Lịch sử thời thượng cổ ở Trung Quốc có kể chuyện hai ông vua giỏi mà đời sau mãi mãi nêu gương và gọi là bậc thánh đế. Đó là vua Nghiêu và vua Thuấn.
Trong khi hai ông vua này trị vì, thiên hạ thái bình, nhân dân no đủ, không hề có trộm cắp, không nhà nào ban đêm phải đóng cửa.
Ấy thế mà hai ông vẫn cho rằng mình chưa có tài trị quốc, chỉ mong có người giỏi để nhường ngôi.
Vua Nghiêu gặp được một bậc cao sĩ là Hứa Do, mong nhường ngôi cho vị ấy, ông nói: “Nhà vua trị vì như cây đóm đứng trước mặt trời, mặt trăng, nếu cứ giữ thiên hạ thì quả là đáng xâu hổ”. Nhưng Hứa Do cương quyết không nhận và nói: “Nhà vua trị thiên hạ đã được bình trị, mà tôi lại thay, chẳng hóa ra không có cái thực mà chuộng lấy cái danh ư?”
Nói rồi, Hứa Do bỏ đi, vào ẩn ở chùa Bái Trạch.
Vua Nghiêu lại tìm đến, năn nỉ xin nhường ngôi. Hứa Do không muốn nghe, bỏ đi.
Về sau vua Nghiêu phải yêu cầu vua Thuấn nối ngôi. Vua Thuấn cũng tỏ ra xứng đáng với học giả Á Đông, thực sự là đáng minh quân không tham quyền cố vị, chỉ một lòng nghĩ đến hạnh phúc của nhân dân.