MẬT MÃ 2: Thiên Chúa của người Do Thái mong muốn có lễ chúc tụng
Hãy hát reo cho Đức Chúa Trời là sức lực chúng ta;
Hãy cất tiếng la vui vẻ cho Đức Chúa Trời của Jacob.
Hãy hát xướng và nổi tiếng trống cơm, đờn cầm êm dịu với đờn sắt.
Hãy thổi kèn khi trăng non, lúc trăng rằm và nhằm các ngày lễ chúng ta.
– Tv 81,1-3
Cô con gái nhỏ hỏi cha mình: “Cha ơi, tại sao người đàn ông kia lại ăn mặc kỳ lạ như vậy?” Đó là một người Do Thái chính thống trong trang phục truyền thống màu đen với mái tóc xoăn bồng bềnh kéo dài từ thái dương xuống tới cằm. Ông ta quấn quanh đầu một chiếc khăn trắng và một hộp màu đen như được dính vào đỉnh đầu. Nếu không để ý đến tôn giáo của ông thì nhìn từ bên ngoài trông ông ta khá lập dị.
Tôi từng trải qua cảm giác bị nhìn như một người lập dị khi ở tuổi trưởng thành. Cha tôi là mục sư của một nhà thờ truyền thống. Theo tôn giáo của mình, chúng tôi không được mặc quần cộc ở các nơi công cộng và phụ nữ thì không được phép mặc quần mà chỉ được phép mặc váy, không đeo đồ trang sức, chỉ được đeo nhẫn cưới và cũng không được phép trang điểm. Hầu hết những người phụ nữ đều không bao giờ cắt tóc mà họ chỉ quấn cao trên đầu. Chúng tôi làm những việc này bởi vì tất cả đều được giải thích trong Kinh Tân Ước và đây cũng là phong tục được truyền lại từ đời cha ông. Cũng giống như các người bạn Do Thái, chúng tôi luôn bị những người không theo đạo sống cùng trong khu vực coi như người kỳ quặc.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc vì mình đã lớn lên trong quy định nghiêm ngặt này, vì tổ tiên của chúng tôi thực sự rất ngoan đạo, tin vào Thiên Chúa, kính sợ Thiên Chúa và cầu nguyện cho các tín hữu. Tuy nhiên, khi trưởng thành trong môi trường như vậy khiến tôi có xu hướng nhận thức rằng Thiên Chúa rất nghiêm khắc và cứng nhắc, Người thường tức giận và chỉ thực sự yêu thương chúng ta nếu chúng ta chăm chỉ đến nhà thờ… Sau khi nghiên cứu rất nhiều bữa tiệc mà Thiên Chúa đã thiết lập trong Kinh Torah, tôi vui mừng khi phát hiện ra rằng Thiên Chúa rất thích tham dự các bữa tiệc và muốn có thời gian vui vẻ với con cái Người. Thực tế, Người rất yêu thích các bữa tiệc! Tôi đã đi đến một kết luận Thiên Chúa luôn yêu cầu con cái Người phải sống một cuộc sống có ý nghĩa thần thánh nhưng Người cũng khinh những kẻ tạo ra luật pháp nghiêm ngặt hơn cả những điều răn dạy của Người. Mặc dù Thiên Chúa ghét tội lỗi nhưng Người vẫn yêu thương những kẻ phạm tội.
Tôi cũng được biết rằng, một khi chúng ta bước vào lời giao ước cứu độ, chúng ta sẽ được trở thành dân thánh. Cả gia đình, công việc và mối quan hệ giữa các tín hữu của chúng ta cũng sẽ được tham dự vào lời giao ước ấy. Chúng ta sẽ được trải qua bữa tiệc và các mùa tốt đẹp trong năm bởi vì Thiên Chúa của chúng ta đã tạo nên các mùa lễ hội vui mừng cho dân tộc Do Thái.
Những bữa tiệc được ấn định trong tiếng Do Thái gọi là moedim và được tổ chức đều đặn hàng năm. Trong sách Lêvi chương 23 câu 6, có từ chỉ đại lễ trong tiếng Do Thái là chag, mà từ chag này có nguồn gốc từ từ chagag có nghĩa là “chuyển động theo vòng tròn” hay “nhảy múa”. Ngụ ý của nó chính là chỉ thời gian vui vẻ mà Thiên Chúa đã thiết lập cho dân Người. Mỗi ngày đại lễ bao gồm: một lời chỉ dẫn đặc biệt, một bữa ăn đặc biệt (trừ ngày lễ ăn chay đền tội) và không được làm việc xác. Có rất nhiều ngày đại lễ liên quan đến toàn thể gia đình. Bắt đầu từ mùa xuân (vào khoảng tháng Ba hoặc tháng Tư), tiếp tục vào mùa thu (thường là tháng Chín hoặc tháng Mười), có 7 ngày lễ như sau:
Tên ngày lễ trong tiếng Việt |
Tên ngày lễ trong tiếng Do Thái |
Thời gian tổ chức |
Lễ Vượt qua |
Pesach |
Tháng thứ 1, ngày 14 trong tháng |
Lễ Bánh không men |
Chag Ha Matzot |
Tháng thứ 1, ngày 15 đến ngày thứ 20 |
Lễ Dâng bó lúa đầu mùa |
Bikkurim |
Tháng thứ 1, ngay sau Lễ Sabbath, sau khi giữ Lễ Bánh không men |
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống |
Shavout |
50 ngày sau ngày lễ dâng đầu mùa |
Lễ Kèn thổi |
Yom Teruah |
Tháng thứ 7, ngày đầu tiên |
Lễ Đền tội |
Yom Kippur |
Tháng thứ 7, ngày thứ 10 |
Lễ Lều tạm |
Sukkot |
Tháng thứ 7, ngày thứ 15 đến ngày thứ 20 |
Ngoài các đại lễ trên còn có một ngày lễ đặc biệt được gọi là Ngày lễ vui mừng trong Torah. Ngày lễ này được tổ chức vào ngày thứ 22 của tháng thứ 7 (hoặc ngày 8 của Lễ Lều tạm).
Điều kỳ diệu trong những lễ hội này đó là nó luôn chứa đựng cả ba điều là thực tiễn, tinh thần thánh và lời tiên tri. Ứng dụng thực tiễn ở đây là họ đã chọn thời gian trong chu kỳ gieo trồng, mưa và thu hoạch của người Israel. Những cây lúa mạch đầu mùa được linh mục dâng vào đền thờ ngay sau Lễ Vượt qua (Lv 23,4-11). Lúa mì sẽ được dâng lên trong lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống và được tập trung lại để trong suốt Lễ Lều tạm. Thóc lúa và hoa quả ở Israel được thu hoạch nhờ vào hai mùa mưa trong năm gọi là mưa đầu mùa và mưa cuối mùa (Ga 2,23). Trong Lễ Lều tạm sẽ có một nghi thức đặc biệt được tổ chức trong đền thờ để gọi những cơn mưa mùa đông đến.
Việc tổ chức những buổi lễ này cũng có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong các sự kiện liên quan đến Israel:
-
Lễ Vượt qua: nhắc nhở người Israel nhớ về thời gian rời khỏi Ai Cập, khi cái chết vượt qua ngôi nhà họ.
-
Lễ Bánh không men: nhắc nhở người dân Israel về lúc họ nhanh chóng rời khỏi Ai Cập (chỉ mang bánh mà không mang men).
-
Lễ Dâng bó lúa đầu mùa: được tổ chức khi thấy những hạt lúa chín đầu tiên được thu hoạch.
-
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: là lời nhắc nhở của Thiên Chúa khi Người tỏ rõ luật Thiên Chúa cho Moses trên núi Sinai.
-
Lễ Kèn thổi: là những kỉ niệm về tiếng kèn thổi.
-
Lễ Đền tội: đánh dấu ngày mà Đấng Tối Cao đã chuộc tội cho những người Israel tội lỗi.
-
Lễ Lều tạm: nhắc mọi người nhớ về 40 năm lang thang trong hoang mạc của người Israel.
Những lễ hội này cũng mang ý nghĩa tiên tri. Những lời tiên tri trong các lễ hội này sẽ liên quan đến các sự kiện xuất hiện trong tương lai, sự xuất hiện của Chúa Cứu Thế và vương quốc của Người:
Ngày lễ |
Lời tiên tri được thực hiện |
Lễ Vượt qua |
Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá trước Lễ Vượt qua |
Lễ Bánh không men |
Chúa Giêsu ở trong mồ |
Lễ Dâng bó lúa đầu mùa |
Chúa Giêsu sống lại và mang lại sự sống cho những người đã chết |
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống |
Sự ra đời của các nhà thờ Kitô giáo ở Thành Jerusalem khi Chúa Thánh Thần hiện xuống |
Lễ Kèn thổi |
Lễ hội này làm chúng ta liên tưởng đến ngày Chúa Giêsu trở lại và cứu chuộc con người lần đầu |
Lễ Đền tội |
Sự kiện hàng năm này chính là hình ảnh ngày phán xét của Thiên Chúa sắp tới và được gọi là nỗi khổ cực. |
Lễ Lều tạm |
Ngày lễ này là một bức tranh về triều đại của Chúa Cứu Thế ở Thành Jerusalem. |
Thiên Chúa yêu cầu tất cả những người đàn ông trên 20 tuổi phải hành hương về Jerusalem trong ba ngày đại lễ là: Lễ Vượt qua, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống và Lễ Lều tạm (Xh 23,14-17). Để tưởng nhớ và tôn vinh bảy ngày đại lễ này, tất cả mọi người đều nghỉ làm và không làm việc xác.
Ngày lễ |
Trích từ |
Không làm việc |
Ngày Lễ Vượt qua và ngày Lễ Bánh không men |
Sách Lêvi chương 23 câu 5 |
Không làm việc xác |
Ngày Lễ dâng đầu mùa |
Sách Lêvi chương 23 câu 8 |
Không làm việc xác trong bảy ngày |
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống |
Sách Lêvi chương 23 câu 16-21 |
Không làm việc xác |
Lễ Kèn thổi |
Sách Lêvi chương 23 câu 24-25 |
Không làm những công việc nặng nhọc |
Lễ Đền tội |
Sách Lêvi chương 23 câu 27-28 |
Không làm việc xác |
Lễ Lều tạm |
Sách Lêvi chương 23 câu 34-35 |
Không làm những công việc nặng nhọc |
Khi tưởng tượng đến cảnh những người đàn ông từ 20 tuổi trở lên, mỗi năm ba lần hành hương về một vùng đất để làm mới lại tinh thần, thể hiện sự hiện diện của Thiên Chúa giữa đời sống họ, cùng nhau ăn bữa ăn đặc biệt và gắn kết tinh thần bằng hữu, tôi – người thuộc thế hệ thứ tư của dòng dõi linh mục – có thể nói với bạn rằng không có gì tốt hơn là tình bằng hữu giữa những người tín hữu với nhau. Mỗi năm chúng ta có từ ba đến sáu ngày lễ trọng kéo dài năm ngày với chín buổi phụng vụ. Những buổi lễ trọng này mang tới cho ta cảm giác về một đại gia đình được thống nhất và trở thành điểm sáng cho tình bạn thân thiết của các Kitô hữu và linh mục.
Vào năm 167 TCN, người Do Thái phải đối mặt với sự áp bức của một vị vua khét tiếng tên là Antiochus Epiphanes. Người ta thường gọi vị vua này là “người đàn ông điên rồ”. Ông đã thay thế những linh mục người Do Thái bằng những linh mục người Hy Lạp, ngăn cấm việc dâng lễ trên bàn thờ, không cho phép người Do Thái được làm phép cắt bì và nghiêm cấm tổ chức các ngày đại lễ. Vào ngày thứ 25 của Tháng Kislev (tháng 12) năm 167 TCN, đền thờ đã bị vấy bẩn và phạm tội với Chúa khi Antiochus dùng heo làm lễ vật dâng lên Thần Dớt (thần của người Hy Lạp). Khi thấy như vậy, Matthias và năm người con trai của ông (dòng dõi Maccabees) đã nổi dậy chống lại người Hy Lạp. Chế độ thống trị của người Hy Lạp chính thức kết thúc vào ngày 25 Tháng Kislev (lịch Do Thái) sau ba năm chiếm giữ Do Thái.
Người Do Thái đã quét dọn lại các đền thờ, chuẩn bị nhiều đồ tế mới, giăng các bức trướng mới, và đặt lên bàn thờ những chiếc bánh thơm ngon (1 Mcb 4,50-51). Tuy nhiên, có một phép màu thực sự liên quan đến bảy giá đỡ nến được gọi là cây menorah. Sau khi chiến thắng kẻ thù, lúc này trong đền thờ của người Do Thái chỉ còn lại một bình dầu và cũng chỉ đủ thắp sáng cho một ngày. Khi cây cột dầu được thắp lên thì phải cung cấp đủ dầu ô liu nguyên chất hàng ngày (Xh 27,20), nhưng người ta phải mất một tuần để tìm và chuẩn bị dầu ô liu. Tuy nhiên một điều kỳ diệu đã xảy ra, ngọn đèn đã sáng trong suốt tám ngày liền. Phép mầu nhiệm này được tưởng nhớ hàng năm bằng Lễ Hanukkah hay cũng được biết đến như Lễ hội Ánh sáng. Các cây cột ở đền thờ có bảy giá đỡ nến trong khi cây menorah của Lễ Hanukkah có tới chín giá đỡ. Trong Lễ Hanukkah, các thầy tu Do Thái mỗi ngày sẽ đốt một cây nến và tiếp tục đốt cho đến ngày thứ tám. Cùng với việc đốt nến, họ cũng kể lại những câu chuyện hấp dẫn về việc tái thiết lập đền thờ.
Cây Menorah
Lễ Hanukkah ngày nay
Ngày nay, trong các gia đình Do Thái, Hanukkah là một lễ quan trọng, nó liên quan đến toàn thể gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Một người bạn người Do Thái giải thích về ngày lễ truyền thống này với các Kitô hữu: “Tất cả trang phục, thức ăn, và quà tặng đều được tặng giống như một ngày ‘lễ Giáng sinh của người Do Thái’.
Trong tám ngày của Lễ Hanukkah, thức ăn sẽ được chiên bằng dầu. Các bà mẹ trong gia đình sẽ làm món bánh bột khoai tây và nước táo xanh. Ở nhiều nơi, người ta còn làm bánh trái cây và đặt trên các bàn. Những món quà được đem tặng cho nhau trong tám ngày đó. Trẻ con chơi trò con quay được gọi là dreidel. Mỗi chóp của con quay đều được đánh dấu bằng một chữ Do Thái. Các chữ đó là: Nun, Gimel, Hei và Shin.
Như tôi đã nói trước đây, ngày Lễ Giáng sinh của người Kitô hữu truyền thống cũng vào ngày 25 tháng 12 và chỉ kéo dài trong một ngày. Nhưng ngày Lễ Hanukkah lại kéo dài trong suốt tám ngày. Trong Lễ Hanukkah, một số người thường mua cây menorah và đặt trong nhà của họ. Cô con gái út của tôi rất thích nghe kể chuyện, vì thế trong dịp lễ này, mỗi tối tôi thường đốt một cây nến và bắt đầu kể chuyện. Tôi thấy rất buồn cười khi con gái tôi nói: “Con thích Lễ Hanukkah, con thích những câu chuyện và con muốn được nhận quà mỗi ngày!”
Rõ ràng, Thiên Chúa rất yêu thích các bữa tiệc và các linh mục Do Thái cũng biết cách làm thế nào để tổ chức một bữa tiệc.
Tôi tin rằng có nhiều lý do khác nhau khiến người Do Thái lại chọn những thời điểm mang ý nghĩa khác nhau.
Thứ nhất: Nhắc nhở về lời chúc lành của Thiên Chúa.
Trong cuốn Trong những năm tháng đó (In Those Days, at This Time) tác giả Gideon Weitzman đã viết: Bảy ngày đại lễ hàng năm của người Do Thái không chỉ nhắc nhở họ nhớ về quá khứ, mà hơn hết nó còn chứa đựng thông điệp, nội dung từ quá khứ và có ảnh hưởng tới tương lai. Lễ Vượt qua liên tưởng đến sự tự do, Lễ Lều tạm cho thấy sự bảo vệ của Thiên Chúa với dân Người… Trong ngày lễ, người Do Thái sẽ dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện đặc biệt để tạ ơn Người đã cứu thoát, bảo vệ và chỉ dẫn cho tổ tiên họ. Họ cũng cầu xin Thiên Chúa ban cho họ và con cháu họ những điều kỳ diệu như khi xưa Người đã từng làm cho cha ông họ.
Thứ hai: Những ngày nghỉ.
Thiên Chúa đã tạo nên vạn vật trong sáu ngày và Người nghỉ ngơi vào ngày thứ Bảy (St 2,2). Thời gian bắt đầu của mỗi tuần được gọi là ngày Sabbath hay Shabbat (trong tiếng Do Thái) có nghĩa là “sự nghỉ ngơi bên cạnh việc lao động”. Ngày Sabbath là ngày mỗi người đều không làm việc và được nghỉ ngơi. Thiên Chúa đã răn dạy rằng cả những vùng đất và vật nuôi đều được nghỉ ngơi để thực hiện lời răn dạy.
Cơ thể con người luôn cần được nghỉ ngơi và nhịp đập của trái tim thường chậm lại vào ngày thứ Bảy (đó là lý do tại sao con người có xu hướng có một giấc ngủ ngắn vào ngày thứ Bảy). Ngày Sabbath của người Do Thái kéo dài 24 tiếng, bắt đầu lúc 6 giờ chiều ngày thứ Sáu và kết thúc vào 6 giờ chiều ngày thứ Bảy. Đối với người Do Thái chính thống, đó là khoảng thời gian tuyệt vời để nghỉ ngơi, tận hưởng ba bữa ăn và dành thời gian cho gia đình. Quy trình ngày Sabbath của người Do Thái diễn ra như sau:
-
Người phụ nữ sẽ thắp sáng cây nến để chào đón ngày Sabbath, sau đó cả gia đình cùng quây quần bên nhau.
-
Cầm cây nến lên và chúc lành cho nhau.
-
Cả gia đình cùng dùng bữa ăn và có thể hát bài “Peace to You”.
-
Người cha đặt tay lên những đứa con hoặc ôm và chúc lành các con.
-
Người chồng sẽ đọc Châm ngôn chương 31 về người phụ nữ đức hạnh để tôn vinh người vợ thân yêu của mình.
-
Nâng cốc rượu hoặc nước nho lên và chúc lành, được gọi là Shabbat Kiddush (Lễ tế Sabbath).
-
Nâng bánh mì lên và nói lời chúc lành.
-
Khoảng thời gian lúc hoàng hôn, từ 6 giờ chiều ngày thứ Sáu đến 6 giờ chiều ngày thứ Bảy, lời chào phổ biến khi gặp mọi người đó là Shabbat Shalom hay ngày Sabbath an lành.
Thứ ba: Đưa những người đàn ông đến gần nhau bằng các mối quan hệ và tình bằng hữu.
Theo cách nghĩ của người Do Thái, người đàn ông không chỉ là trụ cột mà họ còn là linh mục tinh thần của gia đình. Bởi vì con trai trưởng sẽ mang họ của gia đình và đảm bảo duy trì nòi giống của gia đình. Những bé trai sẽ hiểu được tầm quan trọng vị trí của mình, đó là điều rất quan trọng đối với Thiên Chúa. Trong sách Xuất hành chương 13, Moses đã nói rằng nếu đứa con đầu lòng là một bé trai thì đứa trẻ đó sẽ được tách khỏi mẹ và đưa vào đền thờ.
Những bé trai thường có mối ràng buộc đặc biệt với mẹ còn bé gái thường có mối ràng buộc với cha. Khi tất cả những người đàn ông trên 20 tuổi hành hương về Thành Jerusalem ba lần mỗi năm, và lúc đó sợi dây quan trọng ràng buộc những người đàn ông sẽ xuất hiện, đưa họ đến cùng một nơi, cùng nhau đổi mới tinh thần và tăng cường tình bằng hữu.
Thứ tư: Đối mặt với sự hiện diện của Thiên Chúa trong đền thờ.
Vào thời Israel cổ đại, giáo đường là nơi tập trung mọi người hàng tuần và đền thờ Jerusalem chính là ngôi nhà có sự hiện diện của Thiên Chúa. Vào ngày Sabbath, cộng đồng tập trung tại giáo đường. Trong các ngày lễ quan trọng, những người đàn ông sẽ hành hương về đền thánh, mang theo cừu, hoa trái đầu mùa, thuế và của lễ với mong muốn được đổi mới tinh thần và hối cải ăn năn.
Khi tôi lớn lên, cha tôi đang làm linh mục ở Virginia. Chúng tôi đến nhà thờ vào mỗi buổi sáng Chủ nhật, tối Chủ nhật và tối thứ Tư, không bao giờ bỏ lỡ các buổi phụng vụ đặc biệt, trừ khi chúng tôi ốm. Mỗi tháng quận sẽ tổ chức đại hội giới trẻ, sau đó là một bữa ăn, thường là bữa ăn nhanh. Các buổi gặp mặt của giới trẻ hàng tháng đã tạo ra các mối quan hệ mà chúng tôi tôn trọng và yêu mến.
ĐIỀU CHÚA BIẾT
Israel là một xã hội nông nghiệp, chủ yếu người dân làm việc trong các trang trại và chăm sóc vật nuôi. Thời gian làm việc của họ kéo dài và khá khó khăn. Thiên Chúa sử dụng mưa và những chu kỳ thu hoạch để tạo nên một khoảng thời gian được ấn định, trong khoảng thời gian đó con người có thể tận hưởng những thành quả sau khi thu hoạch và tổ chức các bữa tiệc cảm tạ Thiên Chúa. Những ngày đại lễ này luôn có các bữa ăn ngon, hoạt động đặc biệt để đổi mới tinh thần cho những người lao động. Thiên Chúa đã thiết lập nên thời gian nghỉ ngơi để mọi người có thời gian tận hưởng cùng gia đình và cộng đồng.
ĐIỀU NGƯỜI DO THÁI SÙNG ĐẠO BIẾT
Mặc dù những ngày lễ có ý nghĩa tinh thần, thực tiễn và mang một đặc điểm riêng biệt trong lịch sử các sự kiện của Israel nhưng người Do Thái biết rằng phải luôn nhắc nhở mọi thế hệ về sự cứu chuộc của Thiên Chúa và lời giao ước của Người với dân Người. Những ngày đại lễ hàng năm này làm cho Do Thái trở thành dân tộc khác với mọi dân tộc và quốc gia khác. Thiên Chúa yêu thích các bữa tiệc và người Do Thái luôn được mời tham dự.
ĐIỀU NGƯỜI KITÔ HỮU NÊN BIẾT
Thiên Chúa yêu thích các bữa tiệc và chúng ta cũng nên tổ chức lời giao ước cứu độ thông qua Chúa Giêsu. Cả bảy ngày đại lễ đều mang ý nghĩa tiên tri. Chúa Giêsu đã hoàn thành ba điều đầu tiên trong lần đầu Người đến thế gian. Nhà thờ được sinh ra trong lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (Cv 2,1-4) và lời tiên tri về các sự kiện tương lai sẽ nằm trong ba ngày đại lễ. Thiên Chúa chưa bao giờ làm điều gì với những ngày đại lễ nhưng Người cho phép các đại lễ được xem như lời tiên tri về Đấng Cứu Thế. Mỗi ngày đại lễ đều nhắc nhở về các sự kiện của người Kitô hữu đã hoặc sẽ xảy ra.