Trí nhớ giảm sút cũng là tượng trưng rõ rệt lão hóa của con người. Xem sách như mây bay nước chảy, lướt mắt sẽ qua đi, gấp sách lại trong đầu đều như trống không. Người thông thuộc chỉ mấy năm sau không nhìn đến đã nói không nổi tên chữ, nhiều nhất là chỉ có cảm giác quen mặt chữ. Lão hóa càng tệ hại hơn cả đến những người quen thuộc cũng nhận không ra nữa. Vài việc công vụ bình thường hoặc việc nhà, làm việc này thì quên việc kia. Số điện thoại thường dùng nhất cũng không nhớ, đến khi dùng đến phải đi tra sổ ghi chép. Ðôi khi cái sổ ghi chép ?phải gió? đó lại tìm mãi vẫn không thấy. Dù có ghi mã số vào khung ghi nhớ điện thoại, nhưng lại quên ghi ở nhóm thứ mấy.
Trí nhớ chiếm vị trí tương đối quan trọng trong trí lực của con người. Phàm những người có trí nhớ kém không thể trở thành người có trí lực cao được. Nếu như trí nhớ của bạn suy thoái cũng có nghĩa là toàn bộ trí lực của bạn đang suy thoái. Như thế sẽ làm cho bạn thường thường rơi vào cảnh ngộ lúng túng và khó xử, mà còn trở thành nguyên nhân chủ yếu bị một số người trẻ nào đó khinh thường. Nếu như bạn vẫn còn trí nhớ mạnh mẽ thì trí lực của bạn cũng không thể kém đi, người khác cũng sẽ không coi thường bạn được.
Trên thực tế, một người liên tục không ngừng làm việc lao động trí não, trí nhớ không dễ dàng suy thoái.
M.T. Cicero người La Mã trong một bài văn đã từng viết một câu chuyện hứng thú của một nhà viết bi kịch lớn Sofocles khi già. Sofocles khi tuổi đã cao vẫn còn đang viết kịch bản, do ông chuyên tâm dốc chí vào việc sáng tác hý kịch, tỏ ra không hề quan tâm đến tài sản. Con cái của ông vì thế sợ tài sản bị mất mát, bèn đến tòa án kiện ông yêu cầu tòa án nhận định ông đã mất trí nhớ, tước đoạt quyền quản lý tài sản của ông sẽ giống như tập tục cấm những bậc gia trưởng không giỏi quản lý tài sản nắm giữ gia tài thông thường. Sofocles sau khi bị gọi đến tòa án không hề có một câu phản bác nào đối với những lời tố cáo của các con cái, chỉ tuyên đọc thẳng trước quan tòa kịch bản “Edibuse ở Cronos” ông vừa mới viết xong bản thảo, sau đó hỏi quan tòa: “Một người đã mất hết trí nhớ liệu có thể làm việc bằng lao động trí óc được không? Có thể viết ra được kịch bản này không?”. Sau đó quan tòa phán định chức năng thân thể và đầu óc của ông, tất cả đều bình thường.
Trí nhớ của con người là một cái cực kỳ phức tạp mà còn có vẻ thần bí, loài người đến nay chưa có khoa học nào có thể giải thích một cách hoàn toàn thấu triệt, vậy trí nhớ xét đến cùng là cái gì đây. Tại sao một sự việc phát sinh ở mấy mươi năm trước, sau đó cũng không hề được nhắc đến, lại vẫn làm cho người ta vẫn còn nhớ rõ ràng? Tại sao có động vật cũng có trí nhớ nhất định? Sự vật một khi đã in trên vùng phản xạ của não, thì có thể gọi ra lại, thật là không thể tưởng tượng nổi. Do lơ mơ không hay biết gì đối với những vấn đề này, khiến loài người cho đến nay vẫn chưa phát hiện ra bất cứ đường tắt nào để huấn luyện trí nhớ. Chỉ là để phòng ngừa hay quên, loài người từng phát hiện ra một số biện pháp thô thiển giúp nhớ một số việc nào đó. Ðương nhiên dùng những biện pháp này tiến hành huấn luyện đối với việc phòng ngừa trí nhớ của con người suy thoái sớm ít nhiều cũng có một vài tác dụng.
Người ta đến lúc tuổi già, nhiều người đều chú ý đến việc rèn luyện thể lực con người, như đánh bi-a, đi dạo bộ, tập thái cực quyền, vung tay v. v… nhưng lại thường thường xem nhẹ tập luyện não lực. Lại không biết quan hệ giữa hai cái não lực và thể lực cũng bổ xung và thúc đẩy lẫn nhau. Thể lực suy giảm tất nhiên đẩy nhanh não lực suy giảm, não lực suy giảm cũng tất nhiên đẩy nhanh thể lực suy giảm. Ngược lại cũng vẫn đúng. Thể lực khỏe mạnh sung sức tất nhiên có lợi cho não lực khỏe mạnh sung sức, não lực khỏe mạnh sung sức cũng tất nhiên thúc đẩy thể lực khỏe mạnh sung sức, đồng thời làm chậm sự suy yếu của thể lực. Nếu như bạn hy vọng làm chậm lão hóa giữ được trí nhớ của thời trai trẻ, khi đồng thời tập luyện thể lực chớ quên tập luyện não lực. Cả hai cái đồng thời tập luyện, bạn sẽ thu được hiệu quả gấp bội.
Nhiều người đều nói bất kể bạn bao nhiêu tuổi, mỗi ngày mất độ 15 phút đến nửa giờ, ghi nhớ lấy mấy từ ngoại ngữ, hoặc ghi nhớ lấy một câu nói hay, là biện pháp tốt để tập luyện trí nhớ, cũng là biện pháp tốt để tập luyện toàn bộ não lực.
Ðể ghi nhớ một sự việc nào đó, có ý thức lặp đi lặp lại và luôn nhắc đến nó, tức là định giờ ôn tập thì mục đích của bạn tất nhiên có thể đạt được.
Không nên luôn cho rằng mình sắp sửa xuôi tay tạm biệt nhân gian mà phải luôn gửi gắm, hy vọng tốt đẹp vào ngày mai sắp sửa đến. Như thế sống có vui có buồn, trong buồn có vui, sẽ làm cho bạn vĩnh viễn sung sức nhanh nhạy với cảm thụ từ đó tăng cường não lực.
Biện pháp hữu hiệu hay làm nhất để phòng ngừa trí nhớ suy giảm sớm là ở chỗ có một cuộc sống có trật tự ngăn nắp. Cuộc sống có tính trật tự thì không có cảm giác lộn xộn, không có cảm giác manh mối rối ren phức tạp, như thế mới thuận tiện cho việc ghi nhớ các sự việc mà chúng ta mong muốn ghi nhớ xẩy ra trong cuộc sống. Sẽ giống như gặp chỗ mỗi vòng nối của một dải xích buộc vào một vật gì đó, bởi vì là buộc vào chỗ có quy luật, khi chúng ta kiểm kê lại hồi ức thì manh mối rõ ràng, dễ dàng nhớ ra. Bằng không, sống không có quy luật, không có tính kế hoạch, hàng ngày bận bịu tíu tít, manh mối quá nhiều sẽ dễ dàng dẫn đến vứt bừa bộn, lúc thì quên cái này, lúc lại quên cái kia.
Ðương nhiên, cuộc sống gọi là có kế hoạch, trật tự ngăn nắp quyết không phải là cuộc sống đơn điệu, rập theo một khuôn khổ, khô khan chán ngấy, cuộc sống như thế có thể làm cho chúng ta buồn phiền và nhạt nhẽo. Còn không ngừng đưa vào cuộc sống những hấp dẫn và kích thích mới mẻ, không ngừng thức tỉnh nguyện vọng và ý nghĩ mới, điều này cũng nên thuộc về một nội dung quan trọng trong kế hoạch của cuộc sống.
Phương pháp căn bản làm cho cây sinh mệnh luôn luôn xanh tươi là ở chỗ sáng tạo, hãy để cho cây sinh mệnh không ngừng bài tiết ra những chất có hại, hấp thu vào chất dinh dưỡng mới mẻ dưới ánh sáng mặt trời và mưa gió. Sáng tạo một khi dừng lại thì sinh mệnh sẽ có thể tự nhiên suy sụp. Tất cả cơ thể, tất cả trí lực đều có thể theo nó tan rã. Còn có một số người tuổi tác cực cao, vẫn đầu óc sáng suốt, trí nhớ kinh người thì ở chỗ ông ta hàng ngày đều có quy luật làm cho sinh mệnh phơi phới phát ra được sức sống mới – sức sống sáng tạo.
Người tuổi cao đi vào lĩnh vực sáng tạo như thế nào đây? Việc này kỳ thực chính là làm sao để cho sinh mệnh luôn tồn tại một cách có giá trị, đảm đương nổi một phần trách nhiệm mà mình phải có phần giá trị này của sinh mệnh đôi khi không nhất định phải sáng tạo ra một việc gì. Là một người tuổi cao, từ bề ngoài sinh mệnh của họ có lẽ không thể trực tiếp nhận ra ông ta hàng ngày đang sáng tạo ra cái gì mà là mới chỉ sự tồn tại tinh thần tự giác và trí nhớ của ông ta đối với sinh mệnh của mình, hơn nữa đem tinh thần tự giác và trí nhớ này hòa trộn vào trong cảm ngộ trách nhiệm đối với thế giới và đời người, ông ta từng giờ đều có thể đem sự tồn tại của mình xem là một loại tồn tại có trách nhiệm đối với thế giới và tự mình, xem là thắng lợi của sinh mệnh chiến thắng cái chết, từ đó mà tỏ rõ lòng tự tôn và sức mạnh nhân cách của ông ta. Ngược lại với điều đó, tự sát lại là một việc vứt bỏ đối với giá trị của con người, đùn đẩy và trốn tránh đối với trách nhiệm con người cần có. Cái gọi là nhìn thấu hồng trần thanh tâm quả dục, hoặc luôn cảm thấy mình, cái khối thịt này sớm muộn đều bị Thượng đế đặt lên cán cân của cái chết, dù nó nặng nhẹ bao nhiêu, dù nó chất lượng thế nào, tất cả đều không sao cả, việc này đều là sự vứt bỏ đối với giá trị của con người. Một khi đã vứt bỏ giá trị và trách nhiệm đạo làm người của con người thì cái sinh mệnh này đương nhiên sẽ trở thành cái xác không hồn. Trí lực của nó tồn tại hay không tồn tại đều không có ý nghĩa nữa. Xét đến cùng, phương thức sinh tồn này là một sự lãng quên sâu xa đối với bản thân sinh mệnh, trí nhớ đối với ông ta cũng liền mất đi ý nghĩa rồi. Sự sa sút nhanh chóng của ông ta cũng từ đó có thể suy ra.
Khi chúng ta cảm thấy trí nhớ của mình suy thoái, đồng thời theo đó cảm thấy toàn bộ trí lực của mình đều đang suy thoái ghê ghớm, nếu chúng ta còn có thể cảm nhận được mức độ bi tráng này của sinh mệnh, thì sinh mệnh vẫn còn có hy vọng cứu vãn được. Hãy thức tỉnh lương tâm của mình, khẳng định trách nhiệm của mình để đem hết phần trách nhiệm kia của mình sẽ là tự cứu vãn sinh mệnh.