NÊN sao chép, chia sẻ, KHÔNG NÊN thương mại hoá.

Chết Bởi Trung Quốc

Chương 9: Chết Dưới Tay Gián Điệp Tq

Tác giả: Peter Navarro - Greg Autry
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý
Ads Top

Cách “máy hút bụi Bắc Kinh” cuỗm sợi thừng để treo cổ chú SAM

“Một tên gián điệp giá trị bằng cả đạo quân hàng vạn tên” (Tôn Tử Binh Pháp)

Mục tiêu chính của những hành động gián điệp mà Trung Quốc nhắm vào chính phủ Mỹ và nền công nghiệp Mỹ là thu lượm toàn bộ thông tin kỹ thuật và kinh tế, với mục đích kép là làm cho khoa học quân sự Trung Quốc mạnh mẽ hơn và nền kinh tế cạnh tranh hơn.

(Mối đe dọa gián điệp – Intelligence Threat Handbook)

Hàng ngày, một mạng lưới hàng ngàn gián điệp chuyên nghiệp và không chuyên của Trung Quốc thu thập các tin tức tình báo ở các văn phòng, nhà máy, trường học từ khắp nước Mỹ đến châu Âu, từ Brazin, Ấn Độ đến Nhật, Hàn Quốc. Mỗi phút, hàng trăm tin tặc Trung Quốc dùng cả ngàn chương trình để tấn công vào tường lửa của các hệ thống thông tin về công nghiệp, tài chính, học thuật, chính trị, quân sự trên khắp thế giới, tìm kiếm các dữ liệu quý giá và âm thầm lấy các thông tin nhạy cảm có thể khai thác được này để phá hủy trong tương lai.

Tại sao những nguời tham gia trong ủy ban Mỹ – Trung lại gọi Trung Quốc là, (Why do we in America put up with what the U.S China Commission has called), “quốc gia hung hăng nhất thực hiện những hoạt động gián điệp chống lại Mỹ”? Đó là câu hỏi thú vị mà ta cần tự hỏi – liệu ta mỗi ngày sẽ đến Nhà Trắng hay thung lũng Capitol làm việc hay nên mua sắm hàng tuần các sản phẩm Trung Quốc rẻ mạt ở những cửa hiệu Walmart.

Trong phần đầu, ta sẽ xem xét một cách cẩn thận sự đen tối và thế giới bóng tối của gián điệp Trung Quốc trên đất Mỹ cũng như ở những nơi khác trên thế giới. Ở phần tiếp theo, ta sẽ chuyển sang nhận định về bộ máy điều khiển gián điệp của Trung Quốc, được cho là ngày càng nguy hiểm và khiêu khích hơn, đây là một cuộc chiến ko cân xứng mà họ (Trung Quốc) có thể truy nhập đến mọi máy tính của từng nhà, từng doanh nghiệp, từng chính phủ trên hành tinh này.

Cuối hai phần này, hy vọng mọi người dân Mỹ – từ phố chính (Main Street) và phố Wall (Wall Street) đến trụ sở của CIA, FBI, Lầu Năm Góc nhận thức được rằng: chúng ta, những kẻ khờ khạo (naivete) tự ràng buộc mình (đính ước-engaging) vào các kiểu kinh doanh và thương mại không điều kiện với một quốc gia đang dùng mọi chiêu thức gián điệp, bằng cả phương pháp cũ và mới, một cách có hệ thống để tước đoạt đi các công nghệ của ta và dọ thám phương cách phòng vệ của ta trước một cái chết có thể dự báo trước.

TRONG KHI CHÚNG TA SĂN ĐUỔI BIN LADEN, CON RỒNG (TRUNG HOA) ĐÃ TỰ DO PHÁT TRIỂN ĐIÊN CUỒNG

Bắc Kinh không thiên về phương pháp cổ điển mà các cơ quan tình báo (intelligence service) lớn khác dùng, vốn đề cao việc kiểm soát mật thông qua một số mật vụ cao cấp. Thay vào đó, họ dùng một mạng lưới chân rết rộng lớn các du học sinh, doanh nhân, các phái đoàn Trung Hoa trên đất Mỹ, và cả những người Mỹ gốc Hoa có thể làm gián điệp được. (Theo The Christian Sceince Monitor)

Trong đôi ủng (vai trò) của mình, với chiêu thức gián điệp truyền thống, chính phủ Trung Quốc và rất nhiều cơ sở công nghiệp hiện hành (state-run industries) đang ráo riết thực hiện chiến lược gián điệp ba răng nanh (mũi nhọn – three-pronged espionage) chống lại nhiều quốc gia trên thế giới – mà những kẻ thù chính của họ là Mỹ, Châu Âu, Nhật được chú tâm nhiều nhất. Chiến lược gián điệp ba mũi nhọn này bao gồm tấn công các học viện học thuật, học viện công nghệ và học viện quốc gia để ăn cắp các thông tin quý giá về tài chính, công nghệ, chính trị và kỹ thuật, đồng thời chuẩn bị các cuộc tấn công phá vỡ và hủy diệt trong cuộc chiến tranh nóng khi có thể.

Thật ra, trong khi hệ thống tình báo của Hoa Kỳ đang tập trung cho cuộc chiến chống khủng bố, gián điệp Trung Quốc đã được tự do phát triển dữ dội (wild) trên đất Mỹ. Phương tiện truyền bá của họ là một mạng lưới gián điệp “lai tạp” tinh vi, rất khác với chiêu thức gián điệp truyền thống của Xô Viết.

Ở đỉnh cao cuộc chiến tranh lạnh, cơ quan tình báo Xô Viết (Soviet Union’s KGB) hoạt động dựa vào số nhỏ các gián điệp chuyên nghiệp sống ở nước và hỗ trợ liên tục cho những tên Mỹ phản bội, thực hiện thông qua các vụ hối lộ hoặc tống tiền. Trong khi Trung Quốc không những có các đặc vụ bí mật và người Mỹ biến chất (turned Americans), họ còn dựa vào một mạng lưới không tập trung các gián điệp cấp thấp, đó là số đông cực lớn người dân sắc tộc Trung Hoa.

Lực lượng nòng cốt các điệp viên không chuyên và những kẻ cung cấp thông tin cho Trung Quốc được chiêu mộ bởi tổ chức như Cục An ninh Tình báo Trung Quốc (the Ministry of State Security China’s KGB) và các nhóm công nghiệp cụ thể. Một số những gián điệp này có thể được chọn từ cộng đồng người Mỹ gốc Hoa. Như được mô tả trong cuốn Mối đe dọa gián điệp (The Intelligence Handbook), họ được kết nạp vào “vòi bạch tuộc” bằng 2 cách: hoặc bằng cách kêu gọi chủ nghĩa dân tộc và sắc tộc Trung Hoa hoặc bằng cách đe dọa cưỡng ép các cá nhân có người thân sống ở Trung Quốc.

Hơn nữa, các điệp viên Trung Quốc còn được cài vào trong số 750,000 người Trung Hoa được cấp visa vào Mỹ hàng năm. Họ có thể là những nhà báo của hãng tin Xinhua, là những sinh viên ở các trường đại học Mỹ, các doanh nhân, những lao động xuất khẩu tại các tập đoàn và phòng nghiên cứu quốc gia của Hoa Kỳ, hoặc đơn giản chỉ là những khách du lịch. Thật sự, từ số lượng lớn các du khách hợp pháp Trung Hoa đến Mỹ hàng năm kết hợp với cộng đồng rộng lớn người Mỹ gốc Hoa, họ dễ dàng thu nạp các “con bọ” gián điệp tung bay dưới radar FBI và thực hiện điều răn của Mao Trach Đông “bơi cùng với cá”.

VISA MIỄN PHÍ ĐẾN CÁC “TIỆM BÁNH” MỸ

“Gián điệp là cuộc chiến không tiếng súng” (Li Fengzhi)

Trường hợp của Li Fengzhi đáng là một bài học cho ta vì nó mô tả cách điệp viên Trung Quốc đã thâm nhập vào Mỹ dễ dàng như thế nào và mạng lưới chân rết gián điệp Trung Quốc hoạt động sâu ra sao. Li đã làm việc như là một chuyên gia phân tích cho Cục An Ninh (Ministry of State Security) khi anh ta âm thầm vào Mỹ dưới danh một du học sinh sau đại học tại trường đại học Denver năm 2003.

Theo các cuộc phỏng vấn mà chúng tôi thực hiện được với Li, anh ta từng có một cuộc đời trong sạch, sinh năm 1968, là con trai của một gia đình trí thức ở tỉnh Liaoning. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1990, Li gia nhập cơ quan tình báo địa phương và vài năm sau chuyển lên Cục An Ninh, nơi mà anh ta làm việc cho Bắc Kinh như một mật vụ tại quê nhà. Theo Li, dưới ánh mắt một chàng trai trẻ ngây ngô, anh ta thấy đây là “một công việc tốt và là một sự nghiệp đặc biệt phụng sự cho chính phủ”.

Khi là phân tích viên cho Cục tình báo Trung Quốc, Li đã giành thời gian thu thập thông tin tình báo ở Đông Âu và Nga trong khi theo học tiến sĩ ngành chính trị quốc tế. Vào năm 2003, anh ta được chọn tới Mỹ. Tuy nhiên, thay vì làm gián điệp chống lại Mỹ, anh ta đã được khai sáng (epiphany).

Khi càng thấy được thế giới bên ngoài và tự do là như thế nào, Li nói, anh ta “bắt đầu thấy rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc là ác quỷ và đang làm hại cả chính người dân Trung Hoa”. Với trên sức mạnh của sự khai sáng này mà Li đã “cải đạo” và theo Mỹ (Li sought to defect to the US).

Theo Li, khi anh ta rời bỏ Cục An ninh Tình báo Trung Quốc, họ đã có khoảng 100,000 điệp viên và những người cung cấp tin tức, không kể những kẻ nghiệp dư, và một số lượng lớn những cá nhân làm gián điệp trong các tổ chức chính phủ Trung Quốc. So với 13,000 nhân viên tình báo FBI.

Cũng theo Li, và đây có lẽ là sự tiết lộ đáng ghê rợn nhất của anh ta, thì phần đông các gián điệp Trung Quốc chính là các phóng viên Trung Hoa, các nhiếp ảnh gia, các nhân viên phi chính chủ, các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc hoa, những thương nhân, kỹ sư, học giả. Theo lời Li, trong khi những điệp viên chuyên nghiệp này “có thể không có điều kiện để tiếp cận các thông tin quan trọng, thì họ sẽ tập trung vào việc chiêu dụ những người cung cấp thông tin để lấy bằng được các tin tức tình báo này”.

Những gì đáng nghi nhận về câu chuyện của Li, ngoài việc anh ta dễ dàng qua mặt chính phủ Mỹ như thế nào, dù bản thân có nền tảng hoạt động tình báo, mà còn là việc anh ta có một cái nhìn chân thực về Trung Quốc ra sao, hơn bất kỳ một công dân Mỹ nào.

MỘT TỔ ONG THẬT SỰ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HÚT CHÍCH CỦA CHÚNG

Vậy chính xác mạng lưới gián điêp Trung Quốc làm những gì và chúng hoạt động ra sao? Trên đấu trường tình báo công nghiệp, mạng lưới này hiển nhiên là sục sạo và thu lượm các công nghệ mới, các bí mật kinh doanh và các phương pháp sản xuất. Trong mặt trận khoa học quân sư, mục tiêu hoạt động của các gián điệp rộng khắp từ việc giành đoạt những hệ thống vũ khí mới đến thu nhặt các thông tin chi tiết về các hoạt động quân sự của Mỹ.

Trong cả hai lãnh vực công nghiệp lẫn quân sự, dấu hiệu nhận biết về gián điệp Trung Quốc là những “tổ ong” hoạt động bền bỉ của chúng. Từng thập kỷ đi qua, hàng ngàn gián điệp và kẻ thu lượm tin tức, như những con “ong thợ” hút chích (vacuum up) cần mẫn từng mẫu thông tin nhỏ nhất từ các trường đại học Mỹ, các phòng nghiên cứu, các phòng thí nghiệm quốc gia, thung lũng Silicon và từ các cơ quan quốc phòng liên quan.

Chính sách lạnh lùng tiến bước, âm thầm ngặm nhấm (time-consumming process) chính là tính cách tiêu biểu trong lịch sử của Trung Hoa, và họ kiên định với châm ngôn nổi tiếng của Tôn Tử “một tên gián điệp giá trị bằng cả đạo quân hàng vạn tên”. Đến khi từng mẫu thông tin được bòn rút (rút trích) đầy đủ thì chúng được gửi về cho đất mẹ Trung Hoa và được biên dịch, các thông tin này cung cấp các cho các tổ chức tình báo Trung Quốc và các vùng tự trị một cái nhìn rõ ràng về toàn bộ các công nghệ, quy trình sản xuất hay hệ thống.

Như Scott Henderson đề cập trong cuốn “Những vị khách đen tối” (The Dark Visistor): “thay vì đặt ra một mục tiêu tìm kiếm thông tin nhất định, họ thu thập bất cứ thông tin gì có thể để khi đặt vào một tình huống cụ thể sẽ hiểu rõ hơn”. Cách thu lượm thông tin kiểu này khá hữu hiệu, phản ánh đúng câu nói nổi tiếng của không ai khác hơn là Geoge Washington, cha đẻ của nước Mỹ. Về lợi ích của việc gián điệp toàn dân (grassroots intelligence gather), ông đã khôn ngoan nhận xét:

Dù là những thông tin vụt vặt thì chúng cũng có giá trị nhất định trong việc thu thập thông tin của ta, bởi những điều tưởng như hoàn toàn tầm thường, khi được kết hợp lại với các phần khác, có thể cho ra những đúc kết có giá trị.

Đến nay, mạng lưới gián điệp Trung Quốc đã ăn cắp các kỹ thuật và quy trình sản xuât, từ các hệ thống con của hệ thống phòng hộ tên lửa phá hủy (Aegis guided misile destroyer), hoạt động bên trong của bom neutron, thiết kế các lò phản ứng thủy lực (naval reactor designs) đến kế hoạch phóng tàu con thoi (space shuttle), tên lửa dò tìm mục tiêu Delta IV (tên lửa đạn đạo – Delta IV rocket specs), hệ thống chỉ dẫn ICBM (ICBM-capable guidance systems). Tổ ong các đảng viên Cộng Sản Trung Quốc đã “hút chích” một cách hiệu quả từng chi tiết của các hệ thống vũ khí, từ bom B1-B, các máy bay tự điều khiển (không người lái – unmanned aerial vehicle), hệ thống tàu ngầm (submarine propulsion systems) đến động cơ phản lực (jet engines), hàng không mẫu hạm (aircraft carrier launch system) và thậm chí quy trình vận hành tàu chiến Hoa Kỳ (US warship operations procedures).

Cuộc chiến không tiếng súng của Trung Quốc chống lại Mỹ, trên cả phương diện danh chính lẫn gián điệp, đều cực kỳ “êm ái” (lax), trong khi các chính trị gia của Mỹ không hề có hành động trả đũa gì và cộng đồng Mỹ cũng không hề hay biết gì.

Và trên hết, rất nhiều những nhà học thuật Hoa Kỳ và các học viện nghiên cứu đã trở thành những nhà tiên phong ngây thơ cho “phép màu kinh tế Trung Hoa”. Một phần của vấn đề là hiện có những nguồn lợi và các món tiền khổng lồ đang cuộn chảy để hỗ trợ cho mọi nỗ lực nghiên cứu của người Trung Hoa. Điều này làm cho nhiều trường đại học Mỹ miễn cưỡng “ngoặm miếng bánh Trung Hoa để sống”. Thậm chí, phần nổi cộm của vấn đề chính là hàng tỷ đô la học phí thu được từ hơn 125,000 du học sinh Trung Quốc tại Mỹ. Trong số phần đông các sinh viên Trung Hoa ở Mỹ, những sinh viên giỏi nhất, làm việc chăm chỉ nhất và sẽ cống hiến cho nước Mỹ và thế giới, thì cũng đủ trong số họ chịu sự ảnh hưởng của Cộng Sản Trung Quốc để tiếp tục cho một tiến trình thoái hóa trầm trọng (serious upfront vetting process).

Quan điểm chung mở rộng cánh cửa giáo dục Hoa Kỳ cho bất kỳ người Trung Hoa nào là một trò chơi nguy hiểm. Vì Trung Quốc biết rõ rất nhiều cải cách công nghệ đưa Mỹ lên đỉnh cao được bắt nguồn từ các trung tâm nghiên cứu như CalTech, Havard, MIT và các phòng nghiên cứu quốc gia như Argonne, Lawrence, Berkeley, Los Alamos, Sandia. Thực vậy, các trường học và các phòng nghiên cứu, cũng như các trung phối hợp nghiên cứu và phát triển tại thung lũng Silicon hay các cơ quan quốc phòng như Hughes and Loral đã trở thành cái gọi là “kho mật” (candy store) cho các “ong thợ” gián điệp công nghệ và quân sự của Trung Quốc.

MỘT ĐIỆP VIÊN HAI MANG (MỘT KẺ BIẾN CHẤT) RẤT ĐÁNG GIÁ – VÀ CÁC BẢN ÁN TÙ

(One good turn agent deserves another – and life imprisonment)

“Shriver đã bán rẻ đất nước và nhiều lần tìm kiếm một vị trí trong tổ chức gián điệp của ta để hắn ta có thể cung cấp những tin mật cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (Luật sư Neil Mac Bride, theo Reuters)

Trong khi sắc dân Trung Hoa hình thành vô số những mạng lưới gián điệp, các điệp viên chuyên nghiệp Trung Quốc có dư thời gian để chiêu dụ những ai không phải là người Trung Quốc trở thành gián điệp, theo cách cũ mà Xô Viết đã làm.

Chẳng hạn, Ko-Suen Moo, một công dân Hàn Quốc đã bán tự bán mình cho Lockheed Martin và các cơ quan quốc phòng khác. Điệp viên hai mang này đã phương hại một nhà chứa máy bay ở Florida, cố gắng mua toàn bộ bản thiết kế sản xuất của động cơ phản lực có gắn quạt GE, được thiết kế đặc biệt cho máy bay không chiến đệ nhất F16 (dogfighter par excellence F16). May mắn thay, hải quan Mỹ đã khám phá ra vụ việc, nhưng không phải lần nào Hoa Kỳ cũng may mắn như thế.

Một trường hợp khác ông Kwon Hwan Park, một người Hàn Quốc khác bị Trung Quốc chiêu dụ. Ông này thành công trong việc xuất khẩu hai động cơ máy bay trực thăng Blackhawk cho Trung Quốc thông qua một đại diện Malysia. Tuy nhiên, cơ may không đến hai lần, ông Park bị bắt ở sân bay Dulles trên đường tới Trung Quốc với một vali chứa đầy các thiết bị quân sự.

Trong số các gián điệp Trung Quốc có vẻ không chuyên như Moo và Park, các điệp viên khác, còn gọi là “điệp viên nằm vùng” đã được cài cắm trên đất Mỹ. Đó là cách mà kỹ sư Boeing Donfan Chung cuỗm các thiết kế tàu con thoi, tên lửa dò tìm mục tiêu Delta IV chuyển về cho Bắc Kinh. Cho đến khi bị bắt, Chung đã tích lũy được 3 triệu đô la và tại nhà hắn, người ta tìm được hơn 300,000 tài liệu kỹ thuật, cùng với các ghi chú cho thấy hắn hi vọng thế nào về việc giúp đỡ cho quê hương mình.

Trường hợp của Chi Mak khá rắc rối. Hắn bị bắt khi chuyển các kế hoạch tàu ngầm hạt nhân (nuclear submarine propulsion), hệ thống ra lệnh và kiểm soát thủy quân cho Trung Quốc. Vụ án của Mak là bài học đắt giá vì nó minh họa bằng cách nào gián điệp Trung Hoa đều đặn ăn cắp danh sách các công nghệ tiên tiến mà nước họ đang cần. Những tài liệu bị hủy được FBI phục hồi minh chứng rằng Mak đã “tham gia nhiều hội thảo về các chủ đề đặc biệt” và về vi điều khiển. Nỗ lực gián điệp của hắn được kể đến gồm những công nghệ được quan tâm đặc biệt như “ngư lôi, tàu sân bay, trạm không gian vũ trụ (space-launched magnetic levitational platform”.

Và đây mới là điều đáng sợ nhất của “điệp viên nằm vùng”: cả Mak và Chung đã âm thâm sống ở Mỹ hàng thập kỷ như những công dân mẫu mực. Họ có sứ mệnh phản bội lại đất nước đã cưu mang họ và ăn cắp các công nghệ vũ khí tiên tiến nhất của Mỹ cho kẻ thù Trung Quốc.

Thật ra, các hình thức gián điệp này là tội mưu phản nghiêm trọng nhất, Mak và Chung lẽ ra phải lãnh án tử hình. Tuy nhiên, hình phạt đó chưa bao giờ được tuyên, và trong hệ thống tư pháp rắc rối của Mỹ, bản án cho các gián điệp Trung Hoa là quá nhẹ nhàng, họ chỉ lãnh án tương ứng 24 năm và 15 năm tù.

Điều này thật sự gây bối rối cho ta về hầu hết các vụ án gián điệp Trung Hoa trên đất Mỹ: Các quan tòa và hội thẩm đoàn Mỹ dường như không xem vấn đề là nghiêm trọng, họ không nhận thức là ta đang trong một cuộc chiến tranh ngầm. Thật vậy, dần dần, các bản án tù cho các gián điệp Trung Quốc càng lúc càng nhẹ và không có tính chất ngăn chặn bọn họ phản bội lại nước Mỹ. Chẳng hạn, trường hợp Kwon Hwan Park nêu trên, hắn lãnh một bản án nực cười – 32 tháng tù giam cho việc ăn cắp những công nghệ mà có thể đẩy mạng sống của các binh lính Mỹ và nhân dân các nước Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc vào vòng nguy hiểm.

Và ta hãy chú ý: không chỉ những người châu Á như Moo và Park, hay những người Mỹ gốc Hoa như Mak và Chung mới phản bội Hoa Kỳ, bán mình cho Trung Quốc. Vụ việc của Gleen Shriver thì sao?

Trường hợp này không phải là đại diện tiêu biểu cho những người con vùng Grand Rapids, Michigan, chỉ là mô tả cách bọn Trung Quốc hung hăng có thể chiêu dụ các gián điệp nước ngoài. Shriver là sinh viên Mỹ du học ở Thượng Hải. Hắn rốt cuộc đã có gắng đột nhập vào CIA dưới sự điều khiển và mua chuộc của điệp viên Trung Quốc. Minh họa cho một kẻ phản quốc đồi bại ngày nay như thế nào, nhưng Shriver chỉ phải nhận một “cái đánh nhẹ vào tay”: 4 năm tù giam.

Bình luận
Ads Footer