Sách /Tam Mệnh Thông Hội/ giảng rằng :
1. HẢI TRUNG KIM tượng nạp âm của Giáp Tí và At Sửu là những báu vật dấu dưới Long cung cần phải mượn xung phá để phát hiện, chứ hỏa lực chẳng giúp ích gì cho nó. Lan Đài diệu tuyển phú có câu : /Châu tàng uyên hải / chính là ý nói hải trung kim đã được phát hiện bằng xung phá vậy… Khi nó đã được phát hiện rồi thì bấy giờ mới cần đến một thế cực vượng hỏađể nung luyện
2. KIM BÁ KIM tượng nạp của Nhâm Dần và Quí Mão là thứ kim đã hóa thành chất lỏng để đánh bóng những cột trụ đồ dùng trong cung thất Kim bá kim cần dựa vào Mộc nhất là thứ bình địa mộc, rất sợ lư trung hỏa vì nó thể chất bạc nhược không thể hoàn nguyên, nếu hỏa đốt nó sẽ thành than, nhưng lại ưa hỏa mặt trời làm nó sáng bóng lên chói lọi
3. BẠCH LẠP KIM tượng nạp âm của Canh Thìn. Tân Vị vốn là Côn Sơn phiến ngọc Lạc Phố đi châu (phiến ngọc ở núi Côn Sơn, ngọc quí ở đất Lạc Phố) ngưng tụ nhật nguyệt chi tinh, âm dương chi khí cho nên hình nó sáng thể nó sạch, sắc rất đẹp. Bạch lạp kim cần lư trung hỏa nhưng với điều kiện phải có thủy trợ, nếu chỉ lư
trung hỏa mà thiếu thủy tất nó sẽ yểu tiết bần hàn
4. SA TRUNG KIM lượng nạp âm của Giáp Ngọ At Mùi là chất kim quí dấu dưới cát, cần phải đãi rửa rồi dùng lửa lò nung luyện. Nếu cát khô quá tức là thổ tháo, chất kim không tốt lại nhờ mộc để đất rắn nuôi dưỡng kim chất cho hoàn hảo, rồi tìm thanh thủy mà lọc. Được như thế thì thiếu niên đã vinh qui
5. KIẾM PHONG KIM tượng nạp của Nhâm Thân. Quí Dậu là chất kim cực quí cực rắn chắc đã từng qua bách luyện cho nên hồng quang của nó ánh lên đến ngưu đẩu có thể ngưng đọng ở sương tuyết. Nó cần thủy để nhuận sắc nhưng phải là lọai đại khuê thủy. Nó cần hỏa để tôi luyện nhưng phải là loại tích lịch hỏa lửa sấm sét để tạo linh khí .
6. THOA XUYẾN KIM tượng nạp âm của Canh Tuất. Tân Hợi là bảo vật để điểm trang cho mặt thêm đẹp, thêm xinh, đem hồng quang cho da dẻ. Nó được cất dấu nơi khuê cát nên cần tĩnh thủy nước trong u tích để trau chuốt như loại nước khe suối giếng khơi tốt nhất, nếu bị nước mưa nguồn nước biến sẽ làm nó yểu chiết bần hàn chìm rơi mất tích, bị hỏa liệt sẽ tàn thương.
7. TANG ĐỐ MỘC tượng nạp âm của Nhâm Tí. Quý Sửu là cây dâu nuôi dưỡng loài tằm cho tằm nhả tơ óng chuốt để may quần áo dân gian thánh hiền. Nó cần sa trung thổ mà xanh tốt, ưa thiên hà thuỷ đem mưa ngọt, sương trong thấm nhuần gốc rễ, các loại thổ và thủy khác giảm hiệu lực đi nhiều
8. TÙNG BÁCH MỘC tượng nạp âm của Canh Dần, Tân Mão. Cây tùng cây bách chịu đựng được tuyết sương giá lạnh, cao vòi vọi cành lá rộng mở che đất, gió thổi nghe rì rào như muôn ngàn ống sáo. Nó ưa đất vùng núi vũ lộ thủy và đại khê thủy. Tùng bách mộc rất sợ lư trung hỏa đốt cháy nó. Thiếu thủy nó sẽ yểu chiết .
9. ĐẠI LÂM MỘC tượng nạp âm của Mậu Thìn Kỷ Tị. Cây lớn trong rừng ngọn lên đến từng mây, lá che cả ánh mặt trời. Nó cần thổ nhiều và ưa kiếm phong kim cưa xẻ, đẽo gọt thành dụng cụ. Nó cần lửa thái dương nuôi nấng. Nó cần thủy nhưng nếu gặp đại khê thủy hay đại hải thủy sẽ bị úng rễ mà chết yểu
10. DƯƠNG LIỄU MỘC tượng nạp âm của Nhâm Ngọ, Quý Mùi là loại cây yếu đuối lả lướt trước gió như cây liễu bên đê. Nó cần sa trung tho, nếu gặp đại dịch thổ thì khó sống mà gặp lộ bàng thổ tất mất vẻ cao sang. Nước nuôi dưỡng nó phải là thứ nước tòan trung thủy, nhẹ nhàng thấm xuống như nước suối
11. THẠCH LỰU MỘC tượng nạp âm của Canh Thân, Tân Đậu, vị nó cay như gừng, hoa đỏ chót, trái đầy những hạt tượng trưng cho đa tử (lắm con). Nó chính là cây thạch lựu, can chi thuần kim mà nạp âm lại thành mộc ấy bởi tại nó là mộc biến ra vậy. Cho nên thạch lựu mộc ưa thổ đã thành khí như thành đầu thổ hay ốc thương thổ
12. BÌNH ĐỊA MỘC tượng nạp âm của Mậu Tuất, Kỷ Hợi là cây non mới đâm cành trổ lá, cần đến công trình của thủy mưa móc, rất sợ tuyết sương tác hại, cần hỏa thái dương làm ấm áp. Nếu đa hỏa vô mộc tất sẽ yểu chiết lại ngại kiếm phong sát phạt. Kim bá kim rất hợp với bình địa mộc vì thứ kim này khiến cho màu lá non thêm sáng đẹp nòn nã
13. BÍCH THƯỢNG THỔ tượng nạp âm của Canh Tí, Tân Sửu là đất che nắng mưa rét nóng phòng sương ngự tuyết chuyên nhờ cậy vào kèo cột và cưa giả. Bích thượng thổ rất mừng được gặp mộc nhất là đại lâm mộc chắc chắn sợ hỏa thiêu đốt biến nó thành bần tiện, sợ đại hải thủy chan hòa lụt lội gây đổ nát
14. THÀNH ĐẦU THỔ tượng nạp âm của Mậu Dần Kỷ Mão là thiên kinh ngọc lũy của vua của tướng với cái hình rồng nằm dài thiên lý, hổ ngồi theo thế tứ duy. Nó đã xong rồi thì cần lộ bàng thổ bao quanh phù trợ cho địa thế rộng lớn mà không cần hỏa nữa, nhưng nếu không có lộ bàng thổ tất phải cần hỏa để khai phá. Sơn và thủy làm cho thành đầu thổ mang vẻ oai nghiêm
15. SA TRUNG THỔ tượng nạp âm của Bính Thìn, Đinh Tị là đất bồi do song biển, do chiều nước, do lớp lớp sóng dội (Lãng hồi sở tích, ba chử nhi thành), chỗ trù ngụ của Long sà, nơi biến thiên của hang hốc. Sa trung thổ tinh chất thanh tú cần tất cả các loại kim nuôi dưỡng cho nó thành đất tốt. Nó cần thiên thượng hỏa chiếu xuống thêm màu thêm mỡ và thủy làm cho nó quyện dẻo
16. LỘ BÀNG THỔ tượng nạp âm của Canh Ngọ Tân Mùi rộng rãi bao la bình điền vạn khoảnh, đại địa liên đồ. Giống ngũ cốc sống nhờ trên đó thảo mộc nhờ nó mà xanh tươi nơi có lửa trời sưởi ấm, chất đất ôn hòa để nuôi dưỡng vạn vật. Lộ bàng thổ cần nhất là nước, nước phải có nguồn tưới đều đều rồi đến nước trời vũ lộ (thiên hà thủy) nhưng không ưa đại hải thủy vì đại hải thủy không có khả năng tưới thấm mà chỉ phá phách kéo trôi đi tất cả màu mỡ.
17. ĐẠI DỊCH THỔ tượng nạp âm của Mậu Thân, Kỷ Dậu là đường đường đại đạo, đất bằng phẳng nối liền chín châu, giao thông vạn quốc. Nó cần lộ bàng thổ phù trì, cần thủy song nước bao quanh và núi cao để tạo quí
18. ỐC THƯỢNG THỔ tượng nạp âm của bính Tuất Đinh Hợi là thứ thổ gạch ngói nhờ hỏa nung mộc đốt để thành tác dụng che tuyết che sương ngăn mưa ngăn gió. Oc thượng thổ tối hỉ mộc vì nếu không có mộc làm cái giá chống thì gạch ngói đứng đâu ? Cần bình địa mộc cho nhà thêm vẻ phong phú, trang nhã
19. GIẢN HẠ THỦY tượng nạp âm của Bính Tí, Đinh Sửu là nước nguồn chảy thành thác vòng ngàn ngọn núi, băng vạn dặm rừng. Nước thác rất trong sạch tinh khiết, cần kim dưỡng như sa trung kim tốt nhất, cần đất làm thành thác nhưng chỉ đất sa trung mới hay, chứ đất lộ bàng và đại dịch sẽ làm cho nó bị đục
20. ĐẠI KHÊ THỦY tượng nạp âm của Giáp Dần At Mão, nước dòng song lớn cuồn cuộn, sóng cả nhấp nhô, quang ánh vạn lý tối hỉ hữu qui (có nơi để nó chảy về) hữu dưỡng có nguồn nuôi dưỡng, sợ sự xung động khiến nó thành phiêu lãng kỵ sấm sét, bão phong.
21. TRƯỜNG LƯU THỦY tượng nạp âm của NhâmThìn Quí Tị nước chảy thao thao vô cùng bất tận suôi về biển đông. Nó cần kim nuôi nguồn, cần thổ dựng đê thành lòng song.
22. THIÊN HÀ THỦY tượng nạp âm của Bính Ngọ, Đinh Mùi là nước trên trời thành mưa đổ xuống chan hòa khắp nơi tưới cho vạn vật tốt tươi, thổ không khắc được nó nên thiên hà thủy không sợ thổ, thiên thượng thổ chẳng làm cho địa kim sinh cho nên gặp kim vô ích. Thiên hà thủy thường đi với tích lịch hỏa để mà hóa ra vân vũ
23. TOÀN TRUNG THỦY tượng nạp âm của Giáp Thân At Dậu là nước suối nước mạch mát lạnh trong vắt, trăm vạn nhà đào giếng múc nước suối mà uống. Thứ nước này do kim tiết và nhờ mộc phát xuất nên hỉ gặp kim mộc. Tuy nhiên kim chất phải ôn hòa chớ sát phạt như kiếm phong kim nó cần gặp bình địa mộc chứ tang đổ mộc hay thạch lựu mộc vô ích
24. ĐẠI HẢI THỦY tượng nạp âm của Nhâm Tuất Quí Hợi là biển rộng mênh mong dung nạp tất cả nước song ngòi đổ xuống, cần thiên thượng hỏa ánh chiêu dương chiếu xuống làm thành cách thủy bổ dương quang
25. TÍCH LỊCH HỎA tượng nạp âm của Mậu Tí Kỷ Sửu đó là lửa hiệu lệnh của chín tầng trời chớp nhoáng như con kim sà nhanh như ngựa sắt phi bôn. Tích lịch hỏa là sấm sét cho nên cần thiên hà thủy. Tích lịch hỏa có khả năng dưỡng mộc (theo khoa học bây giờ sấm sét làm chất cho azote thấm xuống lòng đất tạo màu mỡ, nhờ vậy cao mới đủ chất bổ dưỡng)
26. LƯ TRUNG HỎA tượng nạp âm của Bính Dần Đinh Mão. Sách có câu trời đất là cái lò, âm dương là than. Lư trung hỏa để nung nấu càn khôn rất ưa mộc sinh hỏa và lấy kim làm chỗ ứng dụng, có kim thì hỏa mới tỏ uy quyền, nhưng nếu vô mộc mà gặp kim đa tất hỏa lao khổ
27. PHÚ ĐĂNG HỎA tượng nạp âm của Giáp Thìn At Tị là ánh lửa đèn đựng trong kim khí để tỏa chiếu ngọc quang vào những nơi mà nhật nguyệt không soi vào, để làm sáng lúc trời đất chưa sáng. Thường gọi là nhân gian dạ minh chi hỏa, lấy mộc làm tâm, lấy thủy làm dầu gặp âm thì tốt, gặp dương bất lợi, rất sợ xung phá vì xung phá là gió táp thổi tắt ngọn đèn. Thủy của phú đăng hỏa là thứ thủy đào lên chứ chẳng phải đại khê hay đại hải thủy hoặc thiên hà thủy .
28. THIÊN THƯỢNG HỎA tượng nạp âm của Mậu Ngọ Kỷ Mùi là thứ hỏa ấm áp khiến song núi sáng sủa bởi dương đức lệ thiên chiếu xuống và âm đức xuất hải sáng ra. Thiên thượng hỏa cầu phong và mộc nhất là đại lâm mộc.
29. SƠN ĐẦU HỎA tượng nạp âm của Giáp Thìn Tuất At Hợi là thứ lửa khai hoang hay lửa rừng đốt cháy thành biển lửa thiêu rụi cỏ cây một vùng. Tại sao gọi là sơn đầu hỏa ? Vì sắc của nó đỏ rực chan hòa như lúc mặt trời lặn, còn đang lấp ló đầu ngọn núi. Thiêu xong sơn đầu hỏa cần thủy để đất khỏi khô, hỏa này phải nhờ mộc đa mới cháy nếu chỉ có thổ không thì sơn đầu hỏa thành vô dụng
30. SƠN HẠ HỎA tượng nạp âm của Bính Thân Đinh Dậu là thứ hỏa lập lòe của đom đóm cho nên /Lan đài diện tuyển/ có đưa ra cách gọi là hùynh hỏa chiếu mộc, gặp mùa thu càng quí. Sơn hạ hỏa hỉ thủy để nhớ thủy phản chiếu hào quang, nhưng rất sợ gặp tích lịch hỏa làm tiêu diệt ánh sáng của nó
Những dấu chấm sau mỗi tượng đó nghĩa là sự giảng giải về tượng đó còn dài, nhưng ở đây chỉ dịch lại ít thôi vì lẽ nó không ăn nhập gì đến khoa Tử Vi của chúng ta, mà ứng dụng nhiều cho khoa Tử Bình, dịch hết rườm rà, vô ích. Qua lời giảng sơ của /Tam Mệnh Thông Hội/ ta thấy nạp âm thủ tượng những gì ?
a) Quá văn vẻ hệt như một lối bí ngữ cốt đề cao thân giá của khoa mệnh học, thật ra nó không đi ra ngoài biện chứng vận động ngũ hành.
b) Tượng nạp âm ghi trong lá số Tử Vi chỉ ghi để mà ghi thôi chứ chẳng dùng để mà đoán được bởi lẽ không hề tìm thấy liên lạc ngũ hành của nó với các hệ thống sao hay với cục : bởi lẽ đã gọi là nạp âm tất phải đủ cả hai hàng can chi trộn lại trong khi ở Tử Vi của chúng ta không thấy có sự phân định rõ ràng ngũ hành theo can chi. Có thể vì thất truyền mà mất đi chăng?
c) Không nên ngụy biện gán ghép tượng nạp âm của mệnh tính theo niên chủ với ảnh hưởng của các sao trong lá số nếu không biết chắc và biết rõ. Như vậy chỉ gây rối thêm.
Bây giờ chúng ta bàn đến Ngũ Hành và các sao Tử Vi đẩu số toàn thư ghi ở cuối chương chỉ cách an sao mấy dòng chữ sau đây :
/Luận tinh thần sinh khắc chế hòa/
Xem tinh diệu trước hết phải biết rõ cái cơ của sự sinh khắc chế hóa : thứ đến an vị tại cung nào tỉ như Liêm Trinh thuộc hỏa mà an tại cung Dần, cung Dần là Mộc vậy Mộc có thể sinh ra Hỏa của Liêm Trinh nếu có Vũ Khúc đồng cung với Liêm Trinh, Vũ Khúc thuộc Kim, Mộc với Kim khắc tài tinh Vũ Khúc thành vô dụng. Các sao khác cũng cứ thế mà đoán. Kim nhập hỏa hương Hỏa nhập thủy hương Thủy nhập thổ hương Thổ nhập mộc hương Câu vi thụ chế. Tiếp đến là bảng kê tổng quát các sao thuộc hành gì, như :
Tử Vi thuộc Thổ
Lộc Tồn thuộc Thổ
Thiên Đồng thuộc Thủy Kim
Vũ Khúc thuộc Kim
Thái Âm thuộc Thủy
Cự Môn thuộc Thủy
Văn Khúc thuộc Kim
Thiên Lương thuộc Thổ
Phá Quân thuộc Thủy
Tả Phụ thuộc Thổ
Thiên Cơ thuộc Mộc
Thái Dương thuộc Hỏa
Liêm Trinh thuộc Hỏa T
hiên Phủ thuộc Thổ
Tham Lang thuộc Thủy Mộc
Thiên Tướng thuộc Thủy
Phụ Bật thuộc Thổ
Thất Sát thuộc Hỏa
Văn Xương thuộc Kim.
Ơ trên là 18 ngôi sao chính diệu, các sao khác không kể làm chính diệu như :
Khôi Việt thuộc Hỏa
Đà La thuộc Kim
Linh Tinh thuộc Hỏa
Thương Sứ thuộc Thủy
Hóa Quyền thuộc Mộc
Hóa Kị thuộc Thủy
Thái Tuế thuộc Hỏa
Lực Sĩ thuộc Hỏa
Đại Tiểu Hao thuộc Hỏa
Tấu thư thuộc Kim
Hỉ Thần thuộc Hỏa
Tang Môn thuộc Mộc
Quan Phú thuộc Hỏa
Thiên Mã thuộc Hỏa
Kình Dương thuộc Kim
Hỏa Tinh thuộc Hỏa
Không Kiếp thuộc Hỏa
Hóa Lộc thuộc Thổ
Hóa Khoa thuộc Thủy
Hồng Loan Thiên Hỉ Thủy
Bác Sĩ thuộc Thủy
Thanh Long thuộc Thủy
Tướng Quân thuộc Mộc
Phi Liêm thuộc Hỏa
Phục Bình thuộc Hỏa
Bạch Hổ thuộc Kim
Điếu Khách thuộc Hỏa
Riêu Y thuộc thủy.
Ngoài ra, còn một số sao khác không thấy ghi trong Tử Vi đẩu số toàn thư, nhưng các sách Tử Vi của người Việt đều có như :
Long Trì thuộc Thủy
Tam Thai thuộc Thổ
Am Quang thuộc Hỏa
Thai Phu thuộc Thổ
Thiên Quan quí nhân hỏa
Đào Hoa thuộc Mộc
Thiên Hư thuộc thủy
Phượng Các thuộc Mộc Kim
Bát Tọa thuộc Thổ
Thiên Quí thuộc thổ
Phong Cao thuộc Thổ
Thiên Phúc quí nhân Thổ
Thiên Khốc thuộc Kim
Cô Quả thuộc Hỏa.
Rồi đến vòng sao Tràng Sinh cũng có phân định Ngũ Hành cho mỗi đoạn trong vòng như :
Tràng Sinh thuộc Thủy
Quan Đới thuộc Kim
Đế Vương thuộc Kim
Bệnh thuộc Hỏa
Tuyệt thuộc Thổ
Thai thuộc Thổ
Mộc Dục thuộc Thủy
Làm Quan thuộc Mộc
Suy thuộc Kim
Tử thuộc Hỏa
Mộ thuộc Thổ
Dưỡng thuộc Mộc.
Chúng ta hãy gạt ra ngoài vấn đề có nhiều sách chép khác nhau về hành của mỗi sao, sách này bảo sao X thuộc thủy, sách khác bảo sao đó thuộc mộc v.v… Chúng ta cứ kể là vấn đề /hành/ của các sao đã được hòan toàn thống nhất, sự khác biệt chẳng qua là do chép sai của tác giả nào đó mà thôi. Ơ đây chỉ bàn thuần túy vấn đề tác dụng ngũ hành của các sao như thế nào ?
Thứ nhất là nguyên tắc thụ chế mà Tử Vi đẩu số toàn thư nêu trên :
Kim nhập Hỏa hương
Hỏa nhập Thủy hương …
Vậy tại sao Cự Cơ Mão Dậu lại tốt ? Đành rằng sao Cự Môn thuộc Thủy vào cung Mão tạm được vì nó chỉ tiết khí chứ không thụ chế, vào cung Dậu thì được Kim sinh nó. Nhưng sao Thiên Cơ thuộc Mộc đóng Dậu cung rõ ràng Mộc nhập Kim hương thụ chế mà không vô dụng. Rồi hai sao Liêm Tham Tị Hợi cũng ở trường hợp tương tự. Liêm thuộc Hỏa cư Tị là Hỏa Địa, vẫn bị vào Hãm Địa, Tham Lang thuộc Thủy Mộc cư Hợi là thủy địa vẫn bị vào hãm địa. Hỏi rằng hãm với miếu còn căn cứ trên nguyên tắc thụ chế hay không, hay là căn cứ trên một nguyên tắc nào khác nữa ? Chúng ta sẽ giảng ra sao câu sau đây :
Liêm Trinh Thất Sát đồng viên
Ơ cung Tị Hợi chiếu miền Thiên Thương
Đặng Thông đói suốt năm trường
Hạn hành phải sợ tai ương đến mình.
Cả Liêm Trinh Thất Sát đều là Hỏa, lại lâm nguy tại cung Tị là Hỏa hương ?
Thứ hai, mỗi cung trong tất cả 12 cung của lá số cung nào cũng có đủ ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ kể chung chính diệu với phụ tinh. Theo thói thường chỉ thấy căn cứ vào tính chết hung cát của các vị sao đồng thời căn cứ vào sự kết hợp thành từng bộ để giảng đóan chứ không thấy căn cứ vào cái lý vận động của ngũ hành. Đôi khi cũng có các vị vẻ suy tư nói sang chuyện ngũ hành thì cũng chỉ nói sơ sài, nếu không muốn bảo là gượng, là ngụy biện.
Thứ ba là ngũ hành nếu theo Tử Vi đẩu số toàn thư chỉ thấy nói đến mặt thụ chế mà không lưu ý đến toàn bộ vận động biện chứng sinh khắc chế hóa biến ảo vô cùng sau đây :
Kim vượng được Hỏa mới thành khí cụ ; Hỏa vượng được Thủy thành sức mạnh của hơi nước tức là Thủy Hỏa tương tế, Thủy giúp Hỏa ; Thủy vượng được Thổ mới thành ao hồ, Thổ vượng được Mộc mới sơ thông thổ không bị bí ; Mộc vượng được Kim mới ra kèo cột chống đỡ.
Kim nhờ Thổ sinh nhưng Thổ đa thì Kim bị chôn vùi ; Thổ nhờ Hỏa sinh nhưng Hỏa nhiều Thổ cháy. Hỏa do Mộc sinh nhưng Mộc nhiều Hỏa bị ngạt ; Mộc nhờ Thủy sinh nhưng Thủy trận thì Mộc trôi ; Thủy nhờ Kim sinh nhưng Kim đa Thủy trọc (đục dơ bẩn).
Kim có thể sinh Thủy nhưng Thủy đa tất Kim chìm. Thủy có thể sinh Mộc nhưng Mộc đa thì Thủy kiệt. Mộc có thể sinh Hỏa nhưng Hỏa nhiều Mộc cháy tiêu. Hỏa có thể sinh Thổ nhưng Thổ đa làm Hỏa ngạt. Thổ có thể sinh Kim nhưng Kim đa thổ biến.
Kim khả dĩ khắc Mộc nếu Mộc cứng Kim sẽ sứt mẻ. Mộc khả dĩ khắc Thổ, nếu Thổ chắc rắn Mộc gầy. Thổ khả dĩ khắc Thủy nếu Thủy nhiều quá Thổ sẽ trôi. Thủy khả dĩ khắc Hỏa nếu Hỏa nhiều sẽ làm sôi Thủy. Hỏa khả dĩ khắc Kim nếu Kim nhiều Hỏa tắt.
Kim suy gặp Hỏa bị cháy tan. Hỏa nhược gặp Thủy Hỏa tất diệt. Thủy yếu gặp Thổ, Thủy ứ tắc. Thổ suy gặp Mộc Thổ bị nát vụn. Mộc nhược gặp Kim, Mộc bị sát phạt.
Cường Kim được Thủy mới tiết bớt sức mạnh Cường Thủy được Mộc mới tiết bớt thế mạnh Cường Mộc được Hỏa mới bớt ngang ngạnh Cường Hỏa được Thổ mới ngừng hoành hành Cường Thổ được Kim mới chế được hại.
Mộc sinh Hỏa tuy nhiên Hỏa cũng có thể sinh Mộc, Thủy sinh Mộc la tưới cho đất bớt khô, còn Hỏa sinh Mộc là làm cho trời nóng ấm cây khỏi cóng rét.
Hỏa sinh Thổ tuy nhiên Thổ cũng có thể sinh Hỏa, Mộc sinh Hỏa nhờ cái khô của cây vào mùa đông, còn Thổ sinh Hỏa là do đất nóng trong tháng hạ.T
hổ sinh Kim tuy nhiên Kim cũng có thể sinh Thổ, Hỏa sinh Thổ bằng cách đốt bớt chất ẩm, còn Kim sinh Thổ bằng cách làm chắc đất lại.
Kim sinh Thủy tuy nhiên Thủy cũng có thể sinh Kim, Thổ sinh Kim bằng sự thấm bớt nước còn Thủy sinh Kim bằng sự chế ngự tính khốc liệt của Hỏa.
Thủy sinh Mộc tuy nhiên Mộc cũng có thể sinh Thủy, Kim sinh Thủy bằng cách ngăn chặn sự tiết lậu còn Mộc sinh Thủy bằng cách khơi thông ứ tắc …
Nói tới vận động biện chứng của ngũ hành thật hết sức miên man, bao la, không phải chỉ có thụ chế mà thôi. Chắc hẳn Hi Di Trần Đòan tiên sinh cũng đặt Tử Vi vào trong vận động biện chứng đó nay chỉ vì thất truyền nên không có giảng giải chính xác vậy. Chẳng phải cứ khơi khơi đặt toẹt ra rằng Liêm Tham Tị Hợi mệnh đóng đấy thì dễ bị tù tội nhưng nếu gặp Triệt hay Tuần lại trở thành hay. Chẳng phải cứ khơi khơi đặt câu phú :
Mão cung Cơ Cự Vũ Khúc phùng
Tân At sinh nhân phúc khi Long.
Chúng ta hy vọng một ngày nào đó sẽ có một sở học uyên thâm giảng được lý do tại sao, hoặc sẽ tìm thấy cổ thư có lời giảng ấy.Sau chót là vấn đề ngũ hành của vòng tràng sinh. Vấn đề này có sự khác biệt hẳn như trắng với đen giữa sách Tử Vi đẩu số toàn thư với sách Tử Vi của người Việt.Theo Tử Vi đẩu số toàn thư cũng như theo tòan thể các sách khác ve khoa âm dương học thì vòng tràng sinh là sự thành trưởng, vượng thịnh và hủy diệt của một hành trong ngũ hành. Không có chỗ nào trong Tử Vi đẩu số toàn thư gọi tràng sinh mộc dục quan đới, làm quan, đế vượng, suy bệnh, tử, mộ, tuyệt, thai dưỡng là một vị sao.Trong khi thói quen từ trước tới giờ của Khoa Tử Vi lại gọi 12 giai đoạn trưởng thành hủy diệt của vòng tràng sinh là sao. Đặc biệt hơn nữa là mỗi sao ấy lại đại biểu cho một hành kim mộc thủy hỏa thổ, ấy mới là lạ. Xin nhắc lại :
Tràng Sinh thuộc Thủy
Quan đới thuộc Kim
Đế Vương thuộc Kim
Bệnh thuộc Hỏa
Mộ thuộc Thổ
Thai thuộc Thổ
Mộc Dục thuộc Thủy
Làm Quan thuộc Kim
Suy thuộc Thủy
Tử thuộc Thủy
Tuyệt thuộc Thổ
Dưỡng thuộc Mộc.
Đầu hết chúng ta hãy đi tìm hiểu quan niệm của khoa âm dương học về vòng tràng sinh ra sao đã. Sách nào cũng đều nói vòng tràng sinh là những giai đoạn (thập nhị vận) thành trưởng, vượng thịnh, suy yếu và hủy diệt.Số Tử Bình giảng thập nhị vận ấy như sau :
– Trường Sinh là đất sống của ngũ hành, gặp tràng sinh là người nhiều tài cán, sớm thành công, hạnh phúc vô cùng.
– Mộc Dục là giai đoạn của sự tắm rửa, đứa trẻ vào đất sống đang được tắm ở
chuồng còn non nớt yếu đuối cho nên gặp Mộc Dục số đàn ông cô độc khắc cha mẹ, con cái ;số đàn bà phá bại nhà mình cũng như nhà chồng, đẻ con khó nuôi.
– Quan Đới là giai đoạn biết đội nón chít khăn để hưng gia lập nghiệp. Ban đầu bần hàn càng về sau càng qúi hiển, nếu lại ở ngôi bản vị qúi nhân thì tuổi trẻ đã đắc lộ thanh vân.
– Lâm Quan – Đế Vương là giai đoạn ví như con người vào tuổi bốn năm mươi,công đã thành danh đã toại đang hưởng vinh hoa. Mệnh được gặp Lâm Quan Dế Vương thì gia nghiệp hưng Long, dục vọng công danh thoả chí. Dù cho có thất vị thì danh cũng đã nhiều người biết đến.
– Suy – Bệnh – Tử là giai đoạn già nua suy yếu của ngũ hành. Lực không còn theo tâm nữa , cần phải có sự phù giúp mới có thể hanh thông.
– Mộ là giai đoạn đem chôn vùi, đòi hỏi một sự xung phá thì uất kết của chôn vùi mới vỡ bung ra để chuyển thành một sự nghiệp mới.
– Tuyệt là giai đoạn đi sau mộ, nếu không có sự xung phá kia để phục hồi thì sẽ diệt hẳn.
– Thai là giai đoạn trứng nước nảy nở, lúc này còn ở tình trạng ngu si dễ bị bóp chết.
– Dưỡng là giai đoạn đã thành hình bây giờ phải dựng dục nuôi nấng. Giai đoạn này hung cát thường đi đôi.
Mỗi hành kim mộc thuỷ hoả thổ đều phải có một cuộc đời trải qua 12 giai đoạn kể trên theo nguyên tắc sinh diệt mà thành một vòng tròn bất tận gọi là Vòng Tràng Sinh.Nó được phân định như sau :
– Giáp can : Tràng sinh tại Ngọ, Mộc Dục Tí, lâm quan Sửu, Lâm quan Dần, Đế Vượng Mão, Suy Thìn, Bệnh Tị, Tử Ngọ, Mộ Mùi, Tuyệt Thân, Thai Dậu.
– At can : Tràng sinh tại Ngọ, Mộc Dục Tị, Quan đới Thìn, Lâm quan Mão, Đế vượng Dần, Suy Sửu, Bệnh Tí, Tử Hợi, Mộ Tuất, Tuyệt Dậu, Thai Thân, Dưỡng Mùi.
– Bính Mậu can : Tràng sinh tại Dần, Mộc dục Mão, Quan đới Thìn, Lâm quan Tị, Đế vượng Ngọ, Suy Mùi, Bệnh Thân, Tử Dậu, Mộ Tuất, Tuyệt Hợi, Thai Tí, Dưỡng Sửu.
– Đinh Kỷ can : Tràng sinh tại Dậu, Mộc dục Thân, Quan đới Mùi, Lâm quan Ngọ, Đế vượng Ngọ, Suy Thìn, Bệnh Mão, Tử Dần, Mộ Sửu, Tuyệt Tí, Thai Hợi, Dưỡng Tuất.
– Canh can : Tràng sinh tại Tị, Mộc Dục Ngọ, Quan đới Mùi, Lâm quan Thân, Đế vượng Dậu, Suy Tuất, Bệnh Hợi, Tử Tí, Mộ Sửu, Tuyệt Dần, Thai Mão, Dưỡng Thìn.
– Tân can : Tràng sinh tại Tí, Mộc dục Hợi, Quan đới Tuất, Lâm quan Dậu, Đế vượng Thân, Suy Mùi, Bệnh Ngọ, Tử Tị, Mộ Thìn, Tuyệt Mão, Thai Dần, Dưỡng Sửu.
– Nhân can : Tràng sinh tại Thân, mộc dục Dậu, Quan đới Tuất, Lâm quan Hợi, Đế vượng Tí, Suy Sửu, Bệnh Dần, Tử Mão, Mộ Thìn, Tuyệt Tị, Thai Ngọ, Dưỡng Mùi.
– Qúi can : Tràng sinh tại Mão, Mộc dục Dần, Quan đới Sửu, Lâm quan Tí, Đế vượng Hợi, Suy Tuất, Bệnh Dậu, Tử Thân, Mộ Mùi, Tuyệt Ngọ, Thai Tị, Dưỡng Thìn.
Như vậy trừ Bính Dậu đi cùng một vòng và Đinh Kỷ đi cùng vòng thành ra có tám vòng bốn dương can và bốn âm can. Dương đi thuận âm đi nghịch.
Trong khi khoa Tử Vi tính theo năm cục là :
Thuỷ nhị cục – Mộc tam cục – Kim tứ cục– Thổ ngữ cục – Hỏa lục cục.
Thuỷ và Thổ cục đi cùng vòng còn Hoả lục cục, Kim tử cục, Mộc tam cục mỗi cục một vòng, tổng cộng chỉ có bốn vòng.Nếu đem so sánh thì thấy vòng tràng sinh của Tử Vi thuần là tính theo Dương can chứ không có Âm can như :
Thuỷ và Thổ cục tràng sinh ở Thân (Nhâm can)
Hoả lục cục tràng sinh ở Dần (Bính Mậu can)
Kim tứ cục tràng sinh ở Tị (Canh thân)
Mộc tam cục tràng sinh ở Hợi (Giáp can)
chỉ thấy nói thêm Dương can tính thuận, Am can tính nghịch. Tính Dương thuận Âm nghịch qua Cục ngũ hành của Tử Vi, đem so với Tử Bình thì Am can hoàn toàn không thấy có vị trí đúng cho 12 giai đoạn của vòng tràng sinh. Bởi vì tràng sinh của Giáp can tràng sinh khởi từ cung Hợi còn tràng sinh của At can khởi từ cung Ngọ.
Vậy không thể dùng danh từ Âm Dương Can được nữa mà phải dùng danh từ Âm Dương Cục mới chính sác. Còn như hỏi Cục tại sao mà thành thì chúng ta chỉ biết Tử Vi dạy rằng :
“ Gọi cung Dần là tháng Giêng tính thuận đến tháng sinh rồi lại từ cung đó tính nghịch đến giờ sinh an mệnh vị. Xong đâu đó tìm hành Can của năm sinh kết hợp với vị trí thập nhị chi của mệnh vị mà thành ra cục”.
Tại sao tính thế ? Căn cứ trên nguyên tắc nào của ngũ hành ? thì lời giảng đã theo Hi Di Trần Đoàn tiên sinh nằm dưới lòng đất cả ngàn năm rồi.Có một vài vị trên một vài cuốn sách đã định giảng, nhưng người đọc chẳng thấy gì cả. Chúng ta cứ phải tiếp tục chờ.Có điều bảo Tràng sinh thuộc Thủy, Mộc dục thuộc
Thủy, Quan đới thuộc Kim…..Tuyệt Hỏa…..Bệnh và Tử Hỏa…. thì quả là chướng, là ngang đối với nguyên lý ngũ hành.
Vòng tràng sinh còn có một liên hệ khá quan trọng là liên hệ với sao Lộc Tồn.
Lộc Tồn là gì ?
Là giai đọan phát triển cực thịnh của hàng can ngũ hành, tức là giai đọan Lâm quan
trong vòng tràng sinh, Lâm quan còn có tên gọi khác là Lộc Kiến.Tử vi an sao Lộc Tồn căn cứ vào hàng can của năm sinh như sau :
Giáp Lộc tại Dần
At Lộc tại Mão
Bính Lộc tại Tị
Đinh Lộc tại Ngọ
Mậu Lộc tại Tị
Kỷ Lộc tại Ngọ
Canh Lộc tại Thân
Tân Lộc tại Dậu
Nhâm Lộc tại Hợi
Quý Lộc tại Tí.
Chú ý : Bính Mậu Lộc cùng ở một chỗ và Đinh Kỷ Lộc cùng ở một chỗ.
Lật trở lại trang trên, tìm những chỗ Lâm quan của các vòng tràng sinh của thập can trong Khoa Tử Bình đều là chỗ an Lộc Tồn trong Khoa Tử Vi.Điều trên đây chứng tỏ rằng :
a. Vòng tràng sinh rất quan trọng đối với lá số mà nay chúng ta chỉ có rất ít mấu cứ để nói chuyện về nó.
b. Sao chỉ là một cách nói, tên mỗi sao chỉ là những ký hiệu, tất cả số mệnh con người đều xuất phát từ vận động biện chứng của ngũ hành. Nhưng nay bởi lẽ nguyên lý đã bị mất từ lâu đời nên chúng ta chỉ có thể giải đóan qua một số những công thức làm sẵn chứ không thể giải đóan bằng lý ngũ hành. Đấy là sự thiệt thòi lớn cho Tử vi học khiến cho nhiều lúc chúng ta cứ nghĩ nó như một thuật không phải là một khoa học. Những lời giảng của các thuật sĩ nghe khó chịu chẳng hạn : Thanh Longnhư Thìn là Long cư Long vị. Bạch Hổ cư Dần là Hổ cư Hổ vị. Trong Tử Vi đẩu số tòan thư, người ta chỉ thấy có một đọan nói đến vận động ngũ hành, đọan ấy lấy tựa đề là : “Tinh Luận Viên”, viết như sau :
“ Tử Vi đế tòa lấy Phụ Bật làm tướng là chủ tinh, là nguyên lưu là tất cả qui tụ nam
bắc đẩu tinh mà thành vạn vật chi linh. Dùng thủy để tẩy rửa (?) tất âm dương ký tế. Thủy thịnh khiến dương thương, hỏa thịnh thì âm diệt. Cả hai phải dung hòa không được thiên lệch. Cho nên đắc kỳ trung mới thật là mỹ mãn. Dần là viên địa của mộc, lúc tÂm Dương giao thái nên cây cỏ mầm mống nảy sinh, sang Mão vi mộc càng vượng làm thành miếu địa cho Thiên Cơ, Tham Lang, Thiên Tướng, là thủy đến cung Dần gọi là vượng tướng. Cự Môn thủy được Mão mộc sơ thông rất hay cần thổ để nuôi mộc lại cần thủy để tưới cho mộc tươi tốt nên tam phương gặp Vũ Khúc Phá Quân thủy nữa càng hay, có Lộc Tồn thổ càng đẹp. Cự Môn thủy đến cung Sửu Thiên Lương thổ đến cung Mùi, Đà La Kim vào tự mộ địa nếu gặp Kình Dương lấy thổ làm kim mô tất kim thông không bị ngưng trệ, có Thiên Phủ thổ Thiên Đồng kim sinh tức gọi là cách kim qúi thổ màu mỡ (kim châu thổ phì) thuận đức mà sinh. Mùi Tị Ngọ là hỏa vị nơi tuyệt địa của thủy, hỏa viên nơi cung Ngọ có dư khí lưu tại Tị thủy…”
Bài này cứ thế kéo dài thêm hai trang nữa, nhưng cũng tiếp tục rắc rối khiến người
đọc chẳng hiểu gì cả. Tuy nhiên, Tinh Viên Luận cho ta thấy những dấu tích chứng tỏ khoaTử Vi có đặt trên nguyên tắc vân động biện chứng ngũ hành.