(Trích tác phẩm: 33 tiểu luận triết học)
1. Sự kiêu ngạo và sư ích kỉ
Con người, người ta nói, khác các thực thể thiên nhiên khác ở chỗ nó ích kỉ. Nhận định này sai bét. Tất cả mọi thực thể đều như vậy. Thậm chí: con người dường như kém ích kỉ hơn con vật. Tất nhiên không phải vì nó tốt hơn, mà vì con người ngốc hơn.
Thế này: bởi vì chủ nghĩa cá nhân của con vật minh mẫn và tỉnh táo. Đúng hơn nữa: bởi vì sự ích kỉ của nó khách quan. Con người muốn, cái gì nó làm đều có lợi. Nhưng rất ít người có đủ trí óc để ích kỷ. Chủ nghĩa cá nhân của con người, cần thừa nhận, không mấy ích lợi. Tại sao? Bởi vì nó không minh mẫn và tỉnh táo, hay nói đúng hơn: chủ quan.
Con người không khác các thực thể thiên nhiên khác ở chỗ ích kỉ, mà khác bởi vì nó chủ quan. Chủ nghĩa cá nhân của con vật rõ ràng đến nỗi có thể nói về chúng như sau: một sự ích kỉ thiếu vắng lợi ích. Thiếu vắng lợi ích bởi vì: phi cá nhân. Cái (gọi là) cá nhân đối với tính ích kỷ tự nhiên của con người cũng gây tác hại.
Con người ngốc ở chỗ không thể trở nên ích kỉ thực sự. Sự minh mẫn và tỉnh táo của nó tắt ngấm trong quyền lợi. Nó không thiết gì khác ngoài chính bản thân. Tôi chỉ cố cảm xúc với cái gì là chính tôi – một nhà thơ Pháp nói.
Con người không muốn lợi ích mà chỉ muốn chính bản thân nó. Bởi vậy không vô tư. Và bản chất của điều này không phải sự ích kỉ mà là: sự kiêu ngạo. Thế gian: là cái gương.
Con người chỉ muốn, chỉ thích nhìn chính bản thân, vì thế chỉ biết nhìn thấy chính bản thân. Bầu trời xanh; nhưng màu xanh này là bản thân bầu trời. Nếu con người yêu một ai, nó yêu một hình dung suy tưởng của bản thân nó. Nó không nhìn thấy thế gian mà nhìn thấy những hình ảnh riêng của mình. Nó không nằm trong quan hệ với thế gian, mà với chính bản thân. Nó có mặt trước cái gương và sống ở đó.
Cái gương không là gì khác ngoài là một góc nó chọn để chống lại thế gian. Con vật cảm thấy nó đặt bản thân mình vào giữa các sự vật, đặt cái TÔI của nó vào thế gian. Thực ra con vật không mang nó ra khỏi thế gian, mà mặc kệ bản thân ở đó. Bởi vậy thế gian của con vật: là môi trường.
Thế gian của con người: là cái gương. Bởi giữa các sự vật con người nâng bản thân mình lên và khi đứng nhìn ra thế gian tia nhìn của nó bị phá vỡ và phản chiếu lại từ bề mặt của các sự vật. Bởi vậy con người thay vì nhìn thấy các sự vật luôn luôn chỉ nhìn thấy bản thân mình.
Tính vô tư của con vật không là gì khác ngoài hành vi được thể hiện một cách khách quán; còn tính chủ quan của con người là một góc nhìn nghiêng của nó với thế gian Cái nó .nhìn thấy từ góc nghiêng này chi là hình ảnh phản chiếu lại chính bản thân nó. Vị trí thế gian của con người: cái gương.
Có thể dễ dàng cho rằng con người lựa chọn góc của cái gương, bởi từ đấy nhìn thấy nhiều hơn. Rằng không phải thấy thế gian, mà thấy bản thân và vì không thể thấy gì khác ngoài chính bản thân, nên biết đâu sẽ nhìn sâu hơn và tầm nhìn rộng hơn, phong phú hơn. Biết đâu như thế tốt hơn: từ đây nhìn đúng hơn và rộng hơn.
Nhưng không phải như vậy.
Cái gương là thứ dẫn dắt mắt đến một cái gì đó mà kể cả sinh linh duy nhất trên thế gian cũng không biết chút gì. Toàn bộ thiên nhiên bị phủ kín trước chính nó. Không ai có thể nhìn vào chính mắt mình. Nhưng cái gương không phải là cái nhìn trực diện của con người với chính bản thân. Trái lại.
Một thực thể nhìn thấy mình nếu nó đặt nó vào thế gian một cách đúng đắn, vô tư, minh mẫn. Khi nhìn thấy mình là lúc nó không nhìn thấy nó. Bởi vì lúc ấy nó ở trong gốc thẳng. Lúc ấy nó đứng trong điểm giữa. Đấy là sự liên kết vũ trụ của mọi thực thể tự nhiên: chúng nhìn ra thế gian một cách trung thực, đúng đắn và vì thế chúng nhìn thấy bản thân cũng như vậy.
Tấm gương là góc nhìn xiên, cái nó chỉ ra không phải là TÔI, mà là cái mặt nạ. Mặt nạ không phải là TAO cũng chẳng phải là MÀY. Không phải là con người, không phải là thế gian. Nó ở giữa cả hai, nhưng không trên một đường thẳng, mà trên một đường xiên, theo hướng bị gãy. Nhưng trong gương cái nguy hiểm không phải là giả, mà là sự bất lực. Đúng hơn: bất lực không phải vì giả, mà giả bởi vì bất lực.
Người ta nói: “Có thể nói dối cả sự thật”. Bởi vì, cái con người nói ra, chỉ đúng nếu mở. Tôi nói bất cứ gì, nhưng nếu dùng điều ấy để che đậy bản thân, tôi nói dối. Tôi có thể sử dụng sự thật để nó trở thành cái vỏ cho tôi. Nếu giờ đây con người bảo: có thể sử dụng sự giả dối để nói dối, lúc đó ta biết cái gì là mặt nạ.
Sự kiêu ngạo không liên quan đến con người mà liên quan đến mặt nạ. Tất cả mọi người đều biết, con người chỉ có nếu mặt nạ biến mất. Nhưng mặt nạ đắt – đắt hơn con người. Bởi con người miễn phí còn mặt nạ phải trả tiền.
Miễn phí? – đúng: không cần quan trọng hóa, đơn giản, trung thực, minh mẫn. Phải trả tiền? – đúng: cần phải từ bỏ trạng thái tự nhiên, đơn giản, trung thực và minh mẫn. Bởi vậy mặt nạ đắt hơn và vì thế cần. Bởi vì đắt. Sang trọng hơn, giả dối hơn, uốn éo hơn, giàu có hơn, dễ lừa hơn.
Đấy là cái người ta gọi là sự thật của mặt nạ. Sự thật của mặt nạ không liên quan đến điều nó nói, bởi điều nó nói, giả dối; mà liên quan đến điều nó che đậy, cái nó che đậy sự thật.
Kẻ đứng trước gương, là kẻ không có khả năng nhìn thấy cái khác ngoài bản thân mình. Nhưng không nhìn thấy bản thân mình mà thấy mặt nạ. Bởi cái gương không nói dối sự thật mà nói dối sự giả dối.
Mặt nạ không phải là Thần, mà là thần tượng. Bởi vậy số phận con người rốt cuộc không là gì khác ngoài sự diễn tiến của đời sống hữu cơ trong kích thước và không gian thần, nó đạt đến chính hưởng ngược lại so với hướng xuất phát.
Sự kiêu ngạo không phải Thần mà chính là sự ngược lại. Cái mặt nạ là thần tượng, là thần giả. Thần tượng là sự giả bộ thần linh hoàn toàn, hay nói đúng hơn là tính chất con người hoàn toàn. Nhưng cái gì là chất người mới được chứ? – Là hành vi nâng mình lên khỏi trật tự tự nhiên của các sự vật, bởi thế còn lại một mình và chủ quan.
Bởi thế bản chất của điều này là sự kiêu ngạo. Trong kiêu ngạo con người khoác lên nó sự giả bộ thần linh, tất cả chỉ là sự giả bộ và là mặt nạ. Hình ảnh thần linh thiếu Thần: thần tượng. Đây là cái mặt nạ trong gương phản chiếu lại con người,
Sự kiêu ngạo không thất bại trong kiêu ngạo, mà thất bại sâu hơn một mức. Cái gương còn đấy. Luôn luôn giơ mặt nạ ra và sẽ tiếp tục giơ ra. Kẻ nhìn vào gương sẽ luôn luôn nhìn thấy cái nó thấy.
Đấy là trớ trêu khủng khiếp của trật tự thế gian: để cho sự vật và con người trở nên là nó, và tất cả mọi người sẽ sống một số phận tự lựa chọn. Thế gian không nhắc nhở, không sửa chữa. Thế gian còn làm cho nặng hơn: để mặc tất cả mọi con người trong hoàn cảnh họ không nhận ra khi nào đất sẽ lở dưới chân.
Con người không thất bại trong kiêu ngạo, mà trong hiện thực của quan điểm về chính nó. Không trong cái liên quan mà còn nặng hơn một mức: nó không trở nên giả trong cái nó tận mắt nhìn thấy và tin là thấy, mà trong cái nó cho rằng nó thấy.
Bởi vậy sẽ không bao giờ nhận ra từ sự kiêu ngạo kẻ kiêu ngạo. Kẻ nào nói: tôi không kiêu ngạo, không hề động chạm đến sự kiêu ngạo riêng của mình, chỉ che đậy, hay đúng hơn, nói dối. Con người này không bị lật tẩy và lung lay trong sự kiêu ngạo của hắn, vì thế gian để mặc cho hắn cứ tiếp tục nhìn vào gương như thế và chỉ có thế ấy, như hắn muốn, để nói dối.
Thế gian không bao giờ bóc mặt nạ ra khỏi con người. Cần phá vỡ con người cùng mặt nạ, cần phá hủy nó trong mặt nạ và thông qua mặt nạ. Và sự phá vỡ này không chạm đến mặt nạ mà đến cái sau mặt nạ: sự thật. Bởi sự thật lựa. chọn sự dối trá. Cái biến đi không phải cái che giấu khuôn mặt, mà chính là khuôn mặt bị che giấu.
Một lần nữa đây là sự thật của mặt nạ: mặt nạ thật sự còn lại; tiếp tục nói dối. Kể cả khi, đằng sau nó không còn gì nữa.
Có thể đứng một cách như thế nào để các tia nhìn không gãy và không khúc xạ ngược trở lại? Một cách: tia nhìn chiếu thẳng xuyên qua không gian và chạm tới cái hướng tới? Một cách: con người nhìn xuyên suốt qua gương? Khả năng nào để con người nhìn thấu suốt xuyên qua gương, để tia nhìn của mắt không chạm tới cái mặt nạ phản chiếu lại bản thân nó, mà chạm vào thế gian? Cần phải đập vỡ gương?
Cần nhắc lại lần nữa và lần cuối cùng: Sự thật của mặt nạ.
Tất cả đều còn lại như đã và đang có.
Vị trí thế gian của con người chỉ thay đổi trong một trường hợp duy nhất: khi nó có thể đứng thẳng trong góc nhìn và biết bước đi chân thật giữa các sự vật. Nếu có đập vỡ, không phải gương vỡ, mà là cát trong gương: thần tượng.
Bởi vậy mặt nạ là đúng, bởi sự thật xảy ra trên mặt nạ. Chỉ có thể nhìn thấy thế gian nếu con người nhìn thấy Thần chứ không phải thần tượng.
Bởi vậy Montaigne viết: il faut oster le mascque aussi bien des choses que personnes (Cần vứt bỏ bộ mặt giả của con người và sự vật).