3. So sánh quân lực giữa Ngụy và Thục
Năm Thục Hán Kiến Hưng thứ 5, vào tháng 3, Gia Cát Lượng lệnh cho Trung thư lệnh Trần Chấn, Trưởng sử Trương Duệ, Tham quân Tưởng Uyển cùng giữ Thành Đô, thay thế ông ta điều hành việc nước. Tướng quân Hướng Sủng làm tổng chỉ huy đội quân giữ Thành Đô, phụ trách nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho kinh thành.
– Tổng tư lệnh: Gia Cát Lượng tự đảm nhiệm
– Bộ tham mưu: Dương Nghi, Đổng Quyết, Thóan Tập, Đỗ Nghĩa, Phàn Kiến.
– Tổng bộ tham mưu chủ lực: Mã Tắc, Lý Thịnh, Cao Tường, Ngô Ban, Hoàng Tập, Hồ Tế.
– Tổng chỉ huy tiền quân: Trấn bắc tướng quân kiêm Lương Châu thứ sử Ngụy Diên
– Đạo quân tiên phong: Trương Dực, Vương Bình
– Tổng chỉ huy hậu quân: Phấn uy tướng quân Mã Trung.
– Đạo quân phụ thuộc: Trương Nghi, Lưu Đàm
– Tổng chỉ huy quân sự dự bị: Trấn đông tướng quân Triệu Vân.
– Đạo quân phụ thuộc: Đặng Chi, Hướng Lãng.
– Quân hậu cần: Mã Đại, Lưu Hóa.
Theo như biên chế trên, cơ hồ đã động dụng các tướng lĩnh Thục Hán hiện có, song theo ghi chép lịch sử, biên chế quân đoàn vào khoảng năm vạn người. Hiển nhiên Gia Cát Lượng chưa dốc túi ra hết, ông ta tựa hồ không dự định một đòn tiêu diệt Tào Ngụy, lấy quan hàm của Ngụy Diên là Lương Châu thứ sử mà xem, mục tiêu thứ nhất của cuộc bắc phạt là kiềm tỏa Lương Châu mà thôi. Trừ quân chủ lực bản bộ, biên chế ở các quân đoàn khác thường là nhỏ, số lính ỏ mỗi đội quân vào khoảng năm nghìn người. Sự chỉ huy của Gia Cát Lượng vận dụng chế độ phân quyền rõ ràng, chỉ huy các đạo quân có năng lực tác chiến khá độc lập.
Nước Thục xây dựng không lâu, lại thêm Lưu Bị chưa ổn định chính quyền đã từ trần, bởi thế cuộc bắc phạt tuy quan trọng, sự duy trì ổn định nội bộ càng là vấn đề then chốt sinh tử, tuy Gia Cát Lượng đã mấy năm khổ tâm điều hành, chính quyền Thục Hán đã có thực lực tương đối, song thời gian Gia Cát Lượng không ở Thành Đô, phải chăng sẽ có phần tử đã dã tâm nhân đó làm loạn, vẫn chẳng thể chủ quan được. Đạo quân bắc phạt chưa thể tập kết đầy đủ quân lực; Gia Cát Lượng có nỗi khổ tâm bất đắc dĩ vậy.
Thời đại Tam quốc thế lực Tào Ngụy ở phương bắc rất lớn, cai quản cả chín châu (bao gồm Kí, Cổn, Thanh, Tinh, Từ, Dự, Ung, Lương và khu Tư Lệ) tổng số hộ vào khoảng sáu mươi sáu vạn hộ, số nhân khẩu khoảng bốn trăm bốn mươi ba vạn người.
Đông Ngô cai quản ba châu là Dương, Kinh, Quảng, số hộ khoảng năm mươi hai vạn hộ, số nhân khẩu khoảng hai trăm ba mươi vạn người.
Thục Hán chỉ có Ích Châu, số hộ khoảng ba mươi tám vạn hộ, số nhân khẩu khoảng chín mươi bốn vạn người. Nếu dự tính mỗi hộ lấy một tráng đinh, thì tổng quân lực của Thục Hán không vượt quá ba mươi tám vạn người, lại phải phòng vệ chiến tuyến phía đông, kinh thành Nam Trung và giữ an toàn cho các nơi trong toàn quốc, quân lực có thể động dụng trong cuộc bắc phạt tự nhiên không nhiều. Sau này Ngụy Minh đế phái quân nghênh chiến với Gia Cát Lượng, đạo quân của Tào Chân, Trương Cáp lúc đầu đã có hai mươi vạn, mà đạo quân hậu bị do Tư Mã Ý sắp xếp, Tào Chân tự cầm đầu, lại có đến hơn ba mươi vạn người; tuy đội quân hậu bị chưa ném vào chiến trường. Song chỉ với đạo quân lúc đầu, đối mặt với quân bắc chinh của Gia Cát Lượng, cũng đã có ưu thế áp đảo.
Chẳng những số quân không đủ, trong đạo quân Thục Hán, các tướng lĩnh có kinh nghiệm tác chiến phong phú, thực ra cũng không nhiều. Quan Vũ để mất Kinh Châu, Lưu Bị bại trận ở Tỉ Quy, khiến quân đoàn ở tuyến thứ nhất năm xưa cơ hồ đã hoàn toàn bị tiêu diệt, chỉ có lão tướng quân Triệu Vân trải qua trăm trận may mà vẫn còn lại, tuổi đã cao, không thích hợp với chiến đấu gian khổ, bởi thế chỉ có thể sắp xếp vào quân hậu bị, phụ trách chỉ huy ở tuyến thứ hai. Các đại tướng Ngụy Diên, Mã Trung tuy có kinh nghiệm phong phú về bảo vệ lãnh thổ, chinh phạt phản loạn nội bộ, song trong chiến tranh viễn chinh có tính chất lớn, phải chăng có thể phát huy đầy đủ năng lực còn chưa thể biết trước.
Việc tác chiến rất cần có tài chính, trải qua việc điều hành có kế hoạch của Gia Cát Lượng, lực lượng kinh tế của Thục Hán so với ba nước, có phần nổi trội. Sau khi bình định Nam Trung, lại giành được không ít vàng, bạc, muối, sắt, trâu cày, ngựa chiến, sừng tê giác cống nạp, đối với trù bị của quân phí Thục Hán, đích xác có giúp đỡ rất lớn. Song chinh phạt Đông Ngô thất bại, lại thêm hành động quân sự nam chinh vừa rồi, ắt tiêu sài kinh phí không ít, đối với Thục Hán chỉ cai quản có một châu, phải liên tục chuẩn bị kinh phí nhiều như vậy, đích xác là rất không dễ dàng gì. Bất luận binh lực, tài chính hiển nhiên đều ở thế yếu, vì sao Gia Cát Lượng lại có hành động chủ động công kích nhỉ? Gia Cát Lượng vẫn là người thực tế, quyết tâm như vậy thực khiến người ta rất khó hiểu!
Có một số nhà sử học cho rằng Gia Cát Lượng theo đại nghĩa, không thể không làm như vậy, bởi thế càng dễ thấy lòng trung thành và sự vĩ đại của Gia Cát Lượng, “Hán tặc không thể tranh ngôi, vương nghiệp không thể đổi dời”. Không nghĩ đến mọi điều bởi chức phận khôi phục nhà Hán, hiển nhiên tinh thần của Gia Cát Lượng thật lớn lao.
Cách nói này, thực ra khá phù hợp với phái “Bát cổ”, đánh nhau và phải tiêu tốn rất nhiều nhân lực và tiền tài, biết rất rõ chưa có thể thắng được, biết không thể làm lại miễn cưỡng mà làm, về công việc cá nhân có thể được gọi là anh hùng, song thống lĩnh vài vạn binh mã trong tay, với thái độ như vậy là rất không có trách nhiệm, tin rằng Gia Cát Lượng vốn có trí tuệ và cẩn thận chẳng muốn làm vậy.
Cũng có một số nhà sử học cho rằng, hành động bắc phạt của Gia Cát Lượng là lấy công kích thay phòng ngự, thực ra chẳng cần thắng lợi, chỉ hi vọng quân dân nước Thục phải cánh giác, chẳng thể đam mê hưởng lạc, cách nói này hiển nhiên thiếu thưòng thức quân sự học.
Ngoài đội quân du kích, ắt phải không ngừng vận dụng chiến thuật chủ động tấn công quấy rối ở những điểm bất định, nói chung tấn công hữu hiệu, so ra có binh lực gấp từ năm đến mười lần so với phòng ngự, Tôn Tử binh pháp nói đến: “Có mười thì bao vây, có năm thì tấn công”. Nếu binh lực, tài lực kém hơn người khác, lại lấy tấn công thay cho phòng ngự, hơn nữa lại một mặt liên tục phát động viễn chinh đường dài, đấy không nghi ngờ gì là đào mồ tự chôn mình, tin rằng Gia Cát Lượng chẳng dại gì mà vận dụng chiến lược và chiến thuật như vậy.
Phán đóan về sự hợp lý và khả năng, thấy rằng bất luận là có nghĩ đến sự an toàn phòng ngự Thục Hán, hoặc là nghĩ tìm cơ hội đánh bại Tào Ngụy, khôi phục nhà Hán, Gia Cát Lượng ắt phải nhằm mục tiêu thứ nhất để chiếm lấy trong cuộc bắc phạt, đó là Lương Châu.
Sau khi Lưu Bị đông chinh thất bại, Kinh Châu đã dứt khóat không đoạt lại được, nếu chỉ có một châu, chính quyền Thục Hán vẫn thường như ở trước giông gió, bởi thế Gia Cát Lượng ắt phải mau chóng tìm một châu nữa để tăng sự cai quản, đủ thực sự duy trì cục diện ba chân đỉnh lớn.
Khả năng lớn nhất đánh chiếm được là vùng Lương Châu mà Tào Ngụy đang cai quản và vùng Quan Trung của khu Tư lệ mà trung tâm là Tràng An. Vùng này Tào Tháo cuối đời mới cai quản được, lại thêm có danh tướng Mã Siêu nổi tiếng ở Quan Trung và Lương Châu, bị Tào Tháo đánh đuổi mà theo về với Lưu Bị, rất được trọng dụng. Mã Siêu với các thủ lĩnh địa phương ở đấy vẫn có quan hệ, bởi thế quân dân địa phương có ấn tượng với Thục Hán khá tốt, lại nữa sự cai quản của chính quyền Tào Ngụy đối với vùng này vẫn là rất đau đầu. Như trên đã nói, nếu thuận lợi chiếm được Lương Châu và Quan Trung, rất có thể liên hợp với Đông Ngô từ các phía tây bắc, tây nam, đông nam mà giáp kích Tào Ngụy, lại nữa kinh thành Lạc Dương của Tào Ngụy sẽ bị uy hiếp trực tiếp đối với dân tâm sĩ khí của Tào Ngụy sẽ là một đòn đánh rất lớn. Như vậy chẳng những có thể cải biến được thế yếu của Thục Hán, hơn nữa đối với sự nghiệp khôi phục nhà Hán cũng có được sự giúp đỡ về thực chất.
Tin rằng Gia Cát Lượng nhìn nhận như vậy để phát động cuộc bắc phạt lần này.
Vì sao Gia Cát Lượng với một binh lực ít hơn lại chủ động tấn công Lương Châu? Ông ta tin tưởng vào đâu? Đã vận dụng sách lược gì? Sự thành bại ra sao? Trong những chương sau, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể.
4. Có thể với “Xuất Sư Biểu”, quỷ thần cũng phải khóc than
Sau khi hoàn thành việc sắp xếp đội quân bắc chinh, Gia Cát Lượng trình lôn Hậu chủ Lưu Thiện bản “Xuất Sư Biểu” thiên cổ còn truyền tụng.
Thừa tướng Văn Thiên Tường cuối đời Nam Tống để lại di bút trong “Chính khí ca”, khi đánh giá cao Xuất Sư Biểu có nói, “Có thể với Xuất Sư Biểu, quỷ thần cũng phải khóc than”. Nho gia đời sau cũng thường nói: “Đọc Xuất Sư Biểu mà không khóc chẳng phải là người có lòng trung”. Xuất Sư Biểu đích xác đã thể hiện đầy đủ niềm trung thành xán lán của Gia Cát Lượng với vương triều Thục Hán. Đặc biệt đọc nguyên văn ghi chép lại dưới đây, từ lời văn và khí chất ở đó chúng ta có thể thấy rõ nhân cách và khí chất của Gia Cát Lượng:
“Tiên đế sáng nghiệp chưa đến nửa đường đã từ trần, nay thiên hạ chia ba, Ích Châu suy yếu, sự nguy cấp tồn vong ở ngay trước mắt. Cho nên kẻ bầy tôi chầu chực không thể lười nhác, một lòng trung thành quên cả thân mình, đã rằng đi theo Tiên đế, muốn báo đền với Bệ hạ. Rất mong Bệ hạ nên lắng nghe rộng rãi, để sáng đức tốt cho Tiên đế, phải rộng thúc đẩy chí khí, không nên khinh bạc, dẫn đến điều thất nghĩa sẽ lấp lối. Sự trung thực của kẻ can gián.
Ở trong cung phủ, đều là một thể, phải rõ sự thiện ác, không nên nhầm lẫn. Nếu như có điều sai phạm hoặc thiện tâm, nên giao cho sở ty luận rõ mà thưởng phạt để làm sáng đạo lý của Bệ hạ, không nên tư riêng để có chỗ pháp luật trong ngoài sai khác.
Các quan Thị Trung, Thị lang như Quách Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn đểu là hiền thần, có chí lớn và trung thành, là những người mà Tiên đế đã lựa chọn để lại cho Bệ hạ. Theo ngụ ý thì làm việc ở trong cung, việc không kể lớn nhỏ, đều phải bàn kĩ, sau mới thi hành, để có thể lấp được sự rò rỉ, có ích rộng rãi. Tướng quân Hướng Sủng, tính hạnh thuần thục, hiểu rõ việc quân, qua những việc ở ngày trước, Tiên đế khen là có năng lực, cũng là do quần chúng tiến cử vào trọng trách. Theo ngu ý phàm việc ở trong doanh trại ắt phải bàn bạc kĩ, mới có thể khiến quân đội hòa thuận có được ưu thế.
Thân hiền thần, xa lánh kẻ tiểu nhân, nhờ thế mà nhà Tiền Hán đã hưng thịnh vậy, thân với kẻ tiểu nhân, xa lánh hiền thần, bởi thế mà nhà Hậu Hán bị suy vong vậy. Tiên đế khi còn sống, mỗi lần cùng với thần đàm luận, không khỏi không than thở đau xót cùng Hoàn Linh.
Những Thị trung, Thượng thư, Trưởng sử, Tham quân đều là những kẻ bề tôi trung trinh đến chết, nguyện vì Bệ hạ mà bày tỏ tín nghĩa thì sự phục hưng nhà Hán, khá có thể thấy rõ.
Thần vốn áo vải, đem thân cày bừa ở Nam Dương, lo toan tính mệnh ở đời loạn, chẳng cần nổi tiếng với chư hầu. Tiên đế không xem thần là tầm thường, đem lòng chiếu cố, ba lần tìm đến nơi lều cỏ, bàn bạc với thần về việc đương thời, bởi thế mà rất cảm kích, nguyện theo phò Tiên đế. Đã nguyện đem hết lòng cố gắng, nhận việc giữa lúc quân thua tướng bại, phụng mệnh trong khi nguy nan, đến nay đã được hai mươi mốt năm.
Tiên đế biết thần cẩn thận, nên trước lúc lâm chung có trao cho thần việc đại sự. Từ lúc phụng mệnh đến nay, ngày đêm lo lắng, sợ phụ lại sự ủy thác, làm tổn hại đến trông mong của Tiên đế, nên tháng 5 vượt sông Lô, vào sâu đất không cây. Nay phương nam đã định, binh pháp đã đủ, đương khi ba quân phấn khích, nghĩ rằng cần phải bắc định Trung Nguyên, dốc hết nỗ lực bản thân, diệt trừ gian thần, phục hưng nhà Hán, trở lại cố đô, như thế thần báo đáp được Tiên đế mà cũng tỏ được lòng trung với chức phận mà Bệ hạ đã giao. Còn như châm chước lợi hại, bày tỏ lời trung thành, thì đã có Quách Du Chi, Phí Vỹ đảm nhiệm vậy. Những mong Bệ hạ ủy thác để thần được bắc phạt, phục hưng nhà Hán thành công; nếu không thành công, thì thần xin chịu tội để báo cáo cùng vong linh Tiên đế. Nếu như việc không tiến triển thì cứ trách cứ lỗi của Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn; Bệ hạ nêu khiêm nhường, lắng nghe điều thiện, làm theo điều phải, thực hiện di chiếu của Tiên đế, thần không ngừng chịu ơn cảm kích, nay đương ở nơi xa xôi dâng biểu mà khóc chẳng thể nói hết lời”.
Qua “Xuất Sư Biểu”, chúng ta có thể thấy Gia Cát Lượng đối với việc bắc phạt có tin tưởng rất lớn, tuyệt đối chẳng phải là một việc khổ hạnh chẳng thể đừng. Trái lại, ông lo lắng chẳng phải ở tiền tuyến mà là ở quốc nội. Lưu Thiện đích xác là “A Đẩu vực chẳng nổi”, yếu đuối không có năng lực, đầu óc chẳng sáng suốt, thích thân gần với kẻ phục dịch bên mình, còn đối với những đại thần vẫn nói đạo lý, dám can ngăn thì vẫn “kính mà xa đấy”. Gia Cát Lượng khi ở triều đình, thì Lưu Thiện dẫu có thế nào cũng không quan trọng, song Gia Cát Lượng không ở triều đình, nếu như Lưu Thiện vẫn thân gần với kẻ tiểu nhân thì có thể sẽ ảnh hưởng đến sự thúc đẩy công việc triều chính. Ở đây, “Xuất Sư Biểu” giống như là một người cha đang ở xa dặn đi dặn lại và răn bảo đứa con phải thân hiền thần, xa tiểu nhân, lời lẽ khẩn thiết, chân tình lộ rõ, thực khiến người ta phải cảm động.
Để Lưu Thiện đang ở yên mà biết nghĩ đến nguy hiểm, Gia Cát Lượng nhắc nhở ông ta nay tuy thiên hạ chia ba nhưng Thục Hán chỉ có Ích Châu vẫn là bé nhất trong ba nước, lại thêm Lưu Bị kiến quốc không lâu đã từ trần, đích xác là sáng nghiệp chưa được nửa đường đã mất, Ích Châu suy yếu, đang là lúc then chốt của sự nguy cấp tồn vong.
Chỉ ra chỗ nguy cơ, đương nhiên cũng bày tỏ rõ chỗ cơ hội, văn võ bá quan của Thục Hán có tư chất và lòng trung thành đích xác cao hơn Tào Ngụy, cho nên điều quan trọng nhất là Lưu Thiện với cương vị người chủ chẳng thể có thái độ khinh bạc, khiến cho những kẻ bầy tôi trung nghĩa phát huy được tài năng. Tiếp đó Gia Cát Lượng lại nói cụ thể Lưu Thiện phải làm ông chủ như thế nào, nhân tài phụ tá và công việc thực tế thì đã do Gia Cát Lượng sắp đặt trước, về mặt hành chính có Quách Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn, về mặt quân sự đã có Hướng Sủng. “Ông chủ” Lưu Thiện chỉ cần bất luận là việc trong dinh trong phủ, đều chỉ cần bình thản khiêm nhường bàn bạc với họ là xong. Sợ Lưu Thiện tuổi trẻ nóng nảy, Gia Cát Lượng lại đặc biệt đưa ví dụ giải thích nguyên nhân chủ yếu khiến Tiền Hán, Hậu Hán hưng suy, cùng những việc Lưu Bị đã làm, nghiêm khắc cảnh cáo Lưu Thiện, chớ như Hoàn đế, Linh đế ngu muội, không được việc gì.
Đấy không những là những lời can gián chính thức của kẻ đi xa đối với đức vua, mà đấy cũng là những lời kiến nghị sáng tỏ về việc lãnh đạo điều hành. Chẳng phải là những lời trung nghĩa sáo rỗng kiểu “Bát cố”, mà từng câu đều là những sách lược cụ thể để thi hành. “Xuất Sư Biểu” sự thực dã cảm kích lòng người có thể chính là ở đấy.
Ngoài ra “Xuất Sư Biểu” cũng là một luận văn ưu tú rất có giá trị văn học. Tô Đông Pha là văn hào đời Bắc Tông được xếp là tám đại gia Đường Tống, cho rằng Gia Cát Lượng xứng đáng được kể là nhà văn học ưu tú; văn chương của ông khá rõ ràng mà lưu lóat diễn đạt dược cách nghĩ của mình, chẳng có lời nào thừa. “Xuất Sư Biếu” lời văn giản dị, nội dung khá hoàn chỉnh, ý tứ thẳng thắn, tình cảm phong phú lại thành khẩn, thực là văn chương hay thiên cổ khó thấy. Tô Đông Pha lại chỉ ra, Gia Cát Lượng rất vĩ đại mà khiến người ta hết mực yêu mến, là bởi ông ta danh tiếng và thực tế đều nhất quán, chỉ có người tư lự tận trung, thành khẩn mới có thể viết ra những câu chữ sáng tỏ mà cảm động lòng người như thế. Sau khi trình lên bản “Xuất Sư Biểu”, Gia Cát Lượng lại lấy danh nghĩa của Hậu chủ Lưu Thiện, viết một tờ chiếu thư thảo phạt Tào Ngụy. Chiếu thư đề cập cùng với Tôn Quyền hợp mưu hỗ trợ làm thế ỷ giốc, lại còn đối với các tộc người ở Lương Châu như Chư Quốc, Nguyệt Chi, Khang Cư, Hồ Hầu, Chí Phú, Khang Thực cũng sẽ phái quân giúp đỡ, cho nên quân bắc phạt sẽ đạt đến hơn hai mươi vạn người. Như vậy so với năm vạn quân hắc phạt thực tế có sai biệt rất lớn, chỉ là dùng để làm công cụ tuyên truyền chính trị mà thôi.
Sau đó Gia Cát Lương dẫn quân bắc phạt, đóng doanh trại ở Hán Trung, đại bản doanh thì đặt ở Dương Bình Quan vùng Miện Thủy.
Lời bình của Trần Văn Đức
Binh pháp Tôn Tử có nói, then chốt của sự thắng bại khi thảo phạt, phải sáng tạo như thế nào để lấy cái thực của mình đánh vào chỗ yếu của đối phương, thu được ưu thế tuyệt đối.
Hình thế của chiến trường biến đổi trong nháy mắt, kẻ mạnh cũng có thể nếm đòn chí mạng của kẻ yếu, trong trận Quan Độ, Viên Thiệu với số quân gấp mười lần bị Tào Tháo đánh bại, bởi thế mà ngã không dậy được. Tào Tháo trong trận đại chiến Xích Bích, quân đội của mình có ưu thế tuyệt đối, lại bị thất bại bởi liên quân yếu hơn của Chu Du và Lưu Bị. Cho nên chỉ cần nắm sách lược thực tế mà vận dụng, thì quân đội có bao nhiêu cũng không quyết định sự thắng bại. Vậy thì then chốt là ở chỗ nào? Nguyên tắc tác chiến cơ bản của Tôn Tử là biết người mà không để người biết, nói cách khác là tuỳ thời nắm quyền, chủ đạo, có thủ đoạn chuyển thế yếu thành thế mạnh; biến nhược điểrn của kẻ địch chuyển hóa thành lực lượng của mình.
Nói giản đơn, rốt cuộc phải nắm quyền chủ đạo như thế nào? Làm sao khiến kẻ địch mất đi sự tự do vận dụng sách lược, hoàn toàn bị động, khiến lực lượng của mình tăng lên rất lớn? Khoa học kinh doanh nói với chúng ta về tầm quan trọng nhãn mác bao bì cố định của sản phẩm, bởi thế không ít người cho rằng, biểu lộ rõ lập trường của mình, mới có thể tăng cường được đặc sắc của mình, giành được ưu thế về cạnh tranh.
Nếu như bởi bày tỏ rõ lập trường, đã tranh thủ đồng cảm giành được ưu thế cạnh tranh đấy tức là vận dụng lầm nguyên tắc biết người mà người không biết mình. Bởi thế chỉ thuyết minh cho thiên sách “hư thực” Tôn Tử từng nói đến sách lược “Biết người mà không rõ ta”, sách lược cạnh tranh ắt phải phối hợp hoàn cảnh mà tiến hóa hữu hiệu, hoàn cảnh thì mỗi giờ đều biến hóa, nhất là khi cạnh tranh kịch liệt. Bởi thế nếu như duy trì hữu hiệu tính đàn hồi về lập trường của mình, mới là then chốt thắng bại quan trọng nhất.
Người lộ mà ta không lộ chân tướng, trong thực tế kẻ địch cố định hình thái, lập trường cứng nhắc, mà hình thái của ta có thể không câu nệ như vậy có thể tùy thời cơ tìm được nhược điểm của đối phương điều chỉnh thành ra ưu thế lớn của ta tiến tới không ngừng công kích, thì có thể giành được thắng lợi tuyệt đối.
Binh pháp Tôn Tử chỉ ra phương pháp bố cục tạo hình, chỉ rõ rằng “Việc binh có hình giống như nước”, binh chẳng phải vô hình mà phải cũng giống như hình thái của nước vậy, khiến người ta không mò được đầu mối mới được. Khi lực lượng yếu phải tùy hoàn cảnh biến hóa mà cần yên, ở hình vuông thì nước có hình vuông, song ở hình ống thì nước có hình ống.
Nước chẳng có lực lượng, tùy hoàn cảnh mà biến hình, song một khi phát huy sức mạnh, trở thành Hồng Thủy cuộn xoáy, thì tường đồng vách sắt gì cũng không ngăn cản được. Nếu bất động thì thôi, đã chuyển động thì có thế lớn kinh người, đấy là sức mạnh quan trọng nhất của “việc binh giống như nước”.
Trong cuộc tuyển cử tổng thống Mỹ năm 1984, Đảng dân chủ đưa ra ứng cử viên, nghĩ đến một hình tượng tổng thống hoàn toàn không giống trước đó, không ngừng đưa ra hình thái ý thức về lý tưởng của mình để trưng cầu, quá nhấn mạnh lập trường của mình mà không chú ý đến tính đàn hồi của chính sách. Khi đưa ra ý kiến “Chẳng có sách lược mới là sách lược”, “Chẳng có chủ nghĩa mới là chủ nghĩa”, để trưng cầu, Đảng dân chủ ưu thế lớn trong cuộc bầu cử lại gặp phải thất bại lớn chưa từng có.
Gia Cát Lượng lập kế hoạch bắc phạt đã nắm chắc nguyên tắc này. Tuy đối phương có số quân và của cải chiếm ưu thế tuyệt đối, song chỉ cần có kế hoạch tập trung lực lượng, nhằm mục tiêu không lớn, cũng không thể không sáng tạo ra ưu thế lớn. Niềm tin của Gia Cát Lượng chính là ở đấy.
TRẦN VĂN ĐỨC