi và có mối lo do việc thưa kiện gây ra tỷ như dùng người giúp việc gặp kẻ bất trung, bảo lãnh nhầm cho kẻ quen mà mình phải gánh chịu lấy hạu quả do kẻ đó gây ra.

– Niên thọ:  Chủ về đại bại, tiêu ma sự nghiệp. Nếu gặp Sắc xanh rõ rệt hiện ở sống Mũi thì không bệnh tật tốn hoa tiền cũng do việc khác gây ra tổn thiệt nên tuyệt đối chớ nên vọng động trong thời gian này.

– Nhân Trung: Chủ về bệnh tật báo trước điềm do việc ăn uống cẩu thả hay dâm dục thái quá gây ra.

– Địa khố:  Chủ về Tai ương hoặc là đi đường thất lợi, hoặc là gia súc nuôi trong nhà bị hao hụt.

– Địa Các:  Cùng ý nghĩa như gặp Sắc xanh ở Địa khố nhưng con thêm ý nghĩa là cộng tác với người ngoài sẽ gặp thất lợi.

– Chuần Đầu; Chủ về đại hoạ liên quan đến tiền bạc và sinh mạng. Nhẹ thì hao tổn tài sản, nặng thì có thể người chết, tan cưa nát nhà.

– Hải giác; Chủ về do Tai hoạ ăn uống gây ra, đồng thời cũng là dấu hiệu của việc đi đường thuỷ gặp nhiêu bất trắc. Nếu thấy hiện lên đồng thời ở cả Hải giác lẫn Địa khố thì phải đặc biệt lưu ý đến việc phòng Tai hoạ về ẩm thực. Nếu thấy đồng thời Sắc xanh xuất hiện ở cả Hải giác lẫn Nhân Trung phải lưu tâm đến rũi ro sông nước trong lúc đi đường.

– Mạng môn; Chủ về thời vận trì trệ không được hanh thông, bệnh tật tốn tiền hại sức, hay gặp lo buồn.

– Lệ Đường:  Sắc xanh ảm đạm khô khan chủ về hoạt động bị tiểu nhân phá hoại ngầm hoặc đi xa gặp kẻ ngăn cản. Trái lại gặp Sắc xanh tươi nhuận, Khí Sắc toàn diện rõ ràng, nếu có vợ hoặc chính đương sự là phụ nữ thì lại chủ về có tin vui thai sản. Lệ Đường bên trái chủ về sinh con trai, bên phải con gái. Tuy nhiên cần phải phối hợp với Khí Sắc của Ấn Đường mới thêm phần chính sát.

– Thiên đường: gặp lo lắng buồn phiền bất trác.

– Phước đường: bị tiểu nhân hãm hại trong công việc làm quan cũng như bị đồng nghiệp gièm pha, đi buôn bị bạn bè tranh thương bất chính khiến rắc rối.

 

* SẮC TRẮNG :

– Thiên Đình: Thiên Đình có Sắc trắng đục, tối; là chỉ sự ha otổn tiền bạl hay các loại khác.

– Dịch Mã: chủ về xuất hành, dùng người gặp hiều rắc rối có hại hay xe ngựa gặp bất trắc.

– Ấn Đường: chỉ về phương hại đến lục thân (6 loại ngưòi trong thân tộc. Đối với đàn ông lục thân gồm : cha, mẹ, anh chị ruột, em trai gái ruột, vợ (cả vợ lẻ), con cái) hay trong lục thân có việc hiếu phục.

– Mi tâm: chủ về lới kia tiếng nọ do việc giao du với bạn bè.

– Thiên Thương: Tai ương phá bại đến tiền bạc và sức khỏe.

– Gian môn: có Sắc trắng đục tối (cả 2 Mắt đều thấy rõ), chủ về trong nhà có vợ lớn, nhỏ hay nhân tình có sự xung Sắc lẫn nhau hay với chính bản thân gia trưởng

– Lưỡng Quyền: chủ về quyền bính đang nắm giữ, chức vụ đang hành xử bị rắc rối hay trong nhà có việc tang ma. à

– Địa khố: chủ về sự phá hoại ngầm của kẻ khác đối với công việc của mình đang làm, dự định làm.

– Địa Các: chủ về gia vận không được thoải mái, khi nào Sắc hiện rõ hay Sắc khô xạm sẽ thấy ứng nghiệm.

– Nhân Trung: chủ về bản thân có bệnh hay xung khắc với con cái trong nhà.

– Chuần Đầu: chủ về hiếu phục hay tin tức bất lợi về sức khỏe người thân trong gia đình. Tuy vậy, Sắc trắng phải rõ, màu Sắc khô cằn, đồng thời xuất hiện ở nhiều bộ vị liên quan đến lục thân mới xác quyết được.

– Sống Mũi: chủ về bệnh trạng kéo dài làm hao tốn tiền bạc (nhưng phải coi sự khô khan hay tươi nhuận, tuỳ từng bản chất từng người, từng mùa).

– Sơn Căn: chủ về khắc vợ con hay vì các lý do ngoài ý muốn, ngoài sự tiên liệu

– Phước đường: chủ vềnhững sự Miệng tiếngở ngoài ý liệu của mình.

 

* SẮC VÀNG :

Ở đây, cũng giốnhn hư trên, Sắc vàng với các ý nghĩa tốt của no 1đòi hỏi phải là loại Sắc chính cách. Nếu vàng thuộc loại hoại Sắc hay trệ Sắc thì các sự mô tả chi tiết mất hêt ý nghĩa.

– Thiên Đình: Thiên Đình có Sắc vàng nhuận làm nồng cốt pha Sắc tía chủ về sự may mắn, tiền bạc, công danh. Giữ chức vụ được thăng cấp hay khen thưởng, làm ăn gặp hanh thông trong 100 ngày trở lại.

– Chính trung: Sắc vàng tươi nhuận pha tía mờ chủ về mọi sự hanh thông. Nếu toàn diện đều hoạt lệ giữ vững máu Sắc thì trong 40 ngày sẽ có điềm lành. Gặp Sắc thái này, nên cố gắng mưu việc lập tức.

– Ấn Đường: chủ về hanh thông quyền bính, chức Chưởng dụng binh đắc thắng, giữ chức được vinh Thanh.

– Nhật, nguyệt giáo: chủ về gặp người trên hỗ trợ nên công việc, thân thể khang kiện.

– Dịch Mã: chủ về di động, đi xa có lợi, cố thủ kiên trì không tốt.

– Phước đường: gắp Sắc Khí vàng pha tía rõ rệt, tươi sáng là điềm lành, dù gặp giữ rốt cục cũng thành tốt đẹp.

– Mi tâm: chủ về gặp may, nhất là được quý nhân giúp đỡ trong công việc.

– Thiên hương: chủ về tài vận lúc hanh thông mưu sự dễ thành.

– Sơn Căn: ngoài ý nghĩa tài lộc đang lúc phát triển còn hàm ý ăn ở nhất là thân thể đang sung mãn, không lo đau ốm đột ngột.

– Sống Mũi: hiện Sắc tía (tía là Sắc căn bản, vàng là phụ đới) chủ về danh lợi tốt đẹp, danh nhgiệp, gia vận đang hồi vượng thịnh.

– Chuần Đầu: vàng thật nhạt nhưng sáng sủa là dấu hiệu của đắc lợi đột ngột.

– Lệ Đường: hiện ra màu tổng hợp của 3 màu vàng hồng tía đối với phụ nữ là sinh đẻ dễ dàng, mẹ tròn con vuông

– Lưỡng Quyền: cùng màu tổng hợp với màu Chuần Đầu và cùng ở thế hô ứng liên hoàn là điềm báo trước đại phước lộc, nhất là mưu việc to hơn.

– Mạng môn: chủ về làm việc sẽ đạt được kết quả tốt như ý, tài lộc hanh thông gặp được quý nhân phù trợ.

– Pháp Lệnh ở đây chỉ khu vực liên quan đến Pháp Lệnh chứ không chỉ hai lằn sâu cổ điển) Sắc vàng pha hồng đậm chủ về thân thể khỏe mạnh dùng người giúp việc đắc lực, mọi sự trôi chảy

– Nhân Trung : Cùng ý nghĩa như trên và có tính bổ túc, đặc biệt về mặt thân thể

– Miệng Thủy Tinh) hiện ra Sắc hồng như màu hoa sen là điềm đại vận hạn bắt đầu chuyển biế ncó lợi. Ngược lại. tối kị màu tía như màu huyết dụ vì đó là điềm bại bất tường

– Thừa tượng: hơi hồng pha vàng, màu Sắc tươi sáng là tà ivận phát đạt. Ở đây, là đóng vai trò bổ túc để đoán đại vận căn cứ vào Miệng và chỉ cho biết công việc được quý nhân hỗ trợ. Trái lại, nếu quá hồng thì Tai hại vì chủ về thị phi Miệng lưỡi.

 

Chú thích:

– Các khu vực này đôi khi bao gồm nhiều bộ vị. Thí dụ: Tiên khố gồm cả Thương khố.

-Một số danh từ ở đây có một ý nghĩa rộng. Thí dụ : Pháp Lệnh ở dây là một khu vực chứ không phải là một đường

– Địa khố: Chủ về làm ăn, hoạt động khởi Sắc,  được người giúp đỡ. 

– Địa Các: Hiện ra màu tổng hợp tươi sang của vàng hồng hoặc tía vừa phải là dấu hiệu làm ăn phát chấn được tha nhân tận tâm hỗ trợ về các cuộc kinh doanh, thương mại.

 

 

KHÍ PHÁCH

I. QUAN NIỆM CỦA TƯỚNG HỌC Á ĐÔNG VỀ KHÍ PHÁCH

Khí phách là một thuật ngữ tương đối mới của tướng học cổ điển Á đông phát sinh từ một quan niệm độc đáo về Khí của tướng học gia đời Thanh là Phạm Văn Viên. Trước Phạm Văn Viên, Khí với ý nghĩa là Khí phách chứ không phải là Khí Sắc đã thấy manh nha qua một đoạn văn của Lữ Hy đời Tống :  “Kẻ hậu sinh mới học quan sát thế sự cần phải lưu tâm đến Khí tương con người. Xét dung mạo cử chỉ, ngôn ngữ xem khinh trọng mau chậm ra sao là biết được tiểu nhân và quân tử. Khí tượng còn gọi là cội rễ giúp ta đoán được quý tiện thọ yểu của con người nữa. Nhưng trừ Lữ Hy ra, những sách tướng cổ điển của các đời Minh, Thanh trước đều hiểu Khí dưới Khía cạnh tĩnh và Khí chỉ là căn nguyên nội tạng của Sắc. Sắc ở ngoài da, Khí ở trong thịt và được Sắc làm phát lộ ra. Vì có sự tương quan mật thiết giữa Khí và Sắc như vậy nên người ta thường cho là không thể tách rời Khí ra khỏi Sắc và cả hai trở thành một đối tương quan sát hợp nhất: Khí Sắc. Đến khi Phạm Văn Viên soạn cuốn sách tướng nổi danh Thủy kính tập thấy rằng hiểu ý nghĩa của Khí một cách chật hẹp, dưới Khía cạnh tĩnh và có cách cơ cấu đó chưa đủ, ông lại ngại rằng nếu dùng từ ngữ Khí đơn độc có thể gây ngộ nhận nên ông đã đặt ra một danh từ mới là Khí phách để chỉ những tác dụng khác của Khí, nhìn dưới nhãn quang động qua để chỉ những tác dụng ngoại biểu của nó.

Ông viết :  “Xưa nay nói là xem Khí mà biết được tử sinh phúc họa của con người thì đó không phải là Khí Sắc mà là Khí Phách. Cả hai đều có trạng thái sống chết, Tai ương, may mắn. Làm sao để phân biệt được Khí Sắc với Khí phách? Khí Sắc ở ngoài da thịt biến đổi theo bốn mùa, Khí phách ở ngay trong cơ thể của con người. Ở vị thế tĩnh có thể định được giờ khắc sống chết, xa thì có thể đoán được sự hưng phế của con người trong mấy chục năm tới.

Tóm lại, dưới nhãn quang tướng học Á Đông, phạm vi của Khí Sắc là cơ cấu nội tạng của Khí, còn phạm vi Khí phách là phần cơ năng tác dụng của Khí biểu lộ ra ngoài bằng các động tác tiêu cực hoặc tính cực. Nếu khi nhìn dưới Khía cạnh Sắc liên quan mật thiết tới màu da thì trong Khía cạnh phách, Khí liên quan chặt chẽ với thần và được chú trọng hơn phần Sắc rất nhiều. Tướng thuật có câu:  có Khí phách thì mới tạo ra được công danh phú quý. Khí phách phân ra lớn nhỏ, tinh thần chia ra mạnh yếu. Hình hài nhỏ bé mà Khí phách lớn rộng, thân xác yếu đuối mà tinh thần mạnh mẽ sáng suốt đều là tướng cực quí, sự béo gầy, dài ngắn của cơ thể đều là nhửng yếu tố phụ không cần quan tâm lắm. Ý nghĩa độc đáo này đi ngược tư tưởng “une ame sai dans un corps sain”(Một tâm hồn lành mạnh trong một thể xác khang kiện) của Tây Phương thì các lực sĩ đô vật, các Mr Univeers đều có tâm hồn Thanh khiết, cao quí? Nhưng sự thực lại khác hẳn ! Hơn nữa, gầy gò như thánh Cam Địa (Mahatta gandi) của Ấn Độ, thấp bé so với chủng loại như Nã Phá Luân đệ nhất hoặc thừa tướng Án Anh nước Tề thuở xưa đứng chưa tới ngực tên đánh xe theo hầu là kẻ ti tiện chăng? Chỉ có ý niệm Khí phách của tướng học Trung Hoa mới giải thích được tại sao những tại sao những người nhỏ bé hoặc gầy yếu như Nã Phá Luân, thừa tướng Án Anh và đại lãnh tụ Cam đại là những vĩ nhân để lại tiếng thơm tới hậu thế. Chỉ có ý niệm Khí phách mới làm tỏ rõ được quan niệm cho rằng giá trị con người do ở sự phát triển của bộ óc chứ không phụ thuộc vào sức mạnh của bắp thịt.

II. THỬ PHÁC HỌA Ý NIỆM KHÍ PHÁCH

Như đã nói, Khí pháchlà một quan điểm rộng rãi và thực chất của Khí, chú trọng đặcbiệt đến phần tác động của Khí qua cử chỉ, thái độ của con người và phối hợp với Khí với thần thành một dự kiện cụ thể duy nhất (được hiểu theo một diễn trình động: processus dialectique). Căn cừ vào đấy, ta có thể suy đoán tâm hồn, cá tính, thọ yểu, quý tiện của con người. Khí phách bao gồm cả các nét tướng vật thễ lẫn tâm linh, chú trọng đến phần phẩm hơn phần lượng, đến vị thế động (dynamique vital) hơn là vị thế tĩnh Bàn về việc qui định phạm vi của Khí phách, sách Thủy kính tập viết:  “Muốn phân biệt và tìm hiểu Khí phách ta cần phải lưu ý đến tinh thần xem mạnh mẽ hay yếu, máu huyết, lông tóc sáng hay ám, xương thịt,  kinh mạch, vằn tay khô hay nhuận, ngôn ngữ đàm thoại có trật tự hay không, các cử động của thân thể như đi, đứng, nằm, ngồi: các phản ứng của con người đối với nhân sự, hoàn cảnh bên ngoài có thích ứng, co biết tới lui hay không. Tất cả những cái đó đều là Khí phách của con người.  Nói như vậy có nghĩa là khi con người ở thế động thì Khí động lúc đó là tinh hoa của Khí (có thể ví nó như essence của chất dầu thơm là Khí (sẽ bức xạ ra ngoài mạnh và rõ ràng hơn lúc tĩnh). Khí là động cơ thúc đẩy các cơ năng con người hoại động một cách tiêu cực hoặc tích cực. Trạng thái cơ năng này của Khí được mệnh danh là Khí phách.  là tấm gương phản chiếu trung thực con người toàn tiện vì nó bao gồm cả phần ý thức, tiềm thức cụa mỗi cá nhân. Quan sát Khí phách tức lá quan sát tinh thần, các phẩm chất của các bộ vị dưới từng Khía cạnh riêng rẽ hay phối hợp cũng như toàn thể phản ứng của con người trước ngoại cạnh và các động lực tâm lý thầm kín thúc đẩy con người có những phản ứng đó. Nói khác đi, tìm hiểu Khí phách tức là tìm hiểu toàn diện con người từ bề ngoài đến bề trong, thừ phần vật thể đến phần sâu kín của tâm hồn. Do đó, về điểm này có thể nói là Khí phách có phạm vi rộng rãi và uyển chuyển hơn ý niệm behaviosm (tác phong học) của tâm lý học Âu Mỹ rất nhiều. 

Tóm lại, Khí phách dưới nhạn quang tướng học Á Đông bao gồm các yếu tố thành phần sau đây:

– Tinh thần.

– Phạm vi các bộ vị

– Thái độ tổng quát của mội cá nhân

– Các cử chỉ tự nhiên của con người.

Thực ra sự tế phân trên chỉ có tính cách miễn cưỡng để tiện nghiên cứu cì tinh thần được biểu lộ qua sự tinh khiết về cách cấu tạo có tính cách phẩm của các bộ vị trên con người, qua thái độ xử thế ôn nhu hay cương ngạnh. Ngược lại, thái độ là phản ánh của tinh thần và trong thái độ tổng quát đó bao trùm các cử chỉ nhỏ và tự nhiên của con người. Cho nên khi xem tướng Khí phách ta phải coi tất cả như lá một, không thể tách rời ra từng phần. Cũng chính vì lẽ đó, tướng thuật có câu:  “Bàn về tinh thần Khí phách mà căn cứ hoàn toàn vào hình hài con người thì có thå biết được một hai phần chính xác. Tách rời khỏi phần hình hài thì có thể biết được bốn năm phần. Không hoàn toàn tách rời hẳn (nghĩa là khi nào cần và thấy có thể tách rời được tinh thần Khí phách ra khỏi thể xác thì tách ra để nghiên cứu cho chu đáo, khi không thể nào phân định được ranh giới rõ rệt thì xét cả tin thần lẫn Khí phách lẫn hình thể để bổ túc lẫn nhau) thí mới có thể gọi là hiểu rõ phép thẫm định tinh thần Khí phách vậy

III. KHẢO LUẬN VỀ CÁC THÀNH TỐ CỦA KHÍ PHÁCH

a) Phân biệt tinh thần mạnh yếu

Tinh thần mạnh mẽ là dấu hiệu của Khí phách hoằng đại về mặt nội tâm. Tướng học Trung Hoa gọi đó là Thần hữu dư: tinh thần yếu kém là chỉ dấu của Khí phách nhỏ hẹp. Trạng thái tinh thần này gọi là Thần bá túc. Trong tướng học, kẻ Thần hữu dư ví như cây tùng cây bá về mùa đông, dù hình thể bộ vị có bị khuyết hãm vẫn không mấy ảnh hưởng Tai hại đến công danh quý thọ, thọ khang. Ngược lại, Thần bất túc thì hình thể có khôi ngô cách mấy cũng khó có thể quyết đoán là sẽ thành đạt hay trường thọ vì cũng tương tự như cây gỗ mục, chỉ có bề ngoài to lón nhưng bên trong đã rã nát. Bởi vậy, một trong các châm ngôn danh tiếng của tướng học đã được hầu hết các sách tướng xưa nay ghi chép lại đã nói :  “Thà hình bất túc mà Thần hữu dư còn hơn là Hình hữu dư mà Thấn bất túc”.

1. Thần hữu dư

– Mắt trong trẻo, mục quang linh hoạt, nhìn người mà ánh Mắt không thiên lệch, vẻ sáng của Mắt rất tự nhiên, có thể thu tang hay phát lộ tùy ý.

– Lông Mày dài, đẹp, sáng sủa, tươi mát, phụ họa đúng cách với Mắt.

– Cử động Thanh nhã, thuần phác, ung dung tự tại như nước chảy trên sông lớn đổ dồn về biển, không vấp váp

– Khi vô sự thì thần thái thư thả, nhàn hạ như hạc dạo chơi đồng dã, khi hữu sự thì hùng dũng như mảnh hổ sơn lâm, không thất Sắc, Khí thế hiên ngang, mọi sự biến chuyển dồn dập nguy nan trước Mắt không làm thay đổi tâm tính.

Có được các điều kể trên mới được kể là Thần hữu dư.

 

2. Thần bất túc

– Trông Sắc diện như say mà không phải say. Trông như có bệnh mà vô bệnh, Mắt lờ đờ như ngái ngủ.

– Không có gì đáng vui mà Sắc mặt hớn hở, không có gì đáng kinh nghi ma lại hốt hoảng tự nhiên, vui giận thất thường.

– Sắc diện mới trông qua thấy có vẻ sang sủa nhưng nhìn kĩ thì thấy tối ám.

– Khi trò chuyện, đầu câu nói rất nhanh nhưng cuối câu lại rất chậm như Mũi tên hết đà bắn. Hay trước chậm mà cuối câu lại quá nhanh thành ra nuốt tiếng khiến người nghe không hiểu được trọn vẹn câu nói đó…

Tất cả những sự kiện đó đểu là những ngoại biểu của thần Khí thiếu thốn, vấp váp vào những điều trên thì gọi là Thần bất túc.

b) Phân biệt các thái độ một cách tổng quát :

Con người có nhiều thái độ, mỗi thái độ tượng trưng cho cá nhân có tính đặc thù của mỗi hạng người, nhìn qua có thể dựa vào đó mà suy ra Khí phách.

1- Thái độ ổn trọng:  hình thể tỏa ra việc chắc chắn độ lương, rộng rãi, cử chỉ ung dung như thuyền lớn trên dòng nước không giao động.

2- Thái độ khinh phù: độ lượng nhỏ hẹp, buồn vui hiện rõ trên nét mặt, khi nói thì thân hình xiên, xiêu vẹo, tay chân run rẩy, nhãn quang giao động, tư tưởng bất nhất, đứng ngồi lệch thệch.

3- Thái độ cuồng phóng: việc gì dù trong hoàn cảnh nào cũng có ý nương dựa vào người tình cảm ủy mị.

4- Thái độ nhu nhược: trang phục cẩu thả, muốn sao làm vậy, coi kẻ xung quanh như không có.

5- Thái độ sớ lại : đứng ngồi, cử chỉ nghênh ngang, vênh váo như muốn hỏi thì thôi, muốn đáp thì đáp. Không đợi người ta có thuận ý hay không.

6- Thái độ chu toàn: y phục chỉnh tề trang nhã ngôn ngữ cẩn trọng, cân nhắc, hỏi thì lựa lời, chăm chú quan sát kẻ đối thoại, yêu tốt ghét xấu, không xu nịnh.

Thái độ biểu lộ tâm hồn con người Kẻ không kiêu ngạo vì hơn người, yếu thế mà không xu nịnh, ỷ lại vào người khác, hào sảng mà lại không xa cách thế nhân, ghành sự đắn đo, cân nhắc hậu quả hơn thiệt mà thực tâm với người, việc gì đã nhận thì cố hoàn thành đến tận nơi là kẻ có tài đức, Khí phách hoằng dại.

Nghe lời nói chưa thực sự mãn ý mà lại vội vã khen ngợi nồng nhiệt, chưa biết rõ điểm tốt hay xấu của người mà vội chê bai không biết ngượng Miệng, kiến thức nông cạn mà lại tò ra thông thái hơn người là kẻ tài trí, Khí phách thô thiển. Xét việc chưa hết lẽ, (cùng kì lý) không khách quan, không phân biệt phải trải, trái, khách quan, việc khó khăn xảy tới thì lýnh quýnh mất bình tĩnhthấy sự thương tâm nhỏ bé của người đời mà mủi lòng, thương hay rơi lệ là Khí phách nữ nhi.

Kẻ có Khí phách thô thiển, đê tiện, hay nữ nhi là loại người tầm thường, kẻ như thế khi gập khó khăn thường biến tiết đổi lòng, nên ít khi làm đại sự. Thảng hay có may mắn mà hưởng được may mắn phú quí nhất thời tìh kết quả chung cục không có ra gì. Trái lại, thường gặp niểm nguy không sợ, đói khổ không làm đổi tiết tháo, chưa gặp thời mà bị kẻ dung tục coi thường vẫn không oán giận thấu xương. Có lương dung người, tinh thần lúc nào cũng Thanh thản, an nhiên là kẻ Khí phách phi phàm, có đởm lượng của bậc đại trượng phu, dù tiền vận có bị trầm kha cách mấy, kết cục cũng có ngày đại phát.

c) Nhận định Khí phách qua sự quan sát một số động tác của con người :

Động tác và cử chỉ của con người rất nhiều, quan sát những động tác tự nhiên thành tính của con người như bước chân, giọng nói, cách cười cử chỉ lúc đàm thoại… đều giúp ta biết được Khí phách con người đối diện ra sao

1- Cách thức cất bước và dáng đi :

– Chân đi chữ nha là người có đầu óc bảo thủ, phản ứng chậm, ưa điều hư nghị, thích làm ẩu nhưng rất trọng tình cảm, có óc văn nghệ

– Chân hình chữ bát (hay là vòng kiền) là kẻ ưa thích khoa trương, thích bợ đỡ người khác, tí nh tuỳ tiện nhưng tư chất thông tuệ, có óc tiến thủ rất nhanh. Thường thành công trong đường đời.

– Bước chân ngắn là biểu hiện của tính dục mạnh, tình cảm phong phú nhưng lý trí bạc nhược không có óc tiến thủ.

– Bước chân dài là biểu hiện lý trí tình cảm đầy đủ, cân xứng, tính tình khoan hậu, ngay thẳng không gian lận, nhưng thích khoe khoang, không chịu nhân nhượng kẻ khác. Người loại này rất có thể tiến triển.

– Bước đi gấp thể hiện tính nóng nảy, ưa hoạt động cá nhân, thích kiếm tiền hơn là nghệ thuật nhưng rất công bình.

– Đi kéo lê bước chân là kẻ có tâm hồn uỷ mị, Khí lượng hẹp hòi thiếu cương nghị, và tinh thần trách nhiệm, tham vật chất, tham sinh uý tử.

– Bước hàng một, người thẳng là kẻ coi thường sinh tử kiến nghĩa dũng vĩ côi thường tiền bạc, rất chung thủy nhưng hành động hấp tấp, vọng động.

– Bước đi thân hình lao về phía trước là kẻ có nghị lực, dám làm, có tinh thần mã thượng nhưng trí tuệ không hoàn hảo biết suy nghị kĩ trước khi hành động, quyết đoán mau lẹ nhưng hay lẫn và mau quên

– Bước chân đi mà khoảng cách không đều là kẻ hồ đồ, không có thành tín, chỉ thích những diều hào nhoáng bên ngoài, lý trí bạc nhược.

– Chân bước đi hàng 2 là kẻ tính tình thẳng thắng, nhưng kiêu ngạo háo danh, ưa đao to búa lớn, tinh thần khảng khái, nhưng thiếu tự tin.

– Đi mà co giò hất cẳng cao khỏi mặt đất như bước chân hạc là kẻ tính tình đam bạc, thích cô độc, đầu óc giản dị nhưng có biệt tài về mộ nghề nào đó, không thích hoạt động tích cực.

– Dáng đi thân hình đánh đòng đưa như loài ngan, vịt là thể hiện tính nết thô lậu, thích hư vinh, cảm tình hời hợt, đối với kim tiền rất ưa chuộng, tính toán, đối với bạn bè không được thực tình, luôn luôn giữ miếng. 

– Trong khi đi mà phần thân dưới(từ bụng đến mông) hơi dao động chút ít là kẻ tính nết ôn hòa, lạc quan, không gặp chuyện rắc rối, rất nhẫn nại.

– Khi đi bước chân nhẹ nhàng, nhanh nhẹn nhưng khoảng cách giữa các bước chân đều đặn, ngắn là dấu hiệu của kẻ chuộng thực tế, làm việc có tiết độ. Theo tác giả Mạng tướng học giảng tọa kẻ có tướng đi như trên rất ưa thích Văn nghệ, Âm Nhạc.

– Bước đi đều đặn, khoảng cách dài, cẳng không quá co như cẳng hạc, chân tới trước thân hình tới sau mà vẫn thẳng không nghiêng lệch là kẻ có tính tự phụ, có tài năng hơn người, hành sự quyết đoán chính xác mau lẹ nhưng không ưa rang buộc, không thích tuân theo kỉ luật rườm rà rắc rối, trong hôn nhân không ưa trói buộc, đối xử với người có thành tín.

– Bước chân đi nhẹ nhàng, bình thản đều đặn, không dài hay ngắn là kẻ giữ được mức bình thường giữa ý, chí, lực.

– Lúc đi có thói quen thọc tay vào túi quần, đầu hơi cúi về phía trước, là kẻ tính nết thâm hiểm, tâm tính khinh bạt, có mới nới cũ.

Trên đây là những kết quả của những nhà phân tích tâm lý hiện tại về dáng đi con người đã được các nhà tướng học hiện tại Trung hoa, Nhật mô phỏng thích ứng hóa với cá tính cúa các dân tộc Á đông, chịu ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa Trung Hoa như Việt Nam, Cao Ly. . .

2- Giọng cười và cách cười :

Các nhà tâm lý học ngày nay đều công nhận rằng trong lúc bất ngờ, phản ứng của con người là ngoại biểu trung thực của tâm tính. Giọng cười, cách cười là 1 trong các loại ngoại biểu kể trên, được các nhà tâm lý gia hiện đại hết sức nghiên cứu. Trong tướng học Trung hoa, cổ cũng như kim, sự nghiên cứu tiếng nói giọng cưới rất được trọng thị.

Trong cuốn tướng pháp Thủy kính tập tác giả đã để nguyên 1 chuơng quan trong luận vế Âm điệu và cho là kẻ xem tướng tới bậc thượng thừa chỉ cần chú ý tới Âm Thanh của người trước mặt cũng đủ ước tính sự vinh nhục, thọ yểu. Cũng theo chiều hướng đó, các nhà tướng học Trung hoa hiện tại như Nhất Ngạc cư sĩ, Nghiễn Nông cư sĩ đã tham khảo thêm công trình nghiên cứu của các tâm lý gia Tây phương, Nhật để đi tới kết quả sau :

– Cười ha hả thật lớn tiếng, tục gọi là cuồng tiếu. Lúc cười thân thể rung động, đầu cúi xuống ngần lên không ngừng cho tới khi dứi tiếng cười mới thôi. Người như vậy là đại quan, (nhãn quang rộng rãi, không chấp tiểu tiết)khảng khái, tự tin, nghị lực ý chí mạnh mẽ.

– Cười nhếch mép không thành tiếng, cả thân hình rung động là kẻ tính tình thâm trầm, làm gì cũng có ý tự tư tự lợi, dễ xung quanh hoàn cảnh nên dễ thành công trong công việc.

– Cười gượng thành tiếng Thanh Âm không tự nhiên, không có Âm lượng vì lời nói phát ra từ chót lưỡi đầu mội. Chứ không phải xuất phát từ trong lòng. Người rành Âm Thanh có

thể phân biệt được tính cách miễn cưỡng trong giọng cười này. Đặc tính nội tâm là kẻ nhu nhược, không ưa giao tế, sợ bị người ngoài chú ý, có tính tự ti mặc cảm rất mạnh, nhưng rất nhiều khát vọng ngầm.

– Cười hì hì như kẻ không muốn cười, nhưng cố nén không dược nên phát ra Âm Thanh nhỏ. Liên tục. Loại này biểu hiện tính trầm mặc, hành động đắn đo tính toán, không muốn có sự cộng tác khi mưu việc với người khác.

– Cười ha hả tự nhiên không miễn cưỡng cố nén tiếng cười vang dội thể hiện cao hứng tự nhiên. Người này mọi phương diện đều phát triển đều, đức hạnh cao thượng, cử chỉ đường hoàng, không nịnh trên nạt dưới, dễ thân cận với người xung quanh.

Về cách cười, còn phân biệt cười lả tã cầu tài, cười gượng (cười khổ: gặp việc quá khổ không htích nhưng phải cười), cười nụ, cười bằng ánh Mắt, miễn cưỡng tự nhiên… Người sành quan sát khuôn mặ phân ích tâm lý có thể tìm thấy qua cách cười các ưu khuyết điểm về phấm cách của người đó.

3- Cử chỉ lúc đàm thoại:

Về mặt sử dụng ngôn từ, ta thấy kẻ trầm mặc ít nói, kẻ nói huyên thuyên không lúc nào dứt, có người lại hay châm chọc, hài hước, người thì nghĩ sao nói vậy…  Thiên hình vạn trạng khó có thể ghi nhận phân tích hềt. Tuy nhiên kẻ giỏi xem tuớng quan sát kẻ đối thoại nói năng có thứ tự lý đoán được kẻ tâm thần ổn cố, tính nết ôn hòa. Ngược lại, kẻ nói hấp tấp không đầu đuôi là kẻ tính bạt tháo, khó có thể tin cậy giao phó việc quan trong.

Ngôn ngữ là 1 phần tư tưởng được diễn bằng Âm Thanh và Sắc diện, dù kẻ nói cố ý che giấu cũng không thể che giấu được.

– Kẻ đối diện với ta khi nói chuện hay xoa tay vài nhau hay múa tay là thiếu thành tâm, thiếu tin tuởng ở ta.

– Kẻ nói chuyện thương hay ngước Mắt lên là tự ti quá cao, tự kỉ đôi khi là kẻ có mưu mô.

– Trong lúc nói mà nhìn phải, trước sau thì là có tâm tính ác hiểm.

– Kẻ thường hay nhắm Mắt khi nói là ưa nói điều hư ngụy

– Khi nói chuyện nhìn lén, liếc xéo người ta là kẻ trí trá, ưa quuỷ kkế đa đoan, tâm tính không thực.

– Kẻ hay cúi đầu khi nói mà thấy rõ tia Mắt nhướng lên là kẻ thích khoa trương cái tôi của mình, với người khác thì khắc bạc.

Bình luận
Ads Footer