Những thú vui chơi và những trò giải trí mà tôi lao vào sau chuyến đi biển thứ ba của mình không đủ sức mạnh quyến rũ để tôi từ bỏ tính thích phiêu lưu muốn đi nữa. Tôi vẫn còn bị lôi cuốn vì lòng ham mê buôn bán và được thấy những thứ mới lạ ở các nơi. Vậy là tôi sắp xếp công việc, gom một số hàng hoá có thể tiêu thụ được ở những nơi định đến và lên đường. Tôi theo đường đi Ba Tư, phải đi xuyên qua nhiều tỉnh thành tới một cảng biển, ở đây tôi xuống tàu. Chúng tôi giương buồm và đã ghé vào nhiều bến thuộc đất liền và một số hòn đảo miền Đông. Rồi một hôm sau khi vượt qua một chặng đường dài, chúng tôi bị một cơn gió xoáy khiến thuyền trưởng phải cho hạ buồm và ra những lệnh cần thiết đề phòng nguy hiểm mà chúng tôi đang bị đe doạ. Nhưng tất cả đều vô ích. Tàu không điều khiển được, các cánh buồm đều bị xé nát, xô vào đá ngầm vỡ toang, một số lớn nhà buôn và thuỷ thủ chết đuối, hàng hoá chìm nghỉm.
Scheherazade kể đến đây thì nhìn thấy trời sáng. Nàng dừng lại và Schahriar thì đứng lến. Đêm sau nàng kể tiếp như sau câu chuyện về chuyến đi thứ tư của Sindbad.
Tôi may mắn – Sindbad kể tiếp – Cũng như nhiều nhà buôn khác và thuỷ thủ là bám được vào một tấm gỗ. Chúng tôi được một dòng thuỷ lưu đẩy tới một hòn đảo ngay trước mặt. Trái cây và nước suối ở đây đã giúp chúng tôi phục hồi một phần sức lực. Tìm chỗ nghỉ ngơi qua đêm ngay tại nơi đã bị biển hất lên, chúng tôi chưa biết phải làm gì đây. Tinh thần suy sụp sau tai nạn vừa qua đã làm chúng tôi hoang mang cực độ.
Ngày tiếp đó, lúc mặt trời lên, rời bờ biển đi sâu vào trong đảo, thấy có nhà cửa, chúng tôi liền đi tới. Rất đông những người da đen đổ xô ra vây tròn chia nhau nắm lấy chúng tôi rồi lôi vào trong nhà họ.
Năm người bạn và tôi được đưa vào cũng một nhà. Trước hết họ kéo chúng tôi ngồi xuống và đưa cho một thứ lá và ra hiệu mời ăn. Những người bạn của tôi không suy nghĩ là những người mời chúng tôi ăn nhưng bản thân họ không ăn, mà vì bị cái đói thôi thúc nên đã cầm lấy những lá đó mà nhai ngấu nghiến. Còn tôi, linh cảm thấy có một sự lừa bịp nào đó, tôi không đụng tới và như vậy thật là may vì chỉ một lát sau tôi thấy như tâm thần của các bạn tôi bị nhiễu loạn. Họ nói năng linh tinh và không biết mình nói gì.
Sau đó họ cho chúng tôi ăn cơm nấu với đầu dừa, các bạn tôi, không còn tỉnh táo nữa đã ăn lấy ăn để. Tôi cũng ăn nhưng rất ít. Những tên da đen này cho chúng tôi nhai loại lá đó trước hết là để làm cho chúng tôi loạn trí không còn biết gì về số phận thảm thê của mình nữa. Rồi chúng cho chúng tôi ăn để vỗ béo. Vì bọn chúng đều là giơng ăn thịt người nên trước khi ăn thịt chúng tôi, chúng để một thời gian chờ chúng tôi béo lên. Đó là điều xảy đến với các bạn tôi vì họ đã mất lý trí nên mặc kệ mọi sự. Vì tôi vẫn còn minh mẫn thì chắc các vị cũng đoán là đáng lẽ cũng béo tốt như mọi người nhưng tôi mỗi ngày lại càng gầy ốm thêm. Luôn luôn bị cái chết đe doạ trở thành một liều thuốc độc trong tất cả các thức tôi ăn. Chứng trầm cảm trở thành cứu tinh đối với tôi vì bọn da đen sau khi giết và ăn thịt hết các bạn tôi thì chúng ngừng lại. Nhìn thấy thân hình tôi khô khẳng, ốm yếu, chỉ có xưống và da nên chúng luì cái chết của tôi vào một thời đlểm khác.
Cũng vì vậy nên tời được khá tự do, hầu như chẳng cớ ai coi sóc và chú ý đến hành vi của tôi nữa. Điều đó cho phép tôi đi xa cụm nhà ở của bọn da đen. Một lão già nhìn thấy, nghi ngờ ý đlnh của tôl, đã gào to lên.cho tôi quay lại nhưng thay vì nghe theo lão, tôi chạy nhanh hơn lên và chẳng mấy chốc khuất tầm mắt lão ta. Chỉ có mỗi một lão già đó ở nhà, còn những tên đen khác đều đi vắng và chỉ trở về vào lúc cuối ngày, đó là lệ thường của chúng. Cũng vì chắc là chứng chẳng làm sao đuổi kịp được khi biết tôi đã chạy trốn, tôi bước đi thong thả đến tận nửa đêm mới dừng lại nghỉ một chút và ăn một vài miếng thức ăn mang theo. Rồi tôi lại tiếp tục lên đường đi suốt bảy ngày đêm, để ý tránh xa những nơi có người ở. Những ngày này tôi sống qùa ngày bằng những quả dừa: ăn cùi dừa và uống nước dừa.
Đến ngày thứ tám, tôi đến gần biển và bất ngờ trông thấy những người da trắng như tôi đang mải thu hoạch hồ tiêu mà ở đó mọc lên bạt ngàn. Vẻ mải mê làm việc của họ là một dấu hiệu tốt và tôi chẳng khó khăn gì mà đi tới gần họ .
Scheherazade không nói thêm gì nữa trong đêm nay và đêm sau, nàng kể tiếp:
o O o
Những người thu hoạch hồ tiêu -Sindbad kể tiếp – tiến đến phía tôi, và khi nhìn rõ họ hỏi bằng tiếng Ả Rập tôi là ai và từ đâu tới. Sung sướng nghe thấy họ nói tiếng của mình, tôi đã thành thật kể cho họ nghe đã bị đắm tàu như thế nào, tới được cái đảo đó và rơi vào tay bọn người da đen ra sao. Họ đồng thanh nói:
– Nhưng những người da đen đó chuyên ăn thịt người kia mà. Nhờ có phép màu nào mà ông thoát khỏi bàn tay độc ác dã man của chúng?
Tôi kể cho họ nghe câu chuyện mà các ngài vừa nghe đó và tất cả bọn họ đều vô eùng klnh ngạc. Tôi ở cùng họ cho tới ngày họ thu hoạch xong một số lượng hồ tiêu họ cần. Sau đó họ đưa tôi xuống con tàu đã đưa họ tới đây và về hòn đảo, nơi ở của họ. Tôi được giới thiệu với vị quốc vương của đảo. Vị vua nhân từ này đã lắng nghe câu chuyện của tôi và tỏ ra rất ngạc nhiên. Ông sai mang cho tôi quần áo và ra lệnh phải chú ý chăm sóc tôi.
Hòn đảo mà tôi ở lúc đó rất đông dận và sản vật không thiếu thứ gì. Trong thành phố nơi nhà vua đóng đô, việc buôn bán rất thịnh vượng. Chỗ trú chân khá dễ chịu, này bát đầu làm tôi khuây đi nỗi bất hạnh của mình và lòng nhân từ của vị quốc vương hào hiệp này làm tôi thật hài lòng. Thật vậy, trong ý nghĩ của ông, không có ai tài trí hơn tôi và rất cuộc không ai trong triều đình cũng như ở thành phố là không tìm cơ hội để làm tôi vui lòng. Chẳng báo lâu mà tôi được coi là một người được sinh ra trên đảo chứ chẳng phải là người ở nơi khác đến.
Tôi nhận thấy một điều theo tôi thì thật khác lạ. Tất cả mọi người, kể cả vua, cưỡi ngưa đều không có yên cương, bàn đạp. Một hôm, đánh bạo tôi hỏi Bso bệ hạ không sử dụng tiện nghi đó. Ông đáp là những cái đó ở quốc gia này chưa có ai biết để sử dụng cả.
Ngay tức thì tôi tìm đến một người thợ, vẽ mẫu cái cốt yên ngựa cho anh ta làm. Làm xong tội tự tẩy nhồi đệm bọc da và tràng trí bằng một tấm vải thêu kim tuyến. Sau đó tôi tìm một người thợ rèn đặt làm một cái hàm thiếc tôi cho kiểu và làm luôn cả hai cái bàn đạp.
Khi các thứ đã hoàn hảo, tôi đưa đến dâng nhà vùa và đóng thử vào một con ngưa. Nhà vua trèo lên cưỡi và rất thích thú sáng kiến này. Ông thể hiện sự vui thích hài lòng của mình bằng cách thưởng cho tôi rất nhiều thứ quí. Tôi cũng không tránh khỏi phải đặt làm rất nhiều yên ngựa cho các quan thượng thư và các quan chức chính trong triều. Họ cho rất nhiều quà, chẳng mấy chốc mà tôi giàu sụ. Tôi cũng đặt làm cho cả những người có danh tiếng nhất trong thành phố, vì thế danh tiếng của tôi lại càng lừng lẫy.
Vì tôi vào chầu rất đều đặn, nên một hôm nhà vua bảo:
– Sindbad, ta yêu mến ông và ta biết là tất cả quần thần cũng theo gương ta. Ta có một yêu cầu và muốn ông nên tuân theo.
– Tâu bệ hạ – Tôi đáp – Không có điều gì mà tôi không sẵn sàng làm theo ý của Người. Đối với tôi, Người có quyền tuyệt đối.Ta muốn lấy,vợ cho ông, để có thể cuộc hôn nhân này sẽ giữ được ông ở lại trong vương quốc của ta, để ông khỏi nhớ về đất nước mình.
Vì chẳng dám trái lệnh quốc vương nên tôi đã kết hôn với một phụ nữ trong triều, sang quí, đẹp, ngoan và giàu có. Sau hôn lễ, tôi đến ở nhà người đàn bà này trong tình yêu thương trọn vẹn. Tuy vậy, tôi cũng chẳng ngăn được nỗi nhớ nhà. Ý đồ của tôi là sẽ thừa cơ trốn thoát khỏi tình trạng này, trở về Bagdad mà ở đó cơ ngơi của tôi to lớn, sinh lợi nhiều, tôi làm sao mà quên được.
Đang quẩn quanh trong những ý nghĩ đó, thì xảy ra việc vợ một người láng giềng mà tôi kết thân ngã bệnh ốm và chết. Tôi sang nhà để chia buồn và an ủi, thấy anh ấy đang đắm chìm trong nỗi u buồn sâu sắc.
– Mong được Thượng đế bảo vệ bạn – Tôi nói với anh ta – Và phù hộ cho bạn sống trường thọ!
– Than ôi? – Anh trả lời tôi – Làm sao mà tôi tiếp nhận được cái ân huệ mà bạn cầu chúc cho tôi đây? Tôi chỉ còn sống được một tiếng đồng hồ nữa mà thôi.
– Ồ? Tôi bảo anh – Xin bạn đừng nên có ý nghĩ quá bi thảm ấy. Tôi mong là việc đó không bao giờ xảy ra và tôi tin là bạn cùng tôi còn sống lâu.
– Tôi chúc cho bạn trường thọ – Anh ta lại nói – Còn tôi thì mọi sự đã an bài. Tôi cho bạn biết là hôm nay người ta sẽ chôn tôi cùng với vợ. Đó là tục lệ mà các cụ đã dựng nên ở đảo này tuyệt đối không được vi phạm. Người chồng còn sống sẽ phải chôn theo với người vợ đã chết và người vợ còn sống sẽ phải chôn theo với người chồng đã chết. Không ai có thể cứu sống được tôi. Tất cả mọi người đều phải tuân theo luật đó.
Trong lúc chúng tôi trao đổi về cái tục lệ dã man kỳ lạ đó nó làm tôi sợ khiếp đi được thì nhũng người họ hàng, bè bạn và hàng xóm láng giềng lũ lượt đến dự lễ tang. Người ta mặc cho người chết những áo quần đẹp như trang phục cô dâu ngày cưới và trang điểm cho xác chết tất cả các đồ nữ trang thường dùng hàng ngày của bà ta. Tiếp đó, người ta đặt thi hài vào một cỗ áo quan để mở và đoàn người lên đường. Người chồng đi đầu đám tang theo sau thì hài người vợ. Người ta đi men theo đường lên một quả núi cao và khi tới nơi họ lật một tảng đá to đậy trên miệng một cái giếng sâu và dòng xác chết vẫn để nguyên áo quần và đồ trang sức xuống đó. Mọi việc xong xuôi, người chồng ôm lấy người nhà, bè bạn và để cho người ta đặt mình vào áo quan cũng không có nắp dậy, không hề phản ứng, với một bình nước uống và bảy chiếc bánh mì để bên cạnh mình. Rồi người ta dòng anh xuống giếng cũng như cách họ đã dòng vợ anh vậy. Quả núi chạy dài làm thành bờ của biển và cái giếng thì thật sâu. Lễ tang chấm dứt, người ta lại đậy mlệng giếng lại bằng phiến đá to đó.
Chẳng cần phải nới thì các ngài cũng thấy rõ là tôi chứng kiến đám tang lễ đó, với sự buồn rầu vô hạn. Còn tất cả những người khác thì vẫn thấy thản nhiên vì thói quen thường luôn được nhìn cảnh ấy. Tôi không ngăn được mà không nói với nhà vua những suy nghĩ của mình về việc này:
– Tâu bệ hạ – Tôi nói với ông – Tôi không sao hết kinh ngạc về phong tục của quí quốc chôn người sống cùng với người chết. Tôi đã đi nhiều nơi, quan hệ với nhiều người ở rất nhiều quốc gia và chưa từng thấy nơi nào lại có một cái luật quá ác độc như vậy.
– Biết sao được hả Sindbad -.Nhà vua đáp – Đó lạ luật chung, bản thân ta cũng phải tuân theo. Ta cũng sẽ bị chôn sống cùng với hoàng hậu vợ ta, nếu nàng chết trước.
– Nhưng, tâu bệ hạ – Tôi nói – Xin mạnh dạn được hỏi bệ hạ nếu là nhữl:lg người nước ngoài thì có bắt buộc phải tuân theo tục lệ đó không?
– Có chứ, tất nhiên rồi – Nhà vua đáp và mỉm cười về lý do vì sao mà tôi lại hỏi thế – Họ không được miễn trừ khi đã kết hôn ở đảo này.
Tôi buồn rầu trở về nhà vì câu nói của quốc vương. Tôi sợ vợ mình chẳng may mà chết trước, mà tôi bị chôn sống cùng với nàng… ý nghĩ này làm tôi hết sức lo lắng và phiền muộn. Nhưng, có cách nào tránh được? Đành phải kiên nhẫn và phó mặc cho ý chí của Thượng đế thôi. Tuy nhiên tôi run lên mỗi khi thấy vợ mình có chút gì đó cảm thấy khó ở. Nhưng, than ôi, chẳng bao lâu tôi lâm vào cơn hoảng sợ thực sự: vợ tôi bị ốm nặng và mất sau đó ít ngày .
Scheherazade kể tới đây thí chấm hết cho đêm nay. Đêm tiếp theo sau đó, nàng kể tiếp thế này:
o O o
“Hãy thử xem nỗi đau của tôi – Sindbad nói tiếp – bị chôn sống cũng chẳng kém phần thảm thương hơn là bị bọn ăn thịt người nhai tươi nuốt sống. Nhưng vẫn phải qua cái đận đó. Nhà vua, cùng với cả triều đình đều có mặt trong tang lễ chó thêm phần trọng thể. Những vị tai to mặt lớn trong thành phố cũng long trọng đến đưa đám tôi.
Khi tất cả đẫ sẵn sàng cho tang lễ, người ta đặt thi hài vợ tôi vào áo quan với tất cả quần áo đẹp và các đồ trang sức. Bắt đầu đám rước, như một diễn viên thứ hai trong vở bi kịch thê thảm này, tôi bước theo ngay sau quan tài của vợ, nước mắt chan hoà, than vãn cho số phận khốn khổ của mình. Trước khi tới ngọn núi, tôi thử tác động vào tinh thần những người có mặt ở đó xem sao. Trước tiên tôi nói với quốc vương rồi tất cả những người xung quanh và cúi xuống trước mặt họ sát tận mặt đất, hôn vào gấu áo và xin họ hãy rủ lòng thương hại: Các ngài hãy xét cho – tôi nói – tôi là người nước ngoài, đúng lẽ ra thì không phải tuân theo cái luật quá khắc nghiệt này, rằng tôi còn người vợ khác nữa và các con tôi ở nước tôi . Dù tôi nói những lời trên đây với giọng nhuốm nước mắt, nhưng chắng có ai động lòng. Ngược lại người ta còn vội vã dòng vợ tôi xuống giếng và một lát sau đó, người ta cũng đưa tôi xuống trong một quan tài để ngỏ với một bình nước đầy và bảy tấm bánh. Cuối cùng cái đám lễ quá bi thảm đó với tôi kết thúc, người ta đặt lại tấm đá lên miệng giếng bất chấp nỗi đau lòng và những tiếng kêu thảm thiết của tôi.
Bị đưa từ từ xuống đáy giếng, tôi nhận rõ được cảnh trí ở cái nơi dưới mặt đất ấy nhờ vào chút ánh sáng từ trên cao chiếu xuống. Đó là một cái hang rất rộng và sâu tới khoảng năm chục sải tay. Một mùi hôi thối nồng nặc từ vô vàn xác chết mà tôi nhìn thấy ở bên phải và bên trái xông lên. Hình như tôi còn nghe thấy những tiếng thở dàl cuối cùng của những người sống mới được dòng xuống đây. Dù vậy, khi đã chạm đáy giếng, tôi lập tức bước ra khỏi quan tài, vừa bịt mũi vừa đi ra xa. Tôi gieo mình xuống đất và nằm đó rất lâu chìm trong nước mắt. Thế rồi, nghĩ về cái số phận đáng buồn của mình, tôi tự bảo:
Đúng là chúng ta đều do Thượng đế định đoạt theo ý của Người. Nhưng, hỡi Sindbad khốn khổ, phải chăng vì tội lỗi của chính mày mà mày phải rơi vào một cái chết kỳ quặc như thế này? Thà Thượng đế cho mày chết quách đi trong một trận đắm tàu nào đó mà mày đã thoát được! Mày đã không phải lìa đời trong cái chết chậm chạp và khủng khiếp như thế này. Nhưng chinh mày đã tự chuốc lấy vì cái tật thích phiêu lưu đáng nguyền rủa của mày. Ôi! Khốn khổ khốn nạn! Đáng lẽ ra thì mày phải ở yên tại nhà, êm đềm hưởng thụ thành quả của bao công sức lao động của mày?
Đó là những lời than vãn vô tích sự mà tôi vừa thốt vang lên trong hang vừa lấy tay đấm vào đầu, vào bụng một cách điên cuồng tuyệt vọng và hoàn toàn thả mình trong những ý nghĩ vô cùng hoang mang và sầu não. Tuy nhiên, biết nói với các vị thế nào đây? Đáng lẽ khẩn cầu cái chết đến mang đi cho nhẹ tội thì, mặc dù vô cùng khốn đốn như thế, lòng yêu đời vẫn còn thấp thoáng trong tôi, nhủ tôi hãy kéo dài thêm những ngày còn lại. Tôi bước đi chập choạng và lấy tay bịt mũi, tôi rờ lấy nước uống và bánh để trong quan tài và đưa lên miệng nhai.
Dù bóng tối trong hang dày đặc, ngày như đêm, đêm như ngày, tôi vẫn thấy được quan tài của mình và cái hang có vẻ như rộng hơn và chứa nhiều xác chết hơn như nó có vẻ lúc đầu. Tôi sống được vài ngày bằng những chiếc bánh và bình nước, nhưng cuối cùng, không còn gì nữa, tôi sửa soạn chết… .
Scheherazađẻ kể đến đây thì im tiếng. Đêm sau, nàng kể tiếp:
o O o
“Tôi chỉ còn nằm chờ chết – Sindbad nói tiếp – Thì bỗng nghe thấy tiếng có người nâng tảng đá. Người ta lại dòng xuống một xác chết và một người sống. Người chết là đàn ông. Thật cũng tự nhiên và dễ hiểu khi người ta có những quyết định tuyệt cùng vào những lúc tuyệt cùng. Lúc người đàn bà được dòng xuống, tôi tới gần chỗ mà chiếc quan tài phải được đặt vào và khi nhìn thấy tảng đá đã được lắp vào mlệng giếng, tôi liền giáng xuống đầu người đàn bà khổn khổ hai hoặc ba nhát bằng khúc xương to mà tôi đã trang bị. Bà ta bị choáng hay đúng hơn là bị giết và tôi làm cái hành động vô nhân đạo đó chỉ để đoạt bánh và nước để trong quan tài của bà ta. Tôi đã có lương thực dự trữ cho vài ba ngày. Cuối thời gian đó, người ta lại dòng xuống một người đàn bà chết và một người đàn ông sống. Tôi giết người đàn ông cũng bằng cách đó và rất may cho tội là dạo ấy thành phố có nhiều người chết nên tôi không bị thiếu lương thực vẫn bằng cách làm ăn vô nhân đạo đó.
Một hôm, tôi vừa thanh toán một người đàn bà nữa, thì bỗng nghe thấy có tiếng thở và tiếng chân di chuyển. Tôi lần bước đi về phía đó. Tôi nghe thấy tiếng thở rõ hơn và thấy như có một vật gì đó chạy trốn. Tôi đi theo cái bóng đó, thỉnh thoảng nó lại dừng lại và rồi lại vừa thở vừa chạy đi khi tôi đến gần. Tôi vẫn bước đi theo rất lâu và rất xa và cuối cùng nhìn thấy một chấm sáng giống như một ngôi sao. Tôi tiếp tục đi về phía chấm sáng đó, thỉnh thoảng lại mất hút vì bị những chướng ngại che khuất. Nhưng rồi tôi lại thấy và cuối cùng phát hiện ra đó là cái khe ở vách đá, khá rộng có thể lách qua.
Với sự phát hiện này, tôi phải dừng lại một lát để cố nén xúc động quá mạnh làm tôi choáng váng. Tôi tiến đến tận chỗ cái khe đó, lách người qua và thấy mình đứng trên bờ biển. Các vĩ hãy tưởng tượng tôi vui mừng đến độ nào. Nó lớn đến mức tôi cho đó chỉ là một giấc mơ. Khi đã biết chắc đây là sự thực, và các giác quan của tôi đã trở về hoạt động bình thường thì tôi hiểu cái vật mà tôi nghe thấy tiếng thở và tôi đã đi theo, là một con vật từ dưới biển lên và nó có thói quen sục vào cái hang đó để ăn thịt xác chết.
Tôi ngắm nhìn ngọn núi và nhận thấy nó nằm giữa thành phố và biển, chẳng có đường lên lối xuống, vì vách đá dựng đứng rất hiểm trở. Tôi quì xuống bờ biển để cảm tạ Thượng đế đã phù trợ cho tôi. Rồi tôi quay vào hang để lấy bánh mì và trở lại bờ biển ngồi ăn dưới ánh sáng ban ngày, ngon miệng chưa từng có kể từ ngày tôi bị chôn sống trong cái chốn tối tăm mù mịt đó.
Tôi còn quay lại hang để rờ rẫm thu nhặt trong các quan tài tất cả những viên kim cương, hồng ngọc, ngọc trai những vòng tay vàng và cuối cùng là tất cả những tấm vải đẹp mà tôi sờ thấy. Tôi lôi tất cả những thứ đó ra bờ biến. Tôi chia ra thành nhiều gói buộc chặt lại bằng những sợi dây có hàng đống đã dùng để dòng những quan tài xuơng giếng. Tôi để tất cả trên bờ, chờ dịp tất, không sợ trời mưa làm hỏng vì lúc đó chưa phải là mùa mưa.
Được độ hai hoặc ba ngày sau, tời nhìn thấy một con tàu như vừa rời bến và sắp đi qua rất gần chỗ tôi đang đứug. Tôi dùng cái khăn quấn đầu vẫy làm hiệu và kêu lên thật to. Trên tàu nghe tiếng, thả xuồng xuống bơi vào đón tôi. Thuỷ thủ hỏi tôi vì sao lại đến nỗi thế, tôi trả lời họ là thoát chết trong một vụ đắm tàu cách đây hai hôm và cứu được một số hàng hoá họ trông thấy đây. Những nguời này cũng chẳng chú ý quan sát nơi tôi đang đứng xem điều tôi nói có đúng không, họ đã tin và cho tôi lên xuồng cùng các gói hàng.
Khi chúng tôi đã ở trên tàu, thuyền trưởng vui vẻ vì đã giúp được tôi và vì còn đang bận chỉ huy con tàu nên cũng tin là tôi bị đắm tàu như câu chuyện tôi đã bịa đặt. Tôi biếu ông ta vài viên ngọc, nhưng ông không nhận. Chúng tôi đi ngang qua nhiều hòn đảo, trong đó có đảo Chuông, cách đảo Serendib mười ngày xa nếu có gió thuận đều và cách đảo Kela sáu ngày. Chúng tôi ghé vào, ở đây có mỏ chì, mía Ấn Độ và long não loại thượng hạng. Quốc vương đảo Kela rất giàu có, rất hùng mạnh và uy quyền của ông lan tới toàn đảo Chuông rộng hai ngày đường. Thổ dân ở đây rất man rợ, còn ăn cả thịt người. Sau khi bán được một số lớn hàng tại đây, chứng tôi lại giương buồm ghé vào nhiều bến khác. Cuối cùng, tôi thật sung sướng trở về Bagdad với rất nhiều của cải, chắc các vị cũng miễn cho việc nêu lên đầy đủ các chl tiết. ĐỂ tạ ơn Thượng đế vì bao nhiêu ân huệ người ban cho tôi đã làm nhiều điều công đức vừa cho tu sửa nhiều thánh thất vừa giúp đỡ những người nghèo khổ. Tôi hết sức rộng rãi với những người thân và bạn hữu, cùng họ thoả sức vui chơi và tiệc tùng linh đình.
Sindbad kết thúc ở đây câu chuyện về chuyến phiêu lưu thứ tư của ông làm mọi người đều thán phục và thích thú hơn cả các chuyện về ba chuyến đi trước. Ông lại tặng cho Hindbad một trăm đồng sequin và mời mọi người hôm sau lại đến đúng giờ như thế để cùng nhau dùng bữa và nghe những chi tiết về chuyến đi thứ năm của ông. Hindbad và những người khác cáo từ ra về. Và hôm sau, khi tất cả mọi người đã tề tựu đông đủ, họ ngồi vào bàn ăn và sau bữa cũng chẳng kém kéo dài như các bữa trước, Sindbad bắt đầu kể tình tlết câu chuyện về chuyến đi biển thứ năm của ông như sau:
…