NÊN sao chép, chia sẻ, KHÔNG NÊN thương mại hoá.

Chết Bởi Trung Quốc

Chương 4: Cái Chết Đối Với Cơ Sở Sản Xuất Và Chế Tạo Mỹ

Tác giả: Peter Navarro - Greg Autry
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý
Ads Top

Tại sao chúng ta không giải trí hay làm việc ở Peoria nữa?

Trung Quốc đã trở thành một thế lực tài chính và thương mại trọng yếu. Nhưng, nó không hành xử như các nền kinh tế lớn khác. Thay vào đó, nó đi theo thuyết trọng thương hám lợi, cố giữ thặng dư thương mại ở một mức cao giả tạo. Và trong nền kinh tế thế giới bị đình trệ như hôm nay, học thuyết này, nói toạc móng heo ra là, đi ăn cướp. – Paul Krugman, Nhà Kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2008.

Ở thập niên vừa qua, ngồi chễm chệ trên con ngựa thành Trojan của tự do thương mại, một Trung Quốc”ăn cướp” đã đánh cắp hàng triệu công ăn việc làm về lĩnh vực sản xuất và chế tạo ngay trước mũi chúng ta. Nếu chúng ta lấy lại được số lượng công việc này, thì tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ thấp hơn con số 5% thay vì gần hai con số như hiện nay, ngân quỹ của chính phủ sẽ được cân bằng, và đất nước ta có thể có một tương lai tươi sáng hơn những gì mà chúng ta hiện nay nhìn thấy. Câu hỏi đặt ra rõ ràng là: “Tại sao chúng ta, ở vị thế một Quốc gia, lại thể hiện một cách quá thụ động bên cạnh bộ mặt của một trong những kẻ ăn cắp vĩ đại nhất của lịch sử kinh tế thế giới: Có phải Trung Quốc là kẻ cắp của nền sản xuất và chế tạo Mỹ?

Bạn có thể nói rằng “Ô hay, sao lại vội vã nói như thế!”, “Trung Quốc đã lấy các công ăn việc làm của người Mỹ một cách công bằng và chính đáng bằng cách sử dụng lực lượng lao động rẻ và kỹ luật mà”. Vâng đúng thế, đây cũng chính là những luận giải vòng vo tam quốc của các nhà biện hộ Trung Quốc, những người thậm chí đã từ chối sự thật về sự tồn tại các thủ đoạn thương mại bất bình đẳng [2].

Thật ra, nếu bạn nghiên cứu kỹ về nguồn lực thực sự về lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc, sẽ thấy rất rõ ràng rằng, hơn một nửa lợi thế này đến từ một ma trận phức tạp gồm 8 thủ đoạn bất bình đẳng thương mại, mỗi mưu mô và thủ đoạn này được che đậy dưới những định chế thông thường của tự do thương mại. “Tám Vũ Khí Hủy Diệt Việc Làm Hàng Loạt” siêu quyền năng này gồm có:

1. Mạng lưới tinh vi về trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp.

2. Một nền tiền tệ được điều khiển một cách khôn ngoan và phá giá thô thiển

3. Giả mạo trắng trợn, trộm cắp, và cướp công khai gia tài Sở hữu trí tuệ của Mỹ.

4. Chính sách thiển cận khó tin của Đa?ng Cộng Sản Trung Quốc, sắn sàng đánh đôi việc phá huỷ môi trường, chỉ để kiếm thêm một vài đồng tiền, nhằm đạt được lợi thế về chi phí sản xuất.

5. Các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ sức khỏe cho công nhân cực kỳ lỏng lẻo, quá thấp so với chuẩn yêu cầu quốc tế, là nguyên nhân gây ra hàng loạt các chứng bệnh về phổi, tàn phế chân tay, và vô vàn các bệnh liên quan tới ung thư, không chỉ là do may rủi về tai nạn nghề nghiệp, mà việc nhiễm những bệnh này là điều tất yếu sẽ sảy ra[3].

6. Biểu thuế quan phi pháp, hạn ngạch nhập khẩu và những định chế giới hạn đối với xuất khẩu các nguyên vật liệu thô quan trọng, từ Antimon tới Kẽm, được thực thi chẳng theo luật lệ nào cả. Việc này được coi như là một thủ đoạn chiến lược, nhằm kiểm soát ngành công nghiệp nặng và luyện kiêm của cả thế giới.

7. Định giá ăn cướp và dùng các thủ đoạn “Phá giá” để loại các đối thủ nước ngòai ra khỏi những thị trường tài nguyên trọng yếu, sau đó lừa gạt và móc túi khách hàng bằng chính sách làm giá độc quyền.

8. “Vạn Lý Trường Thành Bảo hộ” lững lẫy tiếng tăm, được tạo ra nhằm không cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thiết lập cơ sở buôn bán và làm ăn trên đất của người Trung Quốc.

Không còn nhầm lẫn gì nữa. Đây chính là những vũ khí kinh tế thực sự với khả năng phát hỏa rất đáng quan tâm. Việc liên tục phát hỏa của những vũ khí này vào nền sản xuất và chế tạo của Mỹ đã dẫn tới đóng cửa hàng ngàn nhà máy và biến hàng triệu nhân công Mỹ thành những nạn nhân không chủ ý – tất cả đều nằm dưới lấ cờ lừa đảo mang tên “Tự do Thương mại”.

Tại sao chẳng có cái gì “Tự do” khi nói về Tự do Thương mại với Trung Quốc

Nếu bạn muốn tìm hiểu cái gì không thuộc về tự do thương mại, thì hãy cố đọc bất kỳ cuốn sách kinh tế nào mà bọn trẻ đang sử dụng trong các trường học hôm nay. Có lẽ đôi mắt của các bạn sẽ trợn ngược, đầu thì sẽ lảo đảo quay tròn, và dạ dày thì cuộn lên, bởi vì nội dung của những cuốn sách giáo khoa này quá khác biệt với thực tế của vũ đài thương mại toàn cầu. Điều này cũng giống như việc Thánh Gandhi đã thay Lý thuyết gia về quân sự Clausewitz [4] bằng Tôn Vũ [5] trong các lớp học về chiến lược quân sự.

Thực tế, mặc dù có vô vàng bằng chứng trái ngược, những cuốn giáo trình này vẫn tiếp tục tung hô về những cái ưu việt của tự do thương mại, và cái mà người ta gọi là “lợi ích của thương mại” [6] mà tất cả chúng ta được thừa hưởng. Nhưng dưới đây là những gì mà các bộ máy tuyên truyền vô tâm đã quên nhận ra hay thừa nhận: Về mặt lý thuyết thì tự do thương mại rất tốt, nhưng tự do thương mại lại hiếm khi tồn tạo trong thế giới thực tại. Những điều kiện như thế không thể tìm thấy trên trái đất này, mà chúng tồn tại và có thể được tìm thấy ở một vương quốc không có lực ma sát và không khí, được giả định bởi giáo trình Vật lý trung học cơ sở.

Trong trường hợp của Trung Quốc và Mỹ, cái lý thuyết tự do thương mại đầy sức cám dỗ này rất gần với việc “kết hôn”: Nó sẽ vô dụng và chết ỉu nếu nước này lừa đảo nước kia. Thay vì điều này, khi mà Trung Quốc “đính hôn” với 8 thủ đoạn thương mại bất bình đẳng được mô tả ở chương này, trò chơi “Cả hai cùng có lợi” mà ở đó cả hai quốc gia đều giả định là sẽ cùng thắng, biến nhanh thành trò chơi “Kẻ thắng Người thua” mà ở đó có một người thắng lớn, còn người kia thì thua lỗ và suy vong [7]. Theo cách này, “tự do thương mại” giữa Con Rồng và Chú Sam, đơn giản đã trở thành câu mật mã “Cái chết đến với cơ sở sản xuất và chế tạo Hoa Kỳ”.

Nếu người Trung quốc xây dựng cơ sở sản xuất, sẽ không có việc làm cho người Mỹ [8]!

Tại sao chúng tao lại quan tâm tới việc đánh mất cơ sở sản xuất và chế tạo của Mỹ? Rõ ràng là chúng ta đã từng nghe các học giả uyên thâm như Thomas Friedman của Thế giới phẳng rằng tương lai phồn thịnh của Mỹ nằm ở việc mở rộng nhanh công ăn việc làm trong lĩnh vực dich vụ mà? Và những cái đầu biết nói như Fareed Zakaria của tờ Newsweek và thậm chỉ cả James Fallows của tờ Altantic luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng việc chuyển dịch công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo từ Mỹ và Châu Âu tới các nước có thu nhập thấp như Trung Quốc và Ấn độ là vấn đề không thể tránh được, chẳng khác gì việc thủy chiều lên và mặt trời lặn. Những điều này mà chúng ta chưa từng nghe hay sao?.

Đúng vậy, tất nhiên là chúng ta đã bị ép buộc phải chén món ăn này. Nhưng các nhà báo như Fallows, Friedman và Zakarira, xin lỗi chơi chữ một chút ở đây, bọn họ đều sai lầm một cách “ngang bằng và phẳng lỳ” như nhau cả thôi [9]. Những gì mà những học giả tịt ngòi này, cùng với những tác giả đồng hạng và quan điểm như họ, mắc sai lầm ở chổ là họ đã không nắm vững một trong những nguyên lý căn bản nhất của Kinh tế học:

Nhân công người Mỹ có thể cạnh tranh với nhân công ở các nước có thu nhập thấp ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, miễn là họ phải hiệu quả và ưu việt hơn – và khi chiến trường tự do thương mại được san phẳng.

Đây chính là vũ khí và lợi thế cạnh tranh của nhân công Mỹ: sử dụng máy móc, công nghệ cao cấp hơn, và áp dụng các quy trình sáng tạo nhằm gia tăng năng xuất lao động. Với việc đạt hiệu quả sản xuất cao nhất trên thế giới, các nhân công áo xanh của nền sản xuất và chế tạo Mỹ đã luôn luôn có thể có được một khoản thu nhập khá, và vì thế họ có thể chu cấp và tạo ra cho chính họ những phiên bản mới của Giấc mơ Mỹ [10].

Tuy nhiên, giấc mơ áo xanh của người Mỹ, mơ về những hàng rào kín mầu trắng và con cái học hành ở giảng đường đại học, đã biến thành hồn ma ác mộng, bởi vì cho dù người Mỹ hôm nay làm việc trị giá như thế nào đi nữa, họ không thể tự bảo vệ mình trước “8 Vũ khí Hủy diệt Việc làm Hàng loạt” của Trung Quốc. Thực tế, trước đây nền công nghiệp sản xuất và chế tạo của Mỹ chiếm 25% tổng sản phẩm quốc nội GDP [11], thì hôm nay con số này đã bị chìm xuống mức chỉ khoảng 10%.

Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì Trung Quốc đã làm trống rỗng nền sản xuất và chế tạo của Mỹ một cách có hệ thống, nền kinh tế của Trung quốc đã tăng ở một con số kinh ngạc là 10% mỗi năm. Ngược lại, trong thập niên vừa qua, mức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ chỉ là 2.4%. Cần phải lưu ý rằng, con số tăng trưởng 2.4% này trong những năm 2000 thấp hơn 3.2% so với tỷ lệ tăng trưởng chung của Mỹ từ năm 1946 tới năm 1999.

Bạn có thể nói “việc chỉ giảm có 0.8% về tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm trong suốt thập niên vừa qua chẳng có khác biệt là bao nhiêu cả”. Nhưng vấn để là ở chô này [12]. Cái con số khác biệt 0.8% này tương đương với việc đánh mất khoảng 1 triệu công ăn việc làm mỗi năm, và cứ tích lủy lại, thì chúng ta đã đánh mất hơn 10 triệu việc làm trong thập niên vừa qua. Rõ ràng đây không phỉa là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nó gần như chính xác với con số công ăn việc làm mà chúng ta cần phải có để có thể vực dậy nền kinh tế Mỹ, với đầy đủ công ăn việc làm, và chúng ta có thể sản xuất ở mức tiềm năng cao nhất có thể đạt tới.

Nếu chúng ta xây dựng cơ sở sản xuất, việc làm cho người Mỹ sẽ đến [13]!

Dưới đây là viễn cảnh lớn hơn về nền sản xuất và chế tạo của Mỹ: Đây không chỉ những con số thô về hơn 10 triệu công ăn việc làm đã bị đánh mất trong thập niên vừa qua, điều này khiến cho nền sản xuất và chế tạo trở nên cực kỳ quan trọng đối với kinh tế Mỹ. Một nền sản xuất và chế tạo mạnh mẽ và nhộn nhịp luôn đóng một vai trò tối trọng đối với sự phồn vinh lâu dài của quốc gia, bởi vì ít nhất bốn lý do được trình bầy dưới đây.

Đầu tiên, các công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo thì tạo ra nhiều công việc khác ở các khâu đầu cuối hơn là các công việc trong lĩnh vực dịch vụ. Thực ra, cứ mỗi một Đô la của sản phẩm đầu ra từ sản xuất và chế tạo, nước Mỹ sẽ tạo ra khoảng 1.5 Đô la liên quan tới các dịch vụ như là xây dựng, tài chính, buôn bán lẻ và vận tải.

Các công việc về sản xuất và chế tạo thường cũng trả lương cao hơn mức trung bình – đặc biệt là cao hơn rất nhiều đối với lao động nữ và lao động thiểu số. Sức mua và chi tiêu của nhân công áo xanh đóng vai trò cốt yếu kích hoạt cho tòan bộ nền kinh tế. Chẳng có gì không liên quan với nhau cả [14], khi các nhà máy đóng cửa, các trung tâm mua sắm, cơ sở y tế, khách sạn, và nhà hàng ở bên cạnh nhà máy cũng chết theo. Khi các nhà máy di dời đi nơi khác, doanh thu từ thuế của Thanh phố và Chính phủ Liên bang cũng giảm theo, và công việc cũng như dịch vụ của chính phủ sẽ phải cắt giảm.

Quan trọng hơn cả, một nền sản xuất và chế tạo mạnh mẽ sẽ là mấu chốt để kích thích các cải tiến công nghệ mà nước Mỹ cần phải có để tiếp năng lượng cho nền kinh tế về lâu dài. Sự thật thì các nhà máy sản xuất và chế tạo có cơ sở ở Mỹ đóng góp hai phần ba về nghiên cứu và phát triển của Mỹ. Khi những nhà máy sản xuất và chế tạo này chuyển đến Trung Quốc, họ đã mang theo các chi phí về nghiên cứu và phát triển – và kéo theo luôn cả năng lực cải tiến của nước Mỹ.

Lý do thứ tư, và cũng là lý do cuối cùng, đó là nước Mỹ phải bảo vệ một cách vững chắc cơ sở sản xuất và chế tạo, phải bảo đảm mối quan hệ tối trọng giữa các nhà sản xuất lớn như các tập đoàn Boeing, Caterpillar và General Motors, với tất cả công ty liên quan tới chuỗi cung ứng vật tư chế tạo của Mỹ.

Ví dụ, những công ty lớn như AC Delco có trụ sở ở Kokomo và Cummín Engines có trụ sở tại Columbus thuộc Bang Indiana, đã cung ứng các sản phẩm như phụ tùng Ô tô và động cơ Diesel cho các hãng như GM và Ford. Hàng ngàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở hàng trăm các thành phố trên nước Mỹ sản xuất và cung ứng các chi tiết và bộ phận đa dụng như các ống cao áp và dây cáp điện, cũng như sản xuất và chế tạo các sản phẩm và chi tiết từ công nghệ giacông chính xác và khuôn mẫu.

Vấn đề ở đây là: Khi các hãng như Duponthoặc Medtronic chế tạo các sản phẩm của họ ở Trung Quốc, cả hệ thống và công việc làm ăn liên quan tới cung ứng vật tư cũng sẽ di chuyển theo. Điều này không chỉ liên quan tới cung ứng vật tư. Nó còn liên quan tới chính sách bảo hộ nền công nghiệp: Trung Quốc ép buộc các hãng Phương Tây khi thành lập nhà máy trên đất của họ phải sử dụng nguồn lực địa phương, nhằm trợ giúp cho phát triển các nhà cung ứng nội địa. Thực ra, khi phỏng vấn một giám đốc ở Thượng hải ở một nhà máy cung cấp các linh kiện lắp giáp máy bay của Mỹ, chung tôi trực tiếp nhận thấy rằng: Công ty này luôn thường xuyên định kỳ mang các Kỹ sư người Mỹ tới Trung Quốc để đào tạo các nhà cung ứng yếu kém của họ để cải tiến chất lượng sản phẩm cho các bộ phận và chi tiết chính xác. Thông qua quá trình này, công ty bản địa có thể thay thế các đối tác Mỹ mà họ đã làm việc trong nhiều năm qua.

Và từ lúc này trở đi, bất cứ khi nào bạn nhìn thấy một công ty lớn như 3M, Cisco, hoặc Ford thiết lập các nhà máy khác ở Trung Quốc, xin được hiểu rằng, việc mất công ăn việc làm đối với công ty là hiển nhiên. Đúng hơn, ở cái phiên bản “Nền kinh tế nhỏ giọt” [15]trong thế kỷ 21 này, những mất mát về công ăn việc làm ban đầu sẽ len lỏi và lan tỏa tới các cơ sở sản xuất còn lại khác ở Bắc Mỹ, sau đó sẽ là mất công ăn việc làm ở tất cả lĩnh vực dịch vụ của chúng ta, và cuối cùng, các trung tâm đầu mối mối sản xuất và chế tạo sôi động như Warren, Ohio, và Windsor, Ontario, sẽ trở thành những thị trấn ma.

Vì những lý do này, một điều rõ ràng là các việc làm liên quan tới sản xuất và chế tạo đóng một vai trò tối trọng với sự thịnh vượng lâu dài không chỉ ở Mỹ mà còn ở Châu Âu và Nhật Bản, cũng như các nước khác trên Thế giới. Rõ ràng, những cú nện bằng búa của Trung Quốc vào các cơ sở sản xuất và chế tạo của Mỹ, đã làm cho nước Mỹ lâm vào hoàn cảnh khó khăn trong việc tạo ra đủ số công ăn việc làm, để giảm một cách đáng kể tỷ lệ thất nghiệp. Mặc dù Nhà Trắng đã liều mạng sử dụng gói tài chính khổng lồ để kích hoạt nền kinh tế mũi nhọn và tiên phong, đường dây thất nghiệp [16] vẫn liên tục bị kéo căng tới hàng dặm. Thưa ngài Tổng thống, ngài có suy nghĩ tại sao lại có tình trạng như thế không?

Thực ra, lý do là ở đây: Việc cố gắng khởi động nền kinh tế của chúng ta bằng việc sử dụng một gói kích thích tài chính khổng lồ trong trình trạng thiếu vắng một nền sản xuất và chế tạo sôi động, thì cũng như là cố gắng khởi động một cái ô tô mà không có bộ phận Bu-gi đánh lửa hay có lực kéo tác động lên các bánh xe. Điều này không thể thành công được. Buồn hơn là, một phần lớn số tiền kích thích này bị rò rỉ chảy ra khỏi nền kinh tế của chúng ta, và số tiền này được dùng để kích hoạt kinh tế của Quảng châu và Thượng hải, chứ không kích hoạt kinh tế của Gary và Pittsburgh. Thực tế thì quan điểm của thuyết kinh tế Keynes [17] về chu kỳ chi tiêu công không thể áp dụng và thành công ở Peoria, khi mà có quá nhiều những thứ chúng ta mua không được chế tạo ở đây, và đồng minh thâm hụt thương mại lớn nhất của chúng ta thì không bao giờ đền đáp lại.

Trung Quốc đã lừa dối như thế nào? Chúng ta liệt kê những cách mà họ đã làm nhé

Bây giờ chúng ta đi sâu và phân tích chi tiết hơn về 8 Vũ khí Hủy diệt Việc làm Hàng loạt của Trung quốc. Đầu tiên là mạng lưới tinh vi về trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp.

# 1: Lưỡi hái tử thần [18] của việc trợ cấp xuất khẩu

Nhìn vẻ mặt bề ngòai thì thuật ngữ trợ cấp xuất khẩu[19] có vẻ như là vô thưởng vô phạt. Để hiểu vì sao những việc trợ cấp như thế này lại được coi như là lưỡi hái tử thần hay biểu hiện như một con dao đâm thẳng vào trái tim của bất kỳ doanh nghiệp Mỹ nào, hãy giả định rằng bạn là một doanh nhân Trung quốc bắt đầu xây dựng một công ty để tham chiến với các nhà máy đang cạnh tranh với mình ở các bang Ohio, Pennsylvania, Michigan, hay Tennessee.

Để khởi động việc thành lập doanh nghiệp của bạn, chính phủ Trung quốc sẽ cấp miễn phí cho bạn về đất đai, trợ cấp năng lượng, và hầu như không có một giới hạn nào cả đối với việc vay các khoản tài chính lãi xuất thấp hoặc không có lãi xuất. Và nếu bạn gặp rắc rối hay rủi ro, bạn sẽ không phải trả lại các khỏan nợ này cho chính phủ, bởi chính phủ sở hữu và điều khiển toàn bộ các ngân hàng, và ngòai ra Đa?ng Cộng sản Trung Quốc có quyền bổ nhiệm các lãnh đạo cao cấp của các ngân hàng.

Bây giờ, một khi bạn sẵn sàng cho việc xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ, bạn sẽ được hưởng một khoản trợ cấp trực tiếp cho mỗi sản phẩm mà bạn bán đựoc – ở mức từ 10 tới 20 cents cho mỗi Đô la thu được từ bán hàng. Thêm vào đó, khi lợi nhuận bắt đầu được tạo ra, bạn sẽ có đủ tư cách hợp pháp để không phải đóng những khoản thuế về địa ốc và thuế thu nhập cao.

Nổi trội nhất trong tất cả các trợ cấp, là việc doanh nghiệp Trung quốc của bạn sẽ không phải lo lắng gì cả về việc đối thủ cạnh tranh người Mỹ sẽ tấn công bạn ở sân sau. Nếu những doanh nghiệp nước ngòai muốn bán sản phẩm trên thị trường của bạn, họ sẽ bị áp bức phải xây dựng các cửa hàng và siêu thị trên đất Trung quốc, và hiển nhiên là họ sẽ trở thành đối tác thứ yếu của bạn.

Bây giờ khi bạn thấy những gì mà các doanh nghiệp Mỹ đang phải tự thân vận động để đối mặt với việc trợ cấp xuất khẩu của Trung Quốc, như việc một công ty sản xuất tủ lạnh ở Madison, bang Wisconsin, một công ty sản xuất máy giặt ở Clyde, bang Ohio, hay một công ty chế tạo máy xay sinh tố ở Orem, bang Utah, đã có một quãng thời gian rất khó khăn để cạnh tranh với Con Rồng Trung Quốc, thì bạn có hiểu tại sao lại như vậy không ? Và việc một nhà máy chế tạo máy hút bụi ở Palm City, bang Flordida, một công ty chế tạo các công cụ cầm tay ở New Britain, bang Connecticut, hay một công ty chế tạo nôi trẻ em ở Barington, bang New Jersey, đã phải vất vả cực nhọc như thế nào để đứng vững trên đại dương toàn cầu của cái chủ nghĩa trọng thương hám lợi của Trung Quốc, thì đối với bạn điều này có ý nghĩa gì không?

Sự thực, việc tồn tại kéo dài liên tục một hệ thống mạng lưới tinh vi về trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp, được biểu hiện như là một trong những bội ước [20] lớn nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Đó là vì khi Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2011, họ đã hứa sẽ nhanh chóng loại trừ tất cả các hoạt động trợ cấp bất hợp pháp – cùng với việc họ hứa sẽ loại bỏ mọi hình thức liên quan tới thương mại và mậu dịch bất bình đẳng.

Vâng, thưa ông Trung Quốc Cộng sản, nước Mỹ Dân chủ vẫn còn đợi ông giữ và tôn trọng lời hứa của ông về tự do thương mại. Và, trong khi chúng tôi đang chờ đang đợi, thì các khoản trợ cấp bất hợp pháp khổng lồ của ông vấn tiếp tục giáng một đòn mạnh và công phá ác liệt vào các ngành công nghiệp trọng yếu nhất ở Bắc Mỹ, đó là thép, dầu lửa, giấy, may mặc, bán dẫn, ván ép và máy công cụ. Cái danh sách này dài như các tuyến xếp hàng thất nghiệp [21] ở các thành phố như Stockton, bang California; Las Vegas, bang Nevada; Monroe, bang Michigan; và Rockford, bang Illinois.

#2: Cuộc đại chiến mới [22] – Chính sách thao túng và điều khiển tiền tệ của Trung Quốc [23]

Trung Quốc đã can thiệp ở một phạm vi rất lớn nhằm làm cho tỷ giá ngoại tệ thấp đi…Đây chắc chắn là hành động điểu khiển và thao túng tiền tệ. Nó cũng như là chính sách bảo hộ công nghiệp, và tương tự như việc trợ cấp xuất khẩu hay việc áp dụng biểu thuế quan thống nhất [24]. – Martin Wolf, Tờ Financial Times

Vấn đề về thao túng và can thiệp tiền tệ của Trung Quốc rất quan trọng đối với việc nhận biết về những bất lợi sảy ra đối với nền sản xuất và chế tạo của Mỹ mà chúng ta sẽ dành cả chương tới để bàn luận. Tuy nhiên, trên cơ sở các số liệu tin cậy và dự đoán, cũng đủ để chúng ta kết luận rằng, đồng Nhân dân tệ nói chung đã bị phá giá một cách thô thiển ở mức khoảng 40%.

Cụ thể hơn, điều này có nghĩa là cứ mỗi một Đô la của sản phẩm mà Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ, thì các nhà xuất khẩu Trung Quốc chỉ phải bỏ ra một khoản tương đương với 60 cents. Đây là một sự trợ cấp khổng lồ!

Đồng thời, đối với mỗi một Đô la của sản phẩm mà doanh nghiệp Mỹ nỗ lực bán vào Trung Quốc, họ phải tính giá hơn một Đô la [25]. Ngòai mức thuế quan gián tiếp, doanh nghiệp sản xuất Mỹ khi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ bị ném vào mặt với một mức thuế trực tiếp là 30%.

Nhận biết được việc thao túng và can thiệp đồng tiền của Trung Quốc, thông qua các thủ đoạn đạo diễn về trợ cấp và mức thuế quan, một phần nào đó giải thích rõ tại sao nhà máy chế tạo dụng cụ cắt ở South Easton, bang Massachusetts hay công ty chế tạo dây an toàn ở Corry, bang Pennsylvania, đã phải khó khăn như thế nào để để cạnh tranh với các công ty tương tự của Trung Quốc ở Thẩm Quyến, Quảng Châu và Thành Đô.

#3: Họ nghĩ rằng nếu không bị bắt thì không phải là ăn cắp

Thế thì giờ đây những hậu quả từ các chiêu thức giả mạo không kiểm soát được, những phi vụ ăn cắp và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đối với nền sản xuất và chế tạo của Mỹ là gì? Vâng, dưới đây là minh chứng tội phạm .

Mỗi khi Trung Quốc đánh cắp công nghệ, thiết kế và quy trình sản xuất mà chúng ta sở hữu [26], những mạch máu của nền sản xuất và chế tạo của chúng ta sẽ bị rò rỉ thêm. Đó là vì, khi một công ty Mỹ muốn khám phá ra một loại thuốc điều trị căn bệnh ung thư, chế tạo ra các phương tiện ô tô vận tải sử dụng hiệu quả nguyên liệu, hay phát triển các tấm pin năng lượng mặt trời hiệu lực hơn, thì quá trình khám phá này sẽ dẫn tới các chi phí về cả tiền bạc và thời gian – nói chung là tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian. Nếu kẻ cướp hay kẻ lừa đảo Trung Quốc chỉ đơn giản ăn cắp những hoa thơm quả ngọt từ các sáng chế và cải tiến như thế – mà không đề cập tới hay thể hiện sự tôn trọng đối với quyền sở hữu trí tuệ – thì điều này sẽ chuyến hóa thành một lợi thế về chi phí sản xuất thực [27]cho Trung Quốc.

Để nhận biết về phạm vị và mức độ của lợi thế về chi phí ăn cắp được mà các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc hưởng lợi, chúng ta nên biết rằng các công ty thuốc và dược liệu như Merck và Pfizer thường dành tới 20% thu nhập cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, trong khi đó các công ty về công nghệ như Intel và Microsoft dành khoảng 15%, và các công ty chế tạo xe hơi như General Motors và Ford thì chi ra 5% thu nhập của họ. Như vậy, khi các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc sản xuất sản phẩm tương tự của Pfizer như Viagra, sao chép thiết kế mạch bán dẫn của Intel, sao chép phi bản quyền hệ điều hành từ Mr.Softie, hay thâm nhập vào hệ thống máy tính để ăn trộm thiết kế về loại xe hơi sử dụng động cơ lưỡng tính[28] từ General Motors, bạn thử đoán xem điều gì sẽ sảy ra? Thực sự, thì kẻ cướp bản quyền Trung Quốc đã có thể giảm chi phí một cách đáng kể cho sản phẩm cạnh tranh của anh ta, bởi vì kẻ ăn cắp tài sản trí tuệ này không phải bồi thường thiệt hại cho bất kỳ một chí phí nào liên quan tới nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Và xin bạn cần phải biết điều này: Kẻ cướp Trung Quốc không bao giờ ăn năn hối cải – từ một người buôn bán nhỏ trên các phố ở Thượng Hải bán rong các đĩa DVD lậu của bộ phim Harry Potter với giá 80 cents, tới thành viên cao cấp của công ty sản xuất ô tô cỡ bự như Chery Automotive Company, đã ăn cắp cả tên và thiết kế từ công ty mang nhãn hiệu Chevy của Mỹ. Việc thiếu ăn năn hối cải này tồn tại, là bởi vì, hơn một tỷ người Trung Quốc được lớn lên và nuôi dưỡng ở một xã hội trống rỗng luân thường đạo lý, ở đó quyền sở hữu tài sản bị trà đạp và bỏ rơi [29], mọi thứ đều thuộc sở hữu của nhà nước. Sự lệch lạc đạo đức và luân lý này liên quan trực tiếp tới Chủ tịch Mao và thời kỳ điên rồ của CáchmạngVănhóa. Chính những lệch lạc phi luân lý này đã đẻ ra một quan niệm gọi là “Làm bất cứ cái gì có thể để đoạt được vị thế tốt hơn” [30]. Trong khi bản chất phi luân lý và thái độ coi thường của việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được các nước hàng xóm Châu Á biết rõ, thì các nước Phương Tây lại chẳng biết tí gì về nguồn gốc chính trị và văn hóa dẫn tới các hành động phi pháp này của Trung Quốc Cộng sản.

#4: Tàn sát và phá hoại môi trường chỉ vì một vài đồng Bạc

Bây giờ chúng ta trở lại vấn đề gây tranh cãi của một trong những Vũ khí Hủy diệt Việc làm của Trung Quốc được coi là thiển cận nhất[31]. Điều này liên quan tới việc chính phủ Trung Quốc “Tự bắn vào đầu mình”[32] và sẵn sàng đánh đổi việc tàn sát và phá hoại môi trường chỉ vì có thể kiếm thêm một vài đồng bạc về lợi thế chi phí sản xuất.

Mặc dù đưa các đạo luật cứng rắn để bảo vệ môi trường vào trong sách vở, và mặc dù liên tục giao giảng về nhãn mác xanh [33]cho người tiêu dùng Phương Tây, nhưng thực tế thì Đa?ng Cộng sản Trung Quốc không tôn trọng và hối lỗi một tí nào đối với những sai lầm vấp phải, như cách mà họ đã nêu ở trong hiến pháp, ở đó quyền tự do ngôn luận và sự tôn trọng cần được bảo đảm. Một vị quan chức cao cấp của một trong những nhà máy lớn nhất Trung Quốc, đã nói toạc móng heo với một đồng nghiệp của chúng tôi rằng: “Nếu như anh hoàn thành công việc, thì có thể được thăng quan tiến chức nhanh chóng – chẳng ai quan tâm đến vấn đề môi trường đâu”.

Để biết về việc rác môi trường được xử lý như thế theo cách mà Trung Quốc hay làm, giả sử đối với một công ty hóa chất Mỹ ở Cincinnati, bang Ohio, cần phải lắp đặt một thiết bị kiểm soát ô nhiểm phức tạp để đề phòng việc các chất thải hóa học chảy vào sông Ohio. Thì hoàn toàn ngược lại, đối thủ cạnh tranh Trung Quốc ở Thành phố Trùng khánh thì đơn giản sử dụng ngay sông Dương Tử như một cái nhà vệ sinh để thải bất cứ cài gì mà họ muốn bỏ đi. Như vậy thử đoán xem công ty nào sẽ chiếm thị phần lớn hơn về thị trường hóa chất quốc tế?

Hay giả sử một cơ sở xuất chế tạo giấy của Mỹ ở Waterford, bang New York, cần phải lắp đặp một nồi chưng cất ít ô nhiễm và đắt tiền ở các hệ thống thiết bị hơi nước, trong khi đó các đối thủ Trung Quốc không làm gì cả. Điều này dẫn tới giấy sản xuất từ Trung Quốc thì nhiều hơn và công ăn việc làm cho người Mỹ thì ít hơn – Và hậu quả là, ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc tự làm cạn và hủy hoại bầu không khí của chính họ.

Thực ra, cái vũ khí cạnh tranh của Trung Quốc “ô nhiễm càng nhiều thi giá càng rẻ” [34] gây ra biết bao khó khăn cho các nhà máy trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất và chế tạo ở Mỹ, bởi những nhà máy này luôn phải đối mặt với chí phí cao nhất về thỏa thuận môi trường [35]. Chẳng hạn các công ty như Dow Chemical và U.S. Steel chi phí gấp 10 lần cho việc bảo vệ môi trường so với các đối thủ Trung Quốc như Sinopec Oil và Bao Steel.

Trung Quốc đã hủy diệt môi trường để gia tăng và đẩy mạnh xuất khẩu được minh chứng rất rõ ở dữ kiện cứng sau đây: Trong khoảng ba thập kỷ ngắn ngủi, Trung Quốc đã nổi lên như là một phân xưởng sản xuất của Thế giới, Trung Quốc cũng đã được biết tới với hai nét đặc thù, đó là: “Quốc gia ô nhiểm nhất hành tinh” và “Quốc gia gây ảnh hưởng nhiều nhất tới việc thay đổi khí hậu”. Và điều này dẫn tới việc không chỉ các nhân công người Mỹ chịu tác động và ảnh hưởng. Mà dân chúng Trung Quốc cũng đã phải trả một cái giá quá cao, điều này thể hiện ở việc gia tăng khủng khiếp về bệnh nhân ung thư, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh về đường hô hấp và da liễu.

Hoàn cảnh sống và tình trạng của “các cư dân khác trên hành tinh” cũng là thước đo về cấp độ của vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường sống. Bất kỳ những ai viếng thăm Trung Quốc sẽ nhận thấy rằng cả ở nông thôn và thành thị hầu như vắng bóng chim muông. Những mùa Xuân, Hạ, Thu Đông quạnh hiu trong một bức tranh phong cảnh nhiễm độc của Trung Quốc.

#5: Chủ ý hủy hoại và giết hại nhân công lao động để có nhiều nhiều lợi nhuận

Cùng với các hoạt động đầu độc sông ngoài và kênh rạch, cũng như việc phá hoại bầu không khí của chính mình, là những hành động tàn sát, ngược đãi, và chèn ép nguồn nhân công lao động, giúp cho Trung Quốc có được một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Những sự việc như nhiễm bụi Silic và hệ hô hấp, chân tay bị cắt dời, các cơ quan chức năng của cơ thể bị ung thư, và ăn mòn da bởi a-xít, không chỉ là những tai nạn nghề nghiệp trên các phân xưởng nhà máy chết người ở Trung Quốc; đối với hàng triệu công nhân Trung Quốc, việc nhiễm những bệnh này là điều tất yếu [36]. Dưới đây là trích đoạn từ tờ The New York Times, khéo léo ghi lại một sự thật kinh dị của Lò Sát Sinh Số 5 [37] như sau:

Huyện Đài Nam … ở phía Nam của Thượng Hải, là thủ phủ phần cứng của Trung Quốc. Có 7 ngàn nhà máy làm việc trong lĩnh vực công nghiệp chế biến sắt thép … như chế tạo các khớp nối, vỏ bánh xe, nồi và chảo rán, máy khoan, cửa an toàn, hộp dụng cụ, phích nước, máy cạo dâu, tai nghe, ổ cám, quạt điện, và bất cứ sản phẩm nào có sử dụng các chi tiết kim loại. Đài Nam, theo tiếng Trung Quốc còn có nghĩa là “Mãi mãi mạnh khỏe”, nhưng lại mệnh danh là “thủ phủ chặt chém chân tay” của Trung Quốc. Ngày nào cũng có ít nhất một lần ai đó phải đưa vào cấp cứu ở một trong hàng tá trung tâm Y Tế chuyên điều trị các bệnh liên quan tới chấn thương bàn tay, cánh tay và ngón tay.

Thủ phạm chính của việc tàn sát này đó là hệ thống quy định an toàn và sức khỏe quá lỏng lẻo của Trung Quốc; công nhân Trung Quốc phải làm việc vất vả trong điều kiện rủi ro lớn ở mọi ngành công nghiệp, từ vật liệu xây dựng, hóa chất và máy móc, tới ngành luyện kim, nhựa và may mặc. Chỉ riêng rủi ro liên quan tới các hầm lò khai thác than, hàng năm có hàng ngàn công nhân Trung quốc thiệt mạng, trong khi đó ở Mỹ số nạn nhân ít hơn con số 50.

Đứng trên quan điểm cạnh tranh quốc tế, sự tàn sát ở các cơ sở sản xuất đã hun đúc và tạo ra những gì tởm lợm và rùng rợn nhất của lợi thế cạnh tranh mà Trung Quốc lưu trữ trong kho vũ khí của họ – và thành ngữ Máu, Mồ hôi và Nước mắt chưa bao giờ mang một ngữ nghĩa chính xác và đúng đắn như khi nó được đặt ở “cửa hàng máu”và các cơ sở lao động sản xuất đầy ắp rủi ro và nguy hiểm [38] của Trung Quốc.

#6: Một quả bom hạt nhân về hạn chế xuất khẩu

Thế còn thứ Vũ khí Hủy diệt Việc làm thứ 6 mà người ta gọi là “Hạn chế xuất khẩu” là cái gì vậy?

Để biết được vì sao Tổ chức Thương mại Thế Giới WTO lại ban lệnh cấm họ một cách công khai – và tại sao những hạn chế về xuất khẩu này lại được xem như là một trái bom hạt nhân công phá nền công nghiệp nặng của Mỹ – thì chỉ cần nhìn vào một số nguyên liệu thô cụ thể mà Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, bằng cách sử dụng định mức nghiêm ngặt đối với hạn ngạch xuất khẩu và áp đặt biểu thuế quan cao tới 70%.

Xếp đầu danh sách về hạn chế xuât khẩu là các nguyên liệu công nghiệp cơ bản như các loại vật liệu và quặng bauxit, than đá, fluorit, magiê, mangan, silicon, carbide, và kẽm. Quặng bauxit là loại quặng dùng để chế tạo kim loại nhôm. Than đá là nguyên liệu trọng yếu và là chất khử trong quá trình luyện gang thép. Magiê là kim loại kết cấu được sử dùng nhiều thứ ba, chỉ sau thép và nhôm, còn mangan thì được sử dụng bởi các lò luyện thép để tạo ra loại thép có khả năng chống ăn mòn và chống gỉ. Vật liệu silicon carbide, thì được sử dụng để chế tạo các loại vật liệu gốm dùng cho việc chế tạo hàng loạt các sản phẩm từ áo chống đạn tới các hệ thống phanh đĩa. Còn đối với vật liệu kim loại Kẻm thì sao? Nguyên liệu vạn năng này được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ việc mạ thép, tới đúc đồng thau và đồng thiết, hay được sử dụng như chất tạo mầu cho các loại sơn, và làm chất xúc tác khi chế tạo vật liệu cao su.

Nói cách khác, hầu như chắc chắn tất cả các nguyên liệu thô mà Trung Quốc dự trữ hay hạn chế xuất khẩu đều là những nguyên liệu mang tính chất sống còn đối với ngành công nghiệp nặng và luyện kim thế giới. Điều tất yếu, ở phạm vi thị trường toàn cầu, những hạn chế về xuất khẩu của Trung Quốc đối với các nguyên liệu thô sẽ chuyển hóa sang các vấn đề liên quan tới chi phí và giá cả. Vì thế, đối với nhà mấy chế tạo thép của Mỹ ở Gary, bang Indiana, công ty luyện nhôm của Canada ở Lac Saint-Jean, bang Quebec, công ty công nghệ khuôn đúc của Nhật ở Hiroshima, hay nhà máy chế tạo kính của Đức ở Dusseldorf, thì hậu quả không thể tránh được đó là đối mặt với việc tăng giá toàn cầu từ các nguyên liệu thô đầu vào, và sự suy giảm vị thế cạnh tranh đối với các đối thủ từ Trung Quốc.

Với chi phí sản xuất bị xiết chặt thêm một vòng nữa, trong khi các công ty Mỹ và Phương Tây phải chịu các chi phí sản xuất cao hơn, thì các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc của họ lại nhận được đặc quyền, và mức giá nội địa được điều chỉnh sao cho họ có lợi thế hơn. Khi phối hợp với nhau, những yếu tố này đã ra một lợi thế khổng lồ về chi phí và giá đối với các đối thủ cạnh tranh ngoại quốc mà các công ty Trung Quốc có được[39] .

Thật có lý và đúng đắn khi nhắc lại ở đây rằng, tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã công khai cấm bất kỳ các hình thức hạn chế xuất khẩu như thế, một cách chính xác hơn, họ xác định đây là một loại lợi thế cạnh thương mại bất bình đẳng. Trung Quốc thì không qua tâm tới điều này. Cả Mỹ và Châu Âu cho tới nay vẫn chưa có biểu hiện làm bất cứ cái gì để chống lại những quy định về hạn chế xuất khẩu như thế. Vì vậy kẻ bảo hộ Trung Quốc vẫn ung dung thực thi các hạn chế xuất khẩu phi lý này, và xem đây như là một phương tiện để đạt được quyền kiểm soát mạnh mẽ hơn, giống như như là một cú xiết và bẻ cổ họng trong võ thuật[40], đối với tất cả các ngành công nghiệp nặng và luyện kim trên Thế giới.

#7: Định giá ăn cướp, phá giá, và tổ chức độc quyền đất hiếm

Việc hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc dẫn tới hậu quả và những tình trạng tồi tệ đối với các ngành công nghiệp nặng và luyện kim thế giới, nhưng đây chỉ là một nửa của câu truyện mà thôi. Còn nửa kia của câu truyện thì liên quan tới việc hạn chế xuất khẩu một loại vật liệu được sử dụng ở một phạm vi rộng lớn, mà người ta gọi là “đất hiếm” [41]. Vật liệu đất hiếm, với các nguyên tố quý hiếm như cerium, ebrrium, scandium, và terbium [42], là một phiên bản về công nghệ sản xuất cao cấp của bộ phim “khi chú chuột nhắt cất tiếng gầm” [43]. Vì sở hữu các tính chất từ tính và phát quang siêu việt, cũng như khả năng truyền dẫn, sản sinh và tích trữ năng lượng, chỉ cần sử dụng một chút vật liệu đất hiếm, cũng đã mang lại rất công năng lớn cho nhiều sản phẩm công nghệ cao.

Chẳng hạn, bộ truyền động [44] ở bộ phận ổ cứng của máy nghe nhạc iPod, hệ thống pin dùng trong chiếc xe hơi có động cơ lưỡng tính của nhà hàng xóm, hay các tấm pin năng lượng mặt trời mà bạn dự tính lắp đặt cho gia đình mình, tất cả đều ít nhiều sử dụng vật liệu đất hiếm. Cũng vậy, đất hiếm được sử dụng trong các bộ chuyển đổi xúc tác để giữ cho không khí trong xe hơi được trong sạch, nó được dùng trong các máy X-quang cầm tay mà Bác sĩ sử dụng để chấn đoán nhanh bệnh lý, hay được sử dụng để chế tạo nguồn năng lượng Laser cho các ứng dụng công nghiệp và nghiên cứu khoa học, và sử dụng để chế tạo các bộ phận từ tính dùng trong các hệ thống giám sát và dẫn đường hiện đại mà các máy bay quân dự và thương mại cần phải được trang bị.

Đất hiếm mang một vai trò quan trọng đối với mọi mặt đời sống của chúng ta, vì thế thật là ớn lạnh khi biết rằng Trung Quốc đã chèn ép một cách hiệu quả thị trường đất hiếm ở nhiều khía cạnh và góc độ. Điều làm chúng ta kinh ngạc về sức mạnh thị trường của Trung Quốc là ở chổ, dù chỉ sở hữu 1/3 lượng dự trữ trên thế giới, nhưng hiện nay Trung Quốc đóng góp trên 90% thị trường toàn cầu về sản xuất đất hiếm.

Làm sao mà Trung Quốc xoay sở một cách hiệu quả để tạo ra cái mà chỉ có riêng họ sỡ hữu đó là tổ Tổ chức độc quyền đất hiếm – “Rare Earth Cartel” [45]? Đó là vì Trung Quốc dùng các thủ đoạn định giá và phá giá cướp giật; đây cũng chính chính là bài học được lấy ra từ giáo trình “Cẩm nang về Tổ chức Độc quyền Cartel”.

Bải học này được bắt đầu từ hơn một thập niên trước đây. Đó là khi một số quan chức cao cấp của Đa?ng Cộng sản Trung Quốc nhận ra được sự giầu có từ nguồn đất hiếm của họ, và Trung Quốc đã bắt đầu đổ hàng đống tiền trợ cấp vào công việc sản xuất đất hiếm. Mục tiêu mà họ muốn đó là biến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành một tổ chức độc quyền như OPEC[46] về đất hiếm: “OPEC of Rare Earths”.

Để xây dựng và phát triển Tổ chức độc quyền đất hiếm “Rare Earth Cartel”, các công ty khai thác khoán sản của Trung Quốc đã chủ đích khai thác quá định mức sản xuất, và sau đó sử dụng quyền bình đẳng trong giao thương buôn bán, để tuôn ra một khối lượng khổng lồ đất hiếm vào thị trường toàn cầu. Hiệu quả thực tế của việc ồ ạt đưa vào thị trường một lượng sản phẩm cực lớn đó là làm hạ giá toàn cầu xuống thấp hơn mức chi phí sản xuất, và vì thế các đối thủ cạnh tranh nước ngoài bị đẩy ra khỏi cuôc chơi về thị trường đất hiếm.

Trong vài năm gần đây, cùng với việc tổ chức độc quyền đất hiếm được thiết lập vững trãi, Trung quốc đã chuyển từ giai đoạn “bán phá giá”, tới giai đoạn “lừa đảo về giá”. Vì đã tiêu diệt thành công các công ty khai thác khoán sản nước ngoài thông qua việc bán phá giá, cho nên ở giai đoạn “lừa đảo về giá” này, Trung Quốc bắt đầu đột ngột tăng giá đất hiếm.

Chẳng hạn, bây giờ chúng ta xem xét vấn đề liên quan tới cerium oxide, vật liệu trọng yếu sử dụng trong các pin nhiên liệu và các bộ chuyển đổi xúc tác [47]. Vào năm 2007, thì giá toàn cầu chỉ khoảng 3 USD cho một kg. Thì ở năm 2010, sau khi chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc được thực thi, giá của vật liệu cerium oxide nhảy vọt lên tới 23 USD cho một kg – tăng hơn 7 lần chỉ trong vòng 3 năm.

Còn đối với chất samarium oxide thì như thế nào? đây là loại vật liệu đất hiếm rất quan trọng dùng trong sản xuất các thanh nam châm có tính năng hoạt động mạnh mẽ, và được sử dụng trong trong quá trình hóa trị khi điều trị bệnh ung thư. Giá của vật liệu đất hiếm này đã tăng tới gần 1000%.

Tất nhiên, việc tăng giá phi thường này đã bắt đầu kéo các nhà đầu tư nước ngoài hào hứng trở lại thị trường đất hiếm, thậm chí công ty Molycorp [48] đã bắt đầu mở lại việc khai thác. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc phải đối mặt một rủi ro rất lớn: Các công ty khai thác đất hiếm của Trung Quốc có thể đổ cả thùng rượu đi bất cứ lúc nào, thao túng và làm lũng đoạn thị trường một lần nữa, nhằm phá giá sản phẩm, và lặp lại những gì đã tiên đoán trước đây[49], họ sẽ gạt các công ty như Molycorp ra ngoài thị trường làm ăn về đất hiếm.

Khi phải sử dụng độc chiêu còn lại của chiến lược đất hiếm, Trung Quốc thậm chí thay đổi trò chơi ăn cướp của họ, từ việc đơn thuần chỉ là thao túng về mặt kinh tế, tới các trò chơi rất thực tế, nguy hiểm, đó là thủ đoạn Tống tiền chính trị – “Political blackmail” [50]. Chẳng hạn, nói về một biến cố rất nổi tiếng năm 2010, khi đó Nhật Bản đã phải nhượng bộ và thả thuyền trưởng người Trung Quốc, người mà bị bắt vì cố ý đâm vào tầu bảo vệ lãnh hải của Nhật Bản ở vùng biển gần các đảo Senkaku – vùng lãnh thổ được kiểm soát bởi Nhật Bản, mà Trung Quốc nói là của họ. Tất nhiên, một trong những lý do lớn mà Nhật Bản đã phải nhượng bộ sức ép của người hàng xóm là vì Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, nguyên liệu mang tính chất sống còn đối với hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử và tự động của Nhật Bản [51].

#8: Vạn lý Trường thành Bảo hộ

Được xem như là Vũ khí Hủy diệt Việc làm cuối cùng, Vạn lý Trường thành Bảo hộ – “Great Walls of Protectionism” càng ngày càng biểu hiện rõ hơn. Công trình xây dựng hùng vĩ này được xây từ nhiều loại “gạch” sau đây: thuế đánh vào hàng nhập khẩu [52], hạn ngạch xuất khẩu mù mờ không rõ ràng, tăng thuế hải quan [53], các quy định của nhà nước về “Mua hàng Trung Quốc”, các hàng rào kỹ thuật đối với kinh doanh và thương mại, và những kiểu cách hối lộ như đút lót để thắng thầu[54].

Nói theo ngôn ngữ thực thế, thì những bức tường bảo hộ có nghĩa như sau: Trong khi các cơ sở chế tạo máy tính của Trung Quốc ở Thẩm Quyến, các công ty may mặc ở Chiết Giang, hay các nhà máy chế tạo chi tiết máy bay ở Thượng Hải có thể tự do bán hàng hóa ở thị trường Bắc Mỹ, thì những công ty như thế và các đối thủ cạnh tranh của họ ở San Jose, bang Mexico City, và Dorval, bang Quebec, không thể làm điều tương tự, tức là không được tự do bán hàng hóa ở Trung Quốc. Vậy bạn có ngạc nhiên không khi mà cơ sở sản xuất và chế tạo của chúng ta đang phải điều trị cấp cứu ở trong lô`ng kính?[55]

Tổng kết về những lo ngại đến từ Trung Quốc

Khi bạn làm tổng kết về Tám Vũ khí Hủy diệt Việc làm của Trung Quốc, sẽ thấy kết quả sẽ là hàng triệu công ăn việc làm của Mỹ, Canada, Châu Âu, Mexico và Châu Á bị đánh mất, và toàn bộ cơ sở sản xuất của Phương Tây đã phải qụy gối gục ngã. Khi các điểm nút liên kết của mỗi vũ khí trong số Tám Vũ khí Hủy diệt Việc làm của Trung Quốc được kết nối với những đường xếp hàng vì thất nghiệp ở Mỹ, tình trạng trì trệ kinh tế triền miên ở Nhật Bản [56], khủng khoảng nợ ở Châu Âu, và tình trạng bạo loạn ở Mexico [57], bạn sẽ nhìn thấy một viễn cảnh lớn hơn: Chính sách và chiến lược công nghiệp theo thuyết trọng thương hám lợi và chủ nghĩa bảo hộ mà Trung quốc theo đuổi không ngoài các mục tiêu như thống trị hoàn toàn nền sản xuất và chế tạo thế giới, gặm nhấm toàn bộ thị trường toàn cầu, và khuất phục xã hội phương Tây về kinh tế.

Là một Giám đốc điều hành của công ty Nucor Steel [58], ông Dan Dimicco đã dũng cảm nhận xét như sau: “Chúng ta ở trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc đã hơn một thập niên. Nhưng chỉ có họ là những người khai hỏa!”. Thậm chí Tổng giám đốc luôn khúm núm và quỳ lạy của Tập đoàn General Electrics – GE[59] , ông Jefferry Immelt, đã có nhận xét trong một trường hợp bộc bạch hiếm hoi: “Tôi thực sự lo lắng về Trung Quốc, tôi không dám chắc là cuối cùng họ muốn chúng ta chiến thắng hay ai đó trong chúng ta thành công nữa”.

Rõ ràng là, đã đến lúc Mỹ và các đồng minh của mình trong thị trường thương mại tự do và bình đẳng cẩn phải phát hỏa lại đối thủ Trung Quốc [60] . Cũng đã đến lúc các là lãnh đạo của Đa?ng Cộng sản Trung Quốc cần phải biết một điều: Tổ chức Thương mại Thế giới WTO được thành lập vì một lý do như sau, đó là khuyến khích một nền thương mại tự do thực sự và mang lại sự thịnh vượng chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Thông qua việc sử dụng Tám Vũ khí Hủy diệt Việc làm Hàng loạt, Trung Quốc đã phá vỡ một cách có hệ thống khuôn khổ của tự do thương mại – thậm chí họ còn liên tục xâm phạm thị trường Mỹ dưới cái vỏ bọc Tổ chức Thương mại Thế giới. Đây là một trong những việc làm bẩn thiểu và đê tiện nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Cái chủ thuyết trọng thương hám lợi và chủ nghĩa bảo hộ Trung Quốc cần phải được tiêu diệt. Nếu chúng ta không làm điều này, thì chờ tới khi nào? Nếu không phải là người Mỹ làm, thì quốc gia nào sẽ làm? Như cố Thủtướng Winson Churchill [61] đã từng nói: Người Mỹ luôn tìm ra cách để làm cái gì đó đúng đắn, sau khi họ vắt cạn hết các giải pháp khác”. Sự thực thì chúng ta cũng đã đến mức này rồi đấy.

——————————————————————————–

[1] Peoria là thành phố lớn nhất nằm bên dòng sông Illois, thuộc Bang Illois, Mỹ, với dân số khoảng 115 ngàn người.

– Thành ngữ “Will it play in Peroria?” thường được sử dụng để hỏi liệu rằng một sản phẩm, nhân vật, đề tài hay sự kiện nào đó có sức lôi cuốn đối với dân chúng Mỹ hay không.

– Play in Peoria: Slang – to be acceptable to average constituents or consumers:

– Câu nói “Will it play in Peoria?” là biến thể của một câu trong Tiểu thuyết của nhà văn Horatio Alger “Năm trăm đồng Đô la hay bí mật về Jacob Marlowe”, được xuất bản năm 1890. Trong tác phẩm này, một nhóm diễn viên đóng kịch ở Peoria và thành ngữ như là “We shall be playing in Peoria” – “Chúng tôi sẽ diễn ở Peoria” và “We shall be play at Peoria” – “Chúng tôi sẽ diễn tại Peoria” được xuất hiện ở trang 218. Sau đó những thành ngữ này được nói lóng theo tiếng đường phố thành “Will it play in Peoria?” – “Họ sẽ biểu diễn ở Peoria chứ?”

[2] Unfair trade practice: Thủ đoạn thương mại bất bình đẳng

[3] Virtual certainty: Chắc chắn: The European Union has unfinished business with the euro zone debt crisis and the virtual certainty that Greece will need further financial aid.

[4] Carl Philipp Gottfried von Clausewitz (1780 – 1831): Lý thuyết gia quân sự người Đức.

[5] “Tôn Vũ”: Tác giả của Binh Pháp Tôn Tử. Nhờ cuốn binh thư của mình mà được tôn là Tôn Tử.

[6] “gains from trade”: Lợi ích của thương mại. Gains trade in economics refers to net benefits to agents from voluntary trading with each other.

[7] “positive sum” game: In decision theory, the 'win-win' situation where no one wins at someone else's expense, and the sum of winnings (positives) and losses (negatives) is positive. See also zero sum game.

“zero sum” game: “Trò chơi có tổng bằng không” = trò chơi “Kẻ thắng người Thua”. In decision theory, the 'win-win' situation where no one wins at someone else's expense, and the sum of winnings (positives) and losses (negatives) is positive. See also zero sum game

[8] “if we build it they will come”: The line in the movie was “If you build it, he will come.” And it was said by a disembodied voice. So Costner builds a baseball field in the middle of his cornfield and everyone thinks he's crazy. When the field is done, ghost baseball players come out and play and the family interacts with them. Thousands of people come from miles away to see the games. Eventually Costner's dad (who was dead) came out and played and there was an emotional moment and Costner finds closure.

[9] Flat-out wrong: Đều sai lầm như nhau.

[10] American dreams

[11] Gross domestic product – GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

[12] A rub is a difficulty: The origin is unknown and it is most known for Shakespeare's use of it in Hamlet. Here’s the rub: It is from Hamlet. it mean something along the lines of 'here's the problem.'

[13] “if we build it they will come”: The line in the movie was “If you build it, he will come.” And it was said by a disembodied voice. So Costner builds a baseball field in the middle of his cornfield and everyone thinks he's crazy. When the field is done, ghost baseball players come out and play and the family interacts with them. Thousands of people come from miles away to see the games. Eventually Costner's dad (who was dead) came out and played and there was an emotional moment and Costner finds closure.

[14] not for nothing = not in vain = not without cause/purpose/use

[15] “Trickle-down economics” and “the trickle-down theory” are pejorative terms that refer to the policy of providing across the board tax cuts or benefits to businesses, such as tax breaks, in the belief that this will indirectly benefit the broad population. The term has been attributed to humorist Will Rogers, who said during the Great Depression that “money was all appropriated for the top in hopes that it would trickle down to the needy.”

[16] Unemployment lines

[17] Kinh tế học Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của John Maynard Keynes (1883-1948) làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng. Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái.

[18] Dagger to the Heart: Lưỡi hái tử thần, con dao đâm vào trái tim, vũ khí giết người. Tham khảo: (i) The iPad is a blatant dagger to the heart of Microsoft inevitability. (ii) We must not exclude potato-growing or banking from our definition. …. and making a dagger, and then applying the dagger to the heart of one's enemy. (iii) That meant it was a dagger to the heart since we didn't get any. It hurt a lot.

[19] Export subsidies: Trợ cấp xuất khẩu

[20] Broken promise: Bội ước, thất hứa, lời hứa bị bẻ gãy

[21] Unemployment lines: Các tuyến xếp hàng thất nghiệp, xin việc làm.

[22] Great Game : Đại chiến. The Great Game or Tournament of Shadows (Russian: Турниры теней, Turniry Teney) in Russia, were terms for the strategic rivalry and conflict between the British Empire and the Russian Empire for supremacy in Central Asia.

[23] Chinese currency manipulation: Việc thao túng và điều khiển tiền tệ của Trung Quốc

[24] Uniform tariff: Biểu thuế quan thống nhất

[25] More than a buck: the dollar is also called buck

[26] Back in the good old US of A! Couldn’t be happier about being home…but I am really weirded out by how many white people there are here. Aside from that, the culture shock has been mild. And it’s not like I’ve eased myself back into Western life. It’s more like I tested the Western waters by doing a belly flop.

[27] Real cost advantage: Chi phí sản xuất thực

[28] Hybrid car: xe hơi sử dụng động cơ lưỡng tính.

[29] Meant to be trampled: Tham khảo: So indirectly it says that you are meant to be trampled on because you are a no body and there won't be any justice meted out to you.

[30] “Do whatever you can get away with to better your own situation.” Tham khảo: (i) The thieves managed to get away with a lot of money. (ii) To escape the consequences of (a blameworthy act, for example): got away with cheating.

[31] Most shortsighted: Thiển cận nhất

[32] Shoot yourself in the head: Tự sát. Tham khảo: (i) How to shoot yourself in the head and hand your business to Apple in two easy steps. (ii) Three weeks later you shoot yourself in the head rather than try to modify that line.

[33] Tham khảo: (i) Lean, Green Rhetoric Machines – Apple and Dell are slugging it out to see who makes the greenest computers. (ii) Yet in most of the economic stimulus packages, the ‘green rhetoric’ has been stronger than the substance. (iii) In Green rhetoric, everything in nature is described as “fragile!” — rivers, forests, the whole planet. It's manifestly untrue. America's eastern forest lost two of its most dominant species — the american chestnut and the passenger pigeon — and never faltered.

[34] More pollution, lower prices: “ô nhiễm càng nhiều thi giá càng rẻ”

[35] The highest environmental compliance costs: Chi phí cao nhát về thỏa thuận môi trường

[36] Virtual certainty: Chắc chắn: The European Union has unfinished business with the euro zone debt crisis and the virtual certainty that Greece will need further financial aid

[37] Lò sát sinh số 5: Slaughterhouse-Five, or The Children's Crusade: A Duty-Dance with Death (1969) is a satirical novel by Kurt Vonnegut about World War II experiences and journeys through time of a soldier called Billy Pilgrim. Ranked the 18th greatest English novel of the 20th century by Modern Library, it is generally recognized as Vonnegut's most influential and popular work.

[38] Sweatshop (or sweat factory) is a negatively connoted term for any working environment considered to be unacceptably difficult or dangerous — especially by those from developed countries with high standards of living.

[39] Draconian cost and price: Chi phí và giá cả quá đắt hoặc quá cao. Xem thêm (i) 'Draconian' rise in fees to use the bus station; (ii) Draconian Cost-Cutting could be worst thing we could do right now

[40] A tighter chokehold over: Đòn bẻ và xiết cổ họng trong võ thuật. A chokehold or choke (also stranglehold or in Judo referred to as shime-waza, 絞技, “constriction technique”) is a general term for grappling hold that critically reduces or prevents either air (choking) or blood (strangling) from passing through the neck of an opponent, the restriction may be of one or both and depends on the hold used and the reaction of the victim.

 
Bình luận
Ads Footer