NÊN sao chép, chia sẻ, KHÔNG NÊN thương mại hoá.

Thần Thoại Hy Lạp

Chú Thích

Tác giả: Nguyễn Văn Khoả
Chọn tập
Ads Top

[←1]

Tiếng Hy Lạp logographe: người viết văn xuôi, cấu tạo từ logos và graphe: viết; khác với aède: ca sĩ.

[←2]

Félix Gaffiot, Dictionnaire illustré Latin-Français. Hachette Paris, cho biết logos đã từng được sử dụng với những ý nghĩa sau đây: 1) Ngôn từ, lời nói ba hoa, diễn văn vô ích, bài hát, lời nói tế nhị, thông minh, truyện ngụ ngôn; 2) Lý trí (raison).

[←3]

Theo P. Frutiger, sự phân biệt logos và mythos trong Platon không thật rạch ròi. Ở các tác phẩm Timée, luật pháp, ông sử dụng mythos với ý nghĩa: trình bày (exposé), lý thuyết (théorie), mệnh lệnh (prescription), cổ vũ (exhortation). Nhìn chung huyền thoại thấm đượm tính duy lý (rationalité) tới mức con người ta có thể lầm lẫn với tính biện chứng, nếu có thể nói như thế được… (P. Frutiger, Les Mythes de Platon. Aican, 130, p. 4, chuyển dẫn từ Pierre Brunei, Le Mythe de la métamorphose. Paris, 1974, p. 24).

[←4]

K. Marx, Góp phần phê phán chính trị – kinh tế học. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1971, tr. 312.

[←5]

A.F. Losev, Antichnaja mijologija vee istoricheskom razvtii. Uchpedgisz, Moskva, 1957, tr. 17-23. Losev chỉ ra hai quan hệ phức hợp: phức hợp thêm thắt (complexe d’interpolation) và phức hợp góp nhặt (complexe de compilation). Phức hợp góp nhặt dẫn tới phức hợp nguyên khối nghệ thuật (complexe de monolithe artistique).

[←6]

K. Marx, Góp phần phê phán chính trị – kinh tế học. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1971, tr. 312-314.

[←7]

Michelangelo Buonarroti (1475-1564), nhà điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư danh tiếng người Ý, thời Phục hưng.

[←8]

Assyrie là một vương quốc thuộc nền văn minh Lưỡng Hà (Mésopotamie).

[←9]

André Bonnard, La civilisation grecque (D’Antigone à Socrate) 10/18, Chap II: Sculpter la pierre – Fondre le bronze. Paris, 1963. Có tham khảo thêm: P. Devambez, Le style grec (l’Esprit grec).Larousse, Paris p. 9-11.

[←10]

E. Faure, Histoire de l’Art Antique. Livre de poche, Paris. 1964, p. 205.

[←11]

André Bonnard, La civilisation grecque.

[←12]

Choéphores: những người thiếu nữ viếng mộ.

[←13]

Jacqueline de Romilly, L’évolution Pathétique d’Eschyle à Euripide. P.U.F. Paris.

[←14]

F. Engels – Chống Dühring, Chương IV: Lý luận về bạo lực. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1959, tr. 304.

[←15]

“Một tôn giáo tự nhiên rất mờ nhạt trong những tín ngưỡng dân gian, có thể lại còn khá thô thiển nữa, nhưng lại được những ca sĩ cũng như những nhà triết học khai thác ở những ngọn nguồn rất đỗi trong trẻo và rất đỗi thơ mộng. Khi những nhà thơ và nhà triết học tin rằng họ đấu tranh chống lại tôn giáo thì họ chỉ làm toát lên từ tôn giáo cái quan niệm duy lý về thế giới bị những biểu tượng tôn giáo bao phủ. Đúng là con người sợ thần thánh. Nhưng vì các vị thần giống con người nên các vị thần không đảo lộn được cuộc sống của những quan hệ bình thường và tự nhiên vốn gắn bó với cuộc sống của con người. Vị trí của nghề tư tế chẳng quan trọng là bao. Nước Hy Lạp có thể là nước duy nhất trong số những xứ sở cổ xưa mà ở đó đẳng cấp tăng lữ không sống tách biệt với nhân dân để thay mặt cho nhân dân trong nghi lễ diễn xuất-tôn giáo thầm kín (mystère) như một lãnh vực dành riêng cho họ…” (Elie Faure, L’Art antique. p. 185).

[←16]

Ở Việt Nam chúng ta dường như cũng có hiện tượng tương tự. Nhiều khi ngày hội, ngày giỗ thường kèm theo những trò vui như đánh vật, bơi chải, thổi cơm thi, diễn chèo tuồng… Hội đền Hùng Giỗ Tổ, hội đền Kiếp Bạc, hội Phủ Giày, hội giỗ thành hoàng làng đều có những trò vui như thế. Ngay đến hội có tính chất Phật giáo như hội chùa Keo (Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định) cũng có phần hấp dẫn nhất là bơi chải. Hội Lim là hội thi hát.

[←17]

Những bức tượng ở chùa Tây Phương của chúng ta có thể là một ví dụ gần gũi. Nghệ sĩ giữ lại một số quy phạm của tôn giáo như tai to và dài, ngón tay dài… song đó chỉ là hình thức. Cảm xúc siêu thoát và khô cứng – công thức của tôn giáo – bị phá vỡ. Cảm xúc thẩm mỹ, hiện thực, trần thế đã lấn át cảm xúc tôn giáo. Chính vì lẽ đó nên trong số rất nhiều tượng thờ chùa chiền của chúng ta thì chỉ có tượng thờ ở chùa Tây Phương và một đôi nơi khác được coi là di sản nghệ thuật.

[←18]

Socrate (468-400 TCN), “… connais-toi, toi-même”.

[←19]

Bài hát ca ngợi, suy tôn các vị thần; tiếng Hy Lạp: hymno; còn dịch là bài ca tán mỹ. Ngày nay hymno là một bài ca trang trọng.

[←20]

Tiếng Pháp chant phallique: bài ca dương vật. Tiếng Hy Lạp phallos: dương vật.

[←21]

O. Freidenberg, Mif i literatura drevnosti. Izd. Nauka, M. 1978, tr. 12.

[←22]

Ératosthène de Cyrène. Cyrène là một đô thị ở bờ biển Bắc Phi gần Ai Cập, thuộc địa của Hy Lạp.

[←23]

Một đô thành xưa là thuộc địa của người Hy Lạp, sau là thủ đô của Đế quốc Đông La Mã (Le Bas-Empire). Từ thế kỷ III, Byzance dường như thay thế vai trò của Rome. Thế kỷ IV, Hoàng đế Constantin lên cầm quyền đã đổi tên Byzane thành Constantinople. Sau này người Turc (Thổ) đổi tên thành Istanbul. Hiện nay là thủ đô nước Thổ Nhĩ Kỳ.

[←24]

Évhémère, cuối tk. IV – đầu tk. III TCN. Lý thuyết của ông trở thành một trường phái gọi là évhémèrisme.

[←25]

Xem F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước, Lời tựa lần xuất bản thứ tư. NXB Sự Thật, Hà Nội. 1961, tr 11-15.

[←26]

Có lẽ tác giả nhầm; Wilhelm Maximilian Wundt (1832-1920) là người Đức (Chú thích của Nguyễn Tuấn Linh).

[←27]

Trong bài Những vấn đề lý thuyết folklore, N.I. Kravtsov đã nhấn mạnh: “Không nên để những nhược điểm che lấp những gì có giá trị trong các công trình của các nhà bác học trước cách mạng”, “… cần chú ý nghiên cứu một cách có phê phán những thành tựu khoa học của nước ngoài, kể cả các nước tư bản. Viết về những điều mà nước ngoài đã làm được về lý luận folklore là một việc làm bổ ích…” (Problemy Folklora. Izd Nauka, Moskva, 1975).

[←28]

Trong Lịch sử văn học và huyền thoại của Robert Weimann, một nhà nghiên cứu nổi tiếng của Cộng hòa Dân chủ Đức, tác giả phân chia các loại lý thuyết huyền thoại thành bốn khuynh hướng chính: Huyền thoại và tượng trưng – Huyền thoại và nghi lễ – Huyền thoại và nguyên mẫu cổ (archéttypea) – Huyền thoại và cấu trúc. (Robert Vejman, Istorija literatury i niologija. Izd Progress, Moskva, 1975).

[←29]

M.I. Shakhnovich, Pervobytnaya mifologiya i filosofiya (Stanovleniye grecheskoy filosofii). L. 1971, s. 19.

[←30]

A. Tenase, Kultura i religja (dịch từ tiếng Rumani). Izd Politizdat, M. 1975.

[←31]

Roger Garaudy, Le Marxisme du XXe siècle. Paris, 1966.

[←32]

Cinquième biennale internationale de poésie: La Poésie et le Mythe, Knokke. 7 au 11 Septembre 1961… imprécision, ambivalence, sorte histoire flottante dont la signifiration change avec le temps… (trích trong tham luận của Roger Caillois, đại biểu của UNESCO).

[←33]

Xem tham luận của Marie-Madeleine Machet.

[←34]

Xem tham luận: Mythe, Póesie của Georges Cusdorf.

[←35]

Tiếng Hy Lạp khaos: vực thẳm; sau này mang nghĩa hỗn độn, rối rắm.

[←36]

Tiếng Hy Lạp gaea: đất.

[←37]

Tiếng Hy Lạp kiclope: vòng tròn.

[←38]

Tiếng Hy Lạp hécatonchires: trăm tay.

[←39]

Có lúc gọi là gió Đông Nam.

[←40]

Tiếng Hy Lạp khronos: thời gian.

[←41]

Cronos chém đứt dương vật Ouranos.

[←42]

Tiếng Hy Lạp gigantôs: đại khổng lồ (grand géant).

[←43]

Érinyes gồm ba chị em Alecto, Tisiphone và Mégèe. Có nguồn chuyện kể Érinyes là con của Nyx-Đêm tối và Érèbe-Chốn Tối tăm Vĩnh cửu.

[←44]

Diodore de Sicile là nhà viết sử người Hy Lạp sống vào quãng cuối thế kỷ I trước công nguyên, đầu thế kỷ II sau công nguyên, dưới triều Hoàng đế La Mã Auguste.

[←45]

Diodore de Sicile, Bibliothèque Historique.

[←46]

Évhémère là học giả người Hy Lạp thế kỷ III TCN.

[←47]

Tiếng Hy Lạp hypnos: giấc ngủ, sau này Pháp hóa mang nghĩa thôi miên. Hypnolist: thôi miên; hypnotisme: thuật thôi miên.

[←48]

Tiếng Hy Lạp moires: số phận, định phận, phần.

[←49]

Trong Nhập môn triết học Ấn Độ (1972, Sài Gòn) Lê Xuân Khoa dùng những thuật ngữ: Hữu thể, Thực hữu, Thực tại và Phi thể, Vô hữu, Phi thực để diễn đạt hai khái niệm này, nguyên văn tiếng Sanskrit là Sat và Asat.

[←50]

Linga Rahasya.

[←51]

Manusmiriti, 32 – trích dẫn và chú thích của Lê Xuân Khoa. Nhập môn triết học Ấn Độ 1972, Sài Gòn, tr. 89.

[←52]

Tiếng Hy Lạp nymphe: thiếu nữ

[←53]

Tiếng Hy Lạp machie: chiến đấu giao tranh.

[←54]

Olympe là ngọn núi cao nhất nước Hy Lạp, cao chừng 3.000 mét phía bắc. Do là nơi ở của các vị thần nên Olympe là ngọn núi thiêng liêng, trang trọng. Trong tiếng Pháp, tính từ “Olympien” với nghĩa bóng, chỉ vẻ oai nghiêm, trang trọng.

[←55]

Tiếng Hy Lạp gigas, gigantôs: khổng lồ; machie: chiến đấu giao tranh. Pháp hóa: gigantesque: khổng lồ.

[←56]

Othrys là một ngọn núi thuộc đất Thessalie (Bắc Hy Lạp) ở phía nam của ngọn núi Olympe.

[←57]

Eschatologie; gốc từ tiếng Hy Lạp eschatos: cuối cùng tận cùng, kết thúc; và logos: ngôn từ, diễn văn, khoa học.

[←58]

Tiếng Hy Lạp prométhée: người tiên đoán.

[←59]

Tiếng Hy Lạp épiméthée: người lơ đễnh, đãng trí, đần độn.

[←60]

Charites gồm ba nữ thần Aglaé (La Brillante), Thalie (La Verdoyante), Euphrosyne (La Joie Intérieure).

[←61]

Persuasion, Peitho (thần thoại La Mã: Suada).

[←62]

Heures gồm hai nữ thần Thallo và Carpo, sau thêm một hoặc hai nữ thần nữa là Eiréné và Auxo, cai quản thời gian chín nở của mùa màng. Còn có tên gọi là các nữ thần Saisons (mùa màng).

[←63]

Theo Hésiode La Théogonie, Les Travaux et les jours.

[←64]

Người La Mã sau này gọi Hellade là Grèce.

[←65]

Xem La Sainte Bible, Ancien Testament, La Genèse 6, 7, 8.

[←66]

Các nữ thần Biển, có tên gọi chung là Néréides, con của lão thần Biển-Nérée.

[←67]

La Sainte Bible, Ancien Testament, La Genèse. Le jardin d’Eden et le péché d’Adam Louis Segond.

[←68]

F. Engels – Chống Dühring, Chương IV: Lý luận về bạo lực. NXB Sự Thật Hà Nội, 1959, tr. 303.

[←69]

K. Marx và F. Engels, Về văn học và nghệ thuật, Hài kịch, giai đoạn cuối cùng của một hình thái lịch sử. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1958 tr. 106; Hoặc K. Marx, Góp phần phê phán triết học Pháp quyền của Hegel. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1977.

[←70]

Tiếng Hy Lạp psychopompe: người dẫn đường cho linh hồn.

[←71]

Thí dụ, ở đền thờ Delphes thờ hòn đá Omphalos, được người xưa coi là cái rốn của vũ trụ. Có truyền thuyết kể rằng đó là hòn đá khi xưa nữ thần Rhéa quấn tã lót vào giả làm Zeus để cho Cronos nuốt; sau này khi Cronus nôn nhả hòn đá đó ra, người ta đem về thờ và coi là rốn của đất Paphos trên đảo Chypre. Nữ thần Aphrodite được thờ bằng hòn đá hình nón. Nữ thần Artémis ở đảo Icarie được thờ bằng một khúc gỗ.

[←72]

Hespérides gồm có Églé, Érythie và Hespérie.

[←73]

Argus hay Argos, còn có tên là “Panoptès”, nghĩa là “người nhìn thấy hết”.

[←74]

Ngày nay eo biển Bosphore còn được gọi bằng một tên khác: Eo biển Constantinople. Tuy nhiên địa danh Eo biển Bosphore vẫn thông dụng. Một số địa danh khác đã thay đổi, thí dụ Biển Đen xưa là Pont-Euxin; các nhà nghiên cứu cho biết lúc đầu người Hy Lạp gọi là Pont d’Axne nghĩa là “Biển không thân thiết”, sau đổi thành Pont Euxin nghĩa là “Biển thân thiết”. Eo biển Dardanelles xưa là Hellespont. Biển Marmara xưa là Biển Propontide.

[←75]

Tiếng Hy Lạp ortýki: chim cun cút.

[←76]

Tiếng Hy Lạp phébus hoặc phoibos: rực sáng, chói lọi.

[←77]

Tiếng Hy Lạp hyperboréens: sống ở phương Bắc, bên ngoài gió Borée.

[←78]

Delphes là một điểm ở đất Phocide, chân núi Parnasse trước kia tên là Pitho.

[←79]

Ngày nay Python trở thành một danh từ chung chỉ một giống trăn to ở châu Á.

[←80]

A.F. Losev, Antichnaja mifologija o istoricheskom razvitii. Moskva, 1957, tr. 37-38.

[←81]

Lydie là một vương quốc ở Tiểu Á; Crésus (563-548 TCN) là một vị vua nổi tiếng về giàu có đã chinh phục cả vùng Tiểu Á.

[←82]

Halys là con sông ở biên giới hai vương triều Lydie và Perse.

[←83]

Tiếng Hy Lạp daphné: cây nguyệt quế; tiếng Pháp: laurier.

[←84]

Trong văn học Pháp, cueillir des lauriers: giành được thắng lợi (nghĩa đen: hái được cành nguyệt quế); se couvrit de lauriers: được vinh quang, vẻ vang (nghĩa đen: được phủ đầy cành nguyệt quế).

[←85]

Trong sách báo của chúng ta có người dịch là nàng Ly-tao, chúng tôi thấy dịch như thế không đúng.

[←86]

Có khi người ta gọi nghệ thuật điện ảnh là nghệ thuật của nàng Muses thứ bảy theo sự sắp xếp: thơ, ca, vũ, nhạc, bi kịch, hài kịch, điện ảnh.

[←87]

Un nourrisson des Muses: người con của những nàng Muse, chỉ nhà thơ. La muse de Victor Hugo: thiên tài thơ ca của Hugo.

[←88]

La Sainte Bible, Ancien Testament, Nombres, 21. Les serpents brulants (1-9).

[←89]

“Soyez donc prudents comme des serpents et simples comme des colombes.” [Nouveau TestamentEvangile selon Matthieu, Mission des apôtres (10:16-17) Louis Segond, Paris, 1949].

[←90]

Le serpent était le plus rusé de tous les animaux des chamsp, que l’Éternel Dieu avail faits.

[←91]

L’arbre de la vie, còn được dịch là “cây đời”.

[←92]

“Le péché originel.” Xem Ancien Testament, La Genèse. La jardin d’Éden et le péché d’Adam.

[←93]

Xem Nouveau Testament, Apocalypses de JeanLaemme et le dragon, (12:4-10). Apocalypse còn được dịch là “Thiên khải”, “Lời Tiên tri”, “Tiên báo”; gốc từ tiếng Hy Lạp apokalupticos, apokalupsis: phát hiện (révélation).

[←94]

Tiếng Hy Lạp peripatein: đi dạo.

[←95]

Những người con của Niobé gọi là Niobides.

[←96]

Người La Mã kể có một nàng Manto con của Hercule, con trai nàng đã lấy tên mẹ đặt cho một đô thị trên đất Ý: Mantoue.

[←97]

Tiếng Hy Lạp ergon: lao động; dịch sát nghĩa là “người lao động”.

[←98]

Polias xuất phát từ tiếng Hy Lạp polis: đô thị.

[←99]

Tiếng Hy Lạp Epikloros, chỉ một tên thêm của người bố đặt cho con gái trong trường hợp không có con trai để thay quyền quản lý tài sản ở Hy Lạp xưa kia.

[←100]

Tiếng Hy Lạp promachos: người nữ chiến binh.

[←101]

Tritogénia: hồ Tritonis, nơi nữ thần Athéna ra đời.

[←102]

Tiếng Hy Lạp hygia: sức khỏe.

[←103]

Rimer malgré Minerve: làm thơ bất cần nữ thần Minerve, bất cần trí tuệ, tri thức. La chonette de Minerve ne prend son vol qu’en crépescule: Con cú của nữ thần Minerve chỉ tay vào lúc trời đã tối (buổi hoàng hôn): tri thức, sự hiểu biết, sự thông minh, sáng tạo là kết quả của một quá trình tích lũy.

[←104]

Olive, mà chúng ta thường phiên âm là “ôliu”. Olive có màu xanh nhạt, quả olive giống quả nhót.

[←105]

Rameau d’olivier, se présenter à l’olivier à la main: bày tỏ nguyện vọng, hoặc thiện chí hòa bình, cầu mong sự giúp đỡ hoặc thương lượng.

[←106]

Cécropia lúc đầu có nghĩa “xứ sở của Cécrops”, sau mở rộng chỉ những đền điện thờ, những công trình kiến trúc ở Athènes. Cécropiades nghĩa là “con cháu của Cécrops”, chỉ những người dân ở Athènes hoặc vùng đồng bằng Attique.

[←107]

Erichthonios; tiếng Hy Lạp eri: khỏe mạnh, tốt đẹp; chthonic: dưới đất.

[←108]

Acropole; tiếng Hy Lạp akrôs: trên cao; polis: đô thị. Một đô thị cổ ở Hy Lạp gồm hai khu vực. Khu vực ở dưới thấp và khu vực ở trên cao. Khu vực trên núi cao gồm các đền, điện thờ các vị thần, và một lâu đài, nơi tiến hành các nghi lễ thiêng liêng.

[←109]

Panathénées; tiếng Hy Lạp pan: tất cả, hoàn toàn. Panathénées: Hội của toàn dân Athènes.

[←110]

Quadrige là xe bốn ngựa chạy song song.

[←111]

Pisistrate là nhà cầm quyền ở Athènes khoảng thế kỷ VI TCN.

[←112]

Périclès là nhà cầm quyền ở Athènes (495-429 TCN).

[←113]

Từ “cúp” mà ngày nay chúng ta thường gọi, là Việt hóa từ “coupe” trong tiếng Pháp. Coupe tiếng Pháp có nghĩa là một chiếc cốc to, một chiếc bình, đồng thời cũng có nghĩa là phần thưởng trong các cuộc thi đấu thể dục thể thao.

[←114]

Tiếng Hy Lạp arachné: con nhện.

[←115]

Pléiades nghĩa là con cháu của Pléioné.

[←116]

Thí dụ, bảy danh nhân Hy Lạp thế kỷ VI TCN; bảy nhà thơ Hy Lạp triều đại Prométhée thế kỷ IV TCN; bảy nhà thơ Pháp thời đại Phục Hưng (nhóm thi sĩ La Pléiade).

[←117]

Trong tiếng Pháp và tiếng Nga có thành ngữ Câm như đá có thể bắt nguồn từ điển tích thần thoại này.

[←118]

Do gắn với chiêm tinh, ma thuật nên ngày nay trong tiếng Pháp có từ “hermétique” với ý nghĩa “bí ẩn, bí hiểm, bưng bít khó hiểu”.

[←119]

F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước, Chương II: gia đình. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1961, tr. 95.

[←120]

Tiếng Hy Lạp nghĩa là: cảm hứng, xúc động, nhiệt tình. Từ này đã được Nga hóa. Còn “pathos” tiếng Hy Lạp nghĩa là: đau khổ, căng thẳng, sôi sục. Từ này đã được Pháp hóa và Nga hóa và biến dạng thành từ “pathétique” (Pháp), “pateticheskij” (Nga) với nghĩa: xúc động, cảm động, thống thiết.

[←121]

Tiếng Hy Lạp écho: tiếng vọng, tiếng vang.

[←122]

Nữ thần Aphrodite còn có một biệt danh là Cythérée.

[←123]

Từ điển Đào Duy Anh dịch: hoa bạch đầu ông, hoa thu mẫu đơn.

[←124]

Ngày nay trong tiếng Pháp có từ “Aphrodisiaque”, gốc từ tiếng Hy Lạp “Aphrodisiakos”, với nghĩa là: (1) kích thích khêu gợi tình dục (érotisme, érotique); (2) tình dục, thói ham mê tình dục, thói đa tình, tình yêu dâm dục, dâm đãng.

[←125]

Etna là tên một ngọn núi lửa ở đông bắc đảo Sicile, nước Ý.

[←126]

Tiếng Hy Lạp pyracmon: cái đe.

[←127]

Tiếng Hy Lạp acamas: không biết mệt.

[←128]

Éleusis là một khu vực trong vùng đồng bằng Attique cạnh Athènes.

[←129]

La Sainte Bible, Nouveau Testament, Évangile selon Matthieu, Enfance de Jésus-Christ… 2. Louis Segond, Paris, 1949.

[←130]

I. Lenzman, L’origine du Christianisme. Moscou, 1961, p. 103-107.

[←131]

Tiếng Hy Lạp drus: cây sồi.

[←132]

Minyades gồm ba chị em Alcithoé, Leucippé và Arsippé.

[←133]

Bọn cướp biển ở vùng biển Tyrrhénienne, phía tây bán đảo Ý. Chúng thuộc tộc người Étrusques sống trên đất Étrurie, ngày nay là Toscane, nước Ý.

[←134]

Tiếng Hy Lạp thyoné: điên cuồng.

[←135]

Le bouc émissaire, nay trở thành một thành ngữ chỉ một vật thí nghiệm, vật hy sinh, kẻ giơ đầu chịu báng, cảnh “trăm dâu đổ vào đầu tằm”.

[←136]

Lênaia gốc từ Tiếng Hy Lạp lênôs: ép, vắt. Vì thế còn gọi Hội Léné là Hội ép rượu (Fêtes Lénées ou Lénéennes ou Fêtes du Pressoir). Lại còn có tên gọi là Hội Dionysos Lénaios.

[←137]

Tiếng Hy Lạp dithurambos, dithurambikos; cấu tạo bằng những từ dis: hai lần, thura: cửa, ambaino: tôi đi qua; ý nói đến việc Dionysus đã hai lần đi qua chiếc cửa của đời sống, có nghĩa là sinh hai lần. Lần đầu Sélémé, lần sau Zeus.

[←138]

Périclès (495 – 492 TCN) là người cầm đầu đảng, phái dân chủ ở Athènes, đã cầm quyền và tạo ra được những bước tiến bộ lớn về kinh tế, chính trị cũng như văn hóa, xã hội cho nhà nước Athènes.

[←139]

Nhà hát Athènes thế kỷ V có 17.000 chỗ ngồi; nhà hát Épidaure thế kỷ IV có 44.000 chỗ ngồi.

[←140]

Académos là tên một vị anh hùng Hy Lạp trong thần thoại.

[←141]

Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc từ “pan” thuộc ngôn ngữ Ấn Âu. Pa: chăn nuôi.

[←142]

Plutarque (40 hoặc 50-125), La disparitino de l’oracle, XVII: Le grand Pan est mort!

[←143]

Tiếng Hy Lạp syrinx: ống.

[←144]

Semer la panique: gieo rắc sự khủng khiếp; la terreur panique: sự khủng khiếp bất ngờ.

[←145]

Tiếng Hy Lạp phaéton: rực sáng.

[←146]

Tên những ngôi sao, chòm sao: le Taureau, le Lion, le Scorpion, le Cancer.

[←147]

Tên những ngôi sao, chòm sao: Le Serpent, L’Autel.

[←148]

Héliades là con của Hélios, gồm ba nàng Lampétie, Phaéthuse và Phoebé.

[←149]

Danaïdes là con của Danaus.

[←150]

Vì lẽ đó nên người xưa gọi là cành olive là “cành lá của sự cầu xin”.

[←151]

A.F. Losev, Antichnaja mifologija vee istoricheskom razviti. Uchpedgiz, Moskva 1957, tr. 76-77.

[←152]

Con cháu của Abas gọi là Abantides.

[←153]

Gorgone gồm ba chị em Sthéno, Euryale, Méduse.

[←154]

Tiếng Hy Lạp graiai: những bà già. Greée gồm ba chị em Pemphrédo, Ényo, Dino.

[←155]

Người Hy Lạp xưa kia cũng như người La Mã sau đó coi những vùng đất châu Phi ngoài nước Ai Cập về phía Nam là nước Éthiopie.

[←156]

Ammon gốc xa xưa là một vị thần đất Thèbes Ai Cập tên Ammon-Ra, một vị thần Mặt trời.

[←157]

Samson et Delila/Dalila, xem La Sainte Bible, Ancien P. Testament, Juges 13-19. Louis Segond, Paris, 1949.

[←158]

Ngày nay Hydre trở thành danh từ chung chỉ một loài sinh vật ở nước ngọt không có xương sống. Tiếng Hy Lạp hudra, từ hudor: nước.

[←159]

Có chuyện kể Hydre có bảy đầu hoặc chín đầu, chặt một đầu thì hai đầu khác lại mọc ra thay thế.

[←160]

Sông Istros ngày nay là sông Danube. Người Hy Lạp xưa kia tưởng con sông này bắt nguồn từ mạn cực bắc của Trái Đất.

[←161]

Pont-Euxin ngày nay là Biển Đen (Hắc Hải).

[←162]

Ở Hy Lạp xưa kia có hai đô thành Pylos, một ở đất Étolie tây bắc bán đảo Péloponèse, một ở đất Messénie tây nam.

[←163]

Tiếng Hy Lạp mélanippe: con ngựa cái đen.

[←164]

Tác giả nhầm; Géryon là con của Chrysaor và Callirhoé. Méduse sinh ra Chrysaor (và Pégase) từ vết chém trên cổ, sau khi bị giết bởi Persée (Chương Người anh hùng Persée: Persée giết ác quỷ Méduse), vậy Méduse là bà của Géryon (Chú thích của Nguyễn Tuấn Linh).

[←165]

Méléagrides gồm có Gorgé, Dejánire, Eurymède, Mélanippe.

[←166]

Pintade, còn dịch là gà Phi.

[←167]

Trois choses sont considérées comme également impossibles, enlever à Jupiter sa foudre, à Hercule sa massue, à Homère un vers: Có ba việc hoàn toàn không thể nào làm được là tước sét của thần Jupiter, cây chùy của Hercule, câu thơ của Homère. (Macrobe, Saturnales). Prendre la masue d’Hercule pour couper un cheveu en quatre: Dùng cây chùy của Hercule để chẻ sợi tóc làm tư; tương đương với câu Dùng dao mổ trâu để cắt tiết gà trong văn học Việt Nam.

[←168]

Tiếng Hy Lạp podarcès: chân nhanh.

[←169]

Cos là một hòn đảo nằm trong quần đảo Sporades gần bờ biển phía nam Tiểu Á.

[←170]

Syracuse là một thành bang trên đảo Sicile, thuộc địa của Hy Lạp.

[←171]

Néron (37-68) cầm quyền từ 54-68 là một bạo chúa đã giết anh, giết mẹ, giết vợ, đốt kinh thành Rome, khủng bố tín đồ Thiên Chúa giáo.

[←172]

Huyền thoại Sisyphe được triết học hiện sinh sử dụng như một bằng chứng, một biểu tượng tiêu biểu để thể hiện hoặc phản ánh những quan điểm của mình: phi lý và chấp nhận, vô nghĩa và nổi loạn…. Le mythe de Sisyphe là một tiểu luận của nhà văn hiện sinh chủ nghĩa Pháp Albert Camus (1913-1960).

[←173]

Acrocorinthe nghĩa là “thành Corinthe ở trên cao”. Tiếng Hy Lạp acros: trên cao.

[←174]

Truyền thuyết này giải thích từ “Amazone” theo tiếng Hy Lạp cổ là “không có vú”. Nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì sự giải thích này không đúng.

[←175]

Tiếng Hy Lạp pégase: ngọn nguồn.

[←176]

Illyrie ngày nay thuộc các nước Ý, Nam Tư, Áo, bờ phía đông biển Adriatique.

[←177]

Napoli Naples là một đô thành ở bờ biển phía Tây miền nam nước Ý, trên bờ biển Tyrrhénienne.

[←178]

Arthur Evans (1851-1941) chia nền văn minh phát hiện ra ở đảo Crète đầu thế kỷ XX ra làm ba thời kỳ: Minos cổ, 3000-2100 TCN; Minos giữa, 2100-1580 TCN; Minos cuối, 1580-1200 TCN.

[←179]

Moloch là vị thần thân người đầu bò, ăn thịt người. Trong lễ hiến tế người ta thui trẻ con để dâng Moloch.

[←180]

Ammonites là một bộ tộc người cổ thuộc nước Syrie ngày nay, mang tên vị thần thủy tổ là Ammon, con trai của Loth.

[←181]

Samos là một hòn đảo trong quần đảo Sporade gần đô thành Ephèse, vùng ven biển Nam Tiểu Á.

[←182]

Tình trạng rối ren không lối thoát: Enchevêtrement labyrinthique; đường ngoắt ngoéo, khuất khúc: Labyrinthiforme. Trong y học, labyrinthe còn chỉ hốc trong tai và bệnh viêm trong hốc tai gọi là labyrinthite.

[←183]

Épidaure là một đô thành ở bờ biển phía đông vùng đồng bằng Argolide trên bán đảo Péloponèse.

[←184]

Périphétès còn có tên Corynétès, nghĩa là người cầm côn.

[←185]

Zeus-Méléchie tiếng Hy Lạp có nghĩa là Zeus-Nhân hậu. Con cháu những người Phytalides sau này thiết lập nên nghi thức tôn giáo thờ cúng nữ thần Đéméter, một nghi lễ làm cơ sở cho những Mystères d’Éleusis.

[←186]

Naxos là một hòn đảo nằm trong quần đảo Cyclades phía bắc đảo Crète, giữa biển Égée.

[←187]

Đặc điểm của phong cách nghệ thuật vùng Laconie là giản dị, hàm súc, rõ ràng cho nên ngày nay có danh từ laconisme và tính từ laconique để chỉ một phong cách giản dị, hàm súc.

[←188]

Vies parallèles, còn được dịch là Tiểu sử đối chiếu; sau này nhà bác học người Pháp Jacques Amyot (1513-1593) dịch và đổi tên là Cuộc đời các danh nhân.

[←189]

Thí dụ: Post-scriptum viết tắt P.S. nghĩa là: tái bút, ghi thêm (ở bên dưới trang viết sau khi viết xong); Sic nghĩa là: như vậy, thế đấy (với ý nhấn mạnh); Idem viết tắt Id nghĩa là: như trên; Confer viết tắt Cf nghĩa là: xem ở, tra cứu ở.

[←190]

Có nguồn chuyện kể Althée vứt đoạn củi-số mệnh của Meléagre vào bếp cho cháy hết. Xem chương: Mười hai kỳ công của Héraclès: Bắt sống chó ngao Cerbère.

[←191]

Thestios là cha đẻ của Althée và ba người con trai là Alcée, Céphée và Ploceppe.

[←192]

F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước. NXB Sự thật, Hà Nội, 1961, tr. 205-206.

[←193]

Apharétides là tên gọi chung các con của Apharée.

[←194]

Chiến tranh Péloponnèse (431-404 TCN), cuộc chiến tranh do hai thành bang Sparte và Athènes cầm đầu hai khối liên minh nhằm tranh giành quyền thống trị trên bán đảo Hy Lạp. Athènes cầm đầu liên minh Délos. Sparte cầm đầu liên minh Péloponnèse.

[←195]

Lysandre là một nhà chiến lược và chỉ huy tài giỏi của Sparte đã đánh bại Athènes.

[←196]

Céphalonie là hòn đảo lớn lên biển Ionien, phía tây bán đảo Hy Lạp.

[←197]

Có người cho rằng Orphée là người sáng lập tôn giáo Orphisme.

[←198]

Hébros là một con sông ở xứ Thessalie, ngày nay là sông Naritsa.

[←199]

Lesbos là một hòn đảo ở ven biển Tiểu Á, ngày nay là Mytilène.

[←200]

Chòm sao Lyre ở giữa chòm sao Véga.

[←201]

Tác giả nhầm; Lyre là một chòm sao, Véga là một ngôi sao. Véga là ngôi sao sáng nhất nằm trong chòm sao Lyre (Chú thích của Nguyễn Tuấn Linh).

[←202]

K. Marx, Bản thảo kinh tế-triết học năm 1884. NXB Sự thật, Hà Nội, 1962, tr. 137-183.

[←203]

F. Engels, Biện chứng của tự nhiên. NXB Sự thật, Hà Nội, 1971, tr. 13.

[←204]

Biển Propontide ngày nay là biển Marmara.

[←205]

Bán đảo Cyzique còn được gọi là bán đảo Dolion.

[←206]

Vùng đất ở phía tây đất Tiểu Á có đô thành lớn nhất ở bờ biển Égée là Pergame.

[←207]

Ba hòn đảo ở phía nam Hy Lạp, đối diện với bờ biển phía tây xứ Messénie.

[←208]

Nguyên văn đoạn này dịch: Boréades Cléopâtre; chúng tôi sửa lại cho dễ hiểu và đúng với tích truyện thần thoại.

[←209]

F. Engels. Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước. NXB Sự thật, Hà Nội, 1961, tr. 205.

[←210]

Những người Hy Lạp xưa kia gọi vùng bờ biển châu Phi ở phía tây Ai Cập là Libye.

[←211]

Có một nguồn chuyện khác kể: Apsyrtos đã xuống con thuyền Argo đi cùng với Jason và Médée về Hy Lạp, vì sao lại cùng đi thì không nói rõ. Kế đến khi bị những người Colchide đuổi, Jason và Médée đã giết Apsyrtos, chặt xác vứt xuống biển. Rất có thể do Médée bàn định với Jason bắt cóc Apsyrtos đưa đi theo.

Theo các nhà nghiên cứu, xứ sở Colchide ngày nay là nước Cộng hòa Géorgie trong Liên bang Xôviết.

[←212]

Đảo Égine ở gần vùng bờ biển Corinthe, Mycène.

[←213]

Có lẽ chi tiết này không đúng, bởi vì ông nội Ménélas là Pélops, sinh cơ lập nghiệp trên đất Pise chứ không phải ở đảo Crète. Một nguồn chuyện khác kể có lẽ hợp lý hơn: Ménélas phải về ngay Crète để tham dự một lễ hiến tế trọng thể.

[←214]

Đất Tauride ngày nay là vùng Crimée ở Liên Xô cũ.

[←215]

Xem La Sainte Bible, Louis Segond, Paris 1949, Genèse 21: Abraham mis à l’épreuve par l’éternel, qui lui ordonne d’offrir en holocauste son fils Isaac.

[←216]

Tiếng Hy Lạp podarge: bộ chân nhanh.

[←217]

Ésépe là một con sông ở đất Tiểu Á ngày nay là Saltaldere, có chuyện kể ở bờ biển Hellespont.

[←218]

Un médecin vaut beaucoup d’autres hommes. Xem Homère, Iliade, chant XI, 510-520, traduit par Paul Mazon, Les Belles Lettres, Paris 1956.

[←219]

Những người Danaens là con, cháu của nàng Danaé, có nghĩa là những người Hy Lạp. Danaé là người đã sinh ra vị anh hùng Persée do thụ thai với thần Zeus khi thần biến mình thành những hạt mưa vàng.

[←220]

Platon (427-347 TCN), nhà triết học duy tâm nổi tiếng của thời cổ đại, người đã đề xướng ra học thuyết về ý niệm tuyệt đối, bất tử là bản chất của thế giới. Theo ông, linh hồn là bất tử, con người trong cuộc sống muốn vươn tới hạnh phúc, chân, thiện, mỹ cần phải suy ngẫm, hồi tưởng lại bản chất của ý niệm đích thực.

[←221]

Pythagore (580-500 TCN), nhà toán học và triết học cổ đại. Ông cho rằng bản chất của thế giới là con số, là cái số lượng trừu tượng. Những môn đệ của ông phát triển cách giải thích đó đã thần bí hóa con số, nêu lên học thuyết về sự tạm trú của linh hồn bất tử trong cơ thể và sự nhập hóa của linh hồn bất tử từ cơ thể này sang cơ thể khác.

[←222]

Apulie (địa danh cổ) ngày nay là miền Fouille ở Nam Ý nằm giữa dãy núi Apennin và biển Adriatique, gồm có những thành phố Foggia, Bari, Tarente, Brindisi, Lecce.

[←223]

F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1961, tr. 160.

[←224]

F. Engels, Chống Dühring. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1976. tr. 297.

[←225]

F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1961, tr.145.

[←226]

Kimméri là một tộc người thần thoại sống ở vùng cực tây bắc Trái đất.

[←227]

Những con sông ở âm phủ.

[←228]

F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước. NXB Sự thật, Hà Nội, 1961, tr. 12-14.

[←229]

“Quảng trường, nơi công chúng tụ tập rất đông. Tại đây đang xảy ra một cuộc tranh chấp. Hai người cãi nhau về chuyện bồi thường một vụ giết người. Người này quả quyết là đã trả hết rồi và tuyên bố như vậy trước đám đông, người kia chối là chưa nhận được tí gì. Cả hai cùng đổ xô đến một người làm chứng (un juge: quan tòa – NVK chua thêm) cho rõ trắng đen. Công chúng hò la, người về phe này, kẻ về phe kia, người bênh bên này, kẻ bênh bên nọ. Những người truyền lệnh dẹp đám đông. Các vị kỳ cựu ngồi trên những phiến đá nhẵn bóng, trong vòng tròn bất khả xâm phạm. Quyền trượng của họ ở trong tay những người truyền lệnh đang nói oang oang. Thế rồi họ lấy lại quyền trượng đứng lên và lần lượt phán xử. Chính giữa đặt hai lẵng vàng để thưởng cho người phân xử công bằng nhất”. Xem những cảnh chạm khắc trên khiên Achille trong Iliade của Homère. NXB Văn học, Hà Nội, 1966, tr. 86 (Phan Thị Miến dịch) “… Khi tôi thấy lại được cái bè gỗ của tôi từ miệng Charypde lao ra thì lúc đó là lúc thời gian đã muộn, là lúc mà quan tòa Juge sau khi đã xử biết bao vụ kiện giữa đám người này người khác từ quảng trường trở về để ăn bữa tối…”. Xem Odyssée, Homère, khúc ca XII, câu thơ 435-440. Bản dịch sang Pháp văn của Victor Bérard “Les Belles Lettres” Paris.

[←230]

F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu, và của nhà nước, chương Thị tộc Hy Lạp. NXB Sự Thật, Hà Nội, 1961.

[←231]

Có lẽ tác giả nhầm; chính xác là con hươu như trên đã kể (Chương Truyền thuyết về cuộc Chiến tranh Troie: Quân Hy Lạp lại tập trung ở Aulis). Chưa thấy tài liệu nào khác kể là con cừu (Chú thích của Nguyễn Tuấn Linh).

Chọn tập
Bình luận
Ads Footer