Ngày 4 tháng 2 năm 1872 Nietzsche viết: “Tôi trông cậy vào một cuộc hành trình im lặng và chậm rãi xuyên qua thế kỷ”. Sau này, khi khốn khổ vì sự không thành công của các tác phẩm sâu nhất và đẹp nhất của mình, ông tự an ủi trong hy vọng rằng tương lai sẽ xét đến ông công bình hơn.
Trong cuốn Bên kia cái Thiện và cái Ác, ông tự hỏi phải chăng những tư tưởng sâu sắc nhất phải đòi hỏi nhiều năm tháng, nhiều thế kỷ mới được hiểu đến, như ánh sáng của những ngôi sao xa nhất đi qua bao nhiêu thời gian mới đến ta. Trong cuốn Buổi hoàng hôn của các thần tượng ông tự đặt mình vào vị trí “những người dành lại cho đời sau, nghĩa là những kẻ con người đời sau mới khám phá ra được. Điều ông mong muốn không phải là sự thành công nhất thời, nhưng là sự tồn tại lâu đời của điều mình viết: “Sáng tạo các tác phẩm mà thời gian thử gặm mòn một cách vô ích, mà hình thức và nội dung đạt đến sự bất tử phần nào. Tôi không đủ khiêm tốn để đòi hỏi tôi ít hơn nữa”. Trong lời nói đầu của cuốn chống Ky Tô, ông lập lại “một kẻ sinh ra cho mai sau “, và tuyên bố: “chỉ ngày mai mới thuộc về tôi”.
Cái nhìn thấy trước của Nietzsche đã thành tựu. Từ lúc đau và sau khi chết. vinh quang của ông tiến lên từng bước chắc chắn. Không ai không xác nhận giá trị của thiên tài triết học cùng với những khả năng viết văn xuôi có vần đầy hình ảnh và nhạc điệu của ông. Nhà bình chú hay nhất của Pháp về Nietzsche, Charles Andler đã đưa Nietzsche lên hàng triết gia nổi tiếng nhất của chúng ta ngày nay khi ông viết:
“Nietzsche đã chứng tỏ, cùng duy với Henn Bergson, một hệ thống triết học có thể có của thời đại chúng ta”.
Tuy nhiên, có lẽ không phải cái hợp nhất của hệ thống là cái đáng ngưỡng mộ nhất của ông, nhưng là cái độc đáo và mãnh liệt của từng phần của nó, và cũng là cái đẹp của hình thức, lúc thơ ca lúc tôn giáo, nơi đục tạc những tư tưởng chính yếu của ông.
Về điểm này, đôi khi ta tự hỏi: ở Nietsche nhà văn hay nhà triết học trội hơn cả. Điều đó Goerges Brandès đã trả lời với chúng ta từ lâu: “Hẳn ông là người nghệ sĩ hơn là nhà tư tưởng, chúng ta không phủ nhận điều đó, nhưng ta không thể nào tách rời người nghệ sĩ khỏi nhà tư tưởng.
Trong một tác phẩm rộng lớn mới có thể nghiên cứu đến những ảnh hưởng mà Nietsche đã gây ra trong và ngoài nước Đức, cho triết học, nghệ thuật và đạo đức tổng quát.
Ảnh hưởng này thật vô cùng to lớn, chỉ cần vài điển hình dưới đây cũng đủ thấy. Nhiều nhà học hội sống, một Simmel chẳng hạn, đã tìm cảm hứng nơi ông khi họ tra xét nguồn gốc của các tư tưởng đạo đức và những xung đột của nó. Nhũng người theo chủ nghĩa thực dụng ở mọi nước đều công nhận ông là người tiền phong. Người ta cỏ thể lại tìm thấy nhiều chủ đề của Nietzsche trong triết học của Henri Bergson ; trong phân tâm học của Bác sĩ Freud ; trong phong trào nghiệp đoàn cách mạng của Goeges Sorel, tông đồ của bạo động, trong các tác phẩm văn chương của André Gide, của Bà công tước de Noailles, của Paul Valéry.
Nhạc sĩ Richard Strauss đã soạn một bài thơ hợp khúc về đề tài Zarathoustra.
°
Nhưng ảnh hưởng không nhất thiết là hiểu biết thực sự. Vài lý thuyết, hay hơn nữa vài phương thức nghịch lý và chướng tai một cách vô ý của Nietzsche đã được sử dụng, rất phản nghĩa. bởi những người mà chính Nietzsche ghê tởm, bởi những quyền lực giáo điều và thoái hoá không có lấy một tí tinh thần tự do, hay một tí tôn trọng tinh thần tự do ; bởi những kẻ theo chủ nghĩa quốc gia quân phiệt mà ông từng gọi là bọn yêu nước rởm, loại người Âu lương thiện ; bởi bọn đồi trụy kích động tin tưởng tìm thấy, trong vài ngụ ngôn của bậc thầy, cho cái vô luân thô tục, cho chủ nghĩa ích kỷ bần tiện, cho cái bất công hèn mạt, cho sự độc ác u mê của chúng, một lời biện hộ, dung thứ.
Quả thực Nietzsche chính là người vô luân, vì ông lên án thứ luân lý xuẩn động, u tối, hàm hồ và cay nghiệt của phần đông chúng ta. Nhưng không phải Nietzsche từ chối, phủ nhận tất cả luân lý. Chính nền luận lý ty tiện mà ông phê phán là thứ luân lý của quá khứ và hiện tại: còn bổn phận to lớn của ông là khám phá ra “con đường dẫn đến cái chấp nhận và đến cái từ chối một đức hạnh mới, một luận lý mới.
Quả thực Nietzsche tuyên bố nghi ngờ mọi thứ lý-tưởng, vì với ông, lý tưởng dùng làm đề tài cho mọi trò khôi hài. Chính chủ nghĩa lý tưởng, do phần đông con người bày tỏ và sử dụng, đối với ông là một sai lầm ngây thơ hay một dối trá nham hiểm. Nhưng trong một trang di cảo của cuốn Ý Chí Hùng Tráng, Nietzsche nhận rằng ông không thể xóa bỏ nơi mình cái khao khát một lý tưởng. Và Charles Andler lưu ý trong một trang đã trích dẫn trên – triết lý của ông là “triết lý duy tâm lý tưởng nhất từ trước đến nay, triết lý coi giá trị quan trọng hơn sự kiện và hy vọng một ngày kia biến sự kiện thành giá trị “.
Quả thực Nietzsche là kẻ thù dữ dội của đạo Ky Tô, Nhà nước và Giáo Hội của tôn giáo tín điều quyền thế, dối trá và bi quan. Nhưng điều khẳng định đó hoàn toàn thiếu sót nếu ta không mô tả nó bằng cách gọi là cái dịu dàng cảm mến mà ông luôn luôn dành cho con người lý tưởng của Jésus.
Quả thực ông bảo chúng ta làm cứng rắn mình hơn. Nhưng chỉ trở thành cứng rắn với chính mình hơn là với người khác. Và, theo ông, người hùng tráng là kẻ biết tự chế ngự mình, và có đủ nơi mình sức lực hiến cho, hy sinh cho kẻ khác.
Quả thực Nielzsche tuyên bố là kẻ thù của dân chủ và những đòi hỏi bình đẳng. Nhưng đó không phải là lý do biến nó thành kẻ bảo vệ cho các xã hội bất công bị thống trị và bóc lột bởi những kẻ giàu có bần tiện mà ông gọi là bọn “tiện dân sơn son thếp vàng”.
Quả thực là Nietzsche ca tụng tranh đấu, chiến tranh. Nhưng chiến tranh mà ông tán dương không thiết yếu là tàn sát, tiêu diệt các dân tộc. Mà đó là chiến tranh chống lại, trước hết, cái yếu hèn của chúng ta, sau đó là những kẻ thù mà ta có trong cuộc sống hằng ngày, hay ta tự chọn trong đời sống xã hội. Ta đã trích một trang sách nơi người Âu lương thiện khuyên các nước giải giới. Chiến tranh chống lại những kẻ thù thích đáng của việc giải giới hay chống lại sự bất công của một xã hội bị bọn tiện dân sơn son thếp vàng thống trị, không có chi ngược lại Nietzsche cả.
°
Ngay khi đã thanh lọc mọi hiểu lầm đã hạ thấp nó, ngày nay chủ nghĩa Nietzsche cũng không thể và không được, chấp nhận mà không có thảo luận. Ta hãy nhớ đến những lời cuối cùng của Zarathoustra trong chương chấm dứt phần thứ nhất của tuyệt phẩm đó. Nhà tiên tri nói với các đồ đệ:
“Thực ra, ta khuyên anh em điều này: hãy tránh xa ta, hãy chống lại Zarathoustra. Vì biết đâu hắn đã lừa gạt anh em.
“Anh em nói rằng anh em tin ở Zarathoustra nhưng cần gì Zarathoustra! Anh em bào rằng anh em là tín đồ của ta? Hãy vứt mọi thứ tín đồ đi!
“Giờ đây ta truyền lệnh anh em hãy vứt bỏ ta đi và tìm về với chính anh em”…
Bởi tinh thần Nietzsche, ta hãy tránh xa chủ nghĩa Nietzsche đi, để thử phê phán điều còn giữ lại nơi con người ngày nay.
Hẳn nhiên thuyết viễn cận của Nietzsche là một chuẩn bị tốt đẹp cho những lý thuyết thực dụng hiện đại. Nhưng ta có thể chối bỏ những chủ đề lớn đó, để duy trì tư tưởng rằng chân lý không chỉ là lợi ích cho hành động. Tất nhiên là con người khi bị thống trị dưới sự khắt khe của nhu cầu và của nguy hiểm, thì suy nghĩ để hành động, nhưng cũng hắn nhiên, khi được giải thoát khỏi hai cái ách kia, thì con người ưa suy nghĩ để suy nghĩ, hoàn toàn không vì lợi, vậy thôi. Chân lý, như nó chỉ dành cho hành động, thì không thể được định tính bởi kết quả tình cờ đó. Như Henri Poincaré viết, một mệnh đề khoa học không thực bởi vì nó có ích ; mà nó có ích vì nó không thực. Ta có thể trở lại ở Nietzsche vào thời kỳ mệnh danh duy lý, và tin, như ông, vào một chân lý thuần lý kết hợp mọi lãnh vực trí tuệ con người trong liên quan đến cái nhìn xác thực về thực tiễn.
Chấp nhận rằng có một chân lý vô tư, không vì lợi trong lãnh vực khoa học thuần túy, ta cũng có thể tin rằng từ ngữ đó còn giữ được ý nghĩa khi ta áp dụng nó vào lĩnh vực luân lý. Ta đã định danh ở chân lý đạo đức sự kiện rằng mọi con người ngay cả người vô luân, đều phân biệt cái thiện và cái ác, và rằng họ đặt cái thiện trên cái ác. Người ta tránh một chướng ngại lớn như thế lúc thấy Nietzsche – và ông có vinh dự thú nhận một tìm thấy – khi ông nhân danh một bổn phận, bổn phận của lòng chân thực, phê phán và chối bỏ, hay ra vẻ chối bỏ, bổn phận tổng quát, và bằng luân lý ông kịch liệt chống luân lý.
Chấp nhận rằng một chân lý đạo đức một ngày kia sẽ hòa hợp mọi thứ ý thức, cũng như một chân lý khoa học sẽ thực hiện sự liên minh giữa tất cả những người có thẩm quyền, ta sẽ ít nghiêm khắc hơn Nietzsche đối với luận lý cựu truyền. Thực vô lý và, hầu hết trong mọi trường hợp, quá đáng tin rằng kinh nghiệm đạo đức của mọi con người, hay phần đông trong họ đi trước ta đều là định kiến và sai lầm, rằng chỉ duy một con người không thôi có thể chối bỏ mọi giá trị được chấp nhận từ trước đến nay, có thể sáng tạo ở cả mọi phần một nền luân lý mới: một cá nhân tách biệt cố gắng sáng tạo được gì khi không kêu gọi đến các khám phá đã có trước, như hình học và vật lý? Cái bi đát của tình cảnh Nietzsche là khi kết án tất cả quá khứ, hay ít ra cũng phần lớn quá khứ, ông không cần biết dựa vào nguyên lý nào để phân biệt cái thiện và cái ác. Trong một trang của cuốn Ý Chí Hùng Tráng, nơi ông muốn chỉ rõ “chúng ta sẽ trả giá đắt việc ta theo Ky Tô trong 2000 năm nay “ra sao, ông tuyên bố “Chúng ta đang mất dần điểm tựa đã cho phép ta sống ; chúng ta không còn biết hướng bước đi của mình đến đâu; chúng ta bổ nhào thình lình vào những bảng giá trị sai ngược nhau”. Nhưng ai là người bảo-đảm với ta giá trị của cái giá trị được chấp nhận và đề nghị như vậy bởi tinh thần mâu thuẫn? Ta đã trích ở từ những lời vô cùng bấn loạn của ông, vào năm 1885, khi ông thú nhận nền luân lý khốn quẫn của mình với em gái: “Nếu anh gặp người nào có thể chỉ rõ cho anh giá trị của các lý tưởng đạo đức, anh sẽ nghe họ, sẽ theo họ, nhưng anh không tìm thấy người nào… anh cô độc” và lời thú nhận ông viết hai năm sau, nghĩa là một năm trước khi chấm dứt đời sống ý thức của ông, cho một người bạn thư tín, Carl Fuchs: “Hầu hết mọi điều tôi đã viết, đều phải xóa bỏ”.
Hẳn nhiên chính Nietzsche cũng dựa vào một truyền thống, vì ông đã khám phá ra “nề luân lý chủ ông” chính từ trong quá khứ. Người ta đã thấy ông đối nghịch nó với “luân lý nô lệ” và đề nghị quay về nó bằng “cuộc đảo giá trị” ra sao Nhưng ngày nay những luận cứ lịch sử và triết học những cái ông tự chứng minh sự khác biệt giữa hai thứ luân lý đó hình như không được xác định rõ ràng. Có lẽ thích hợp hơn cho một cái nhìn đúng thực về quá khứ, khi rút từ đó một truyền thống chung, mọi thời và mọi nơi, rõ rệt nhiều hay ít, khuyến báo vừa sự phát triển các phẩm tính cá nhân vừa sự đào luyện các đức lý xã hội, nghị lực công chính, can trường và lòng tốt.
Từ đó người ta không thể chấp nhận mọi sự phê phán của Nietzsche về các hình thái khác nhau của chủ nghĩa vị tha. Hẳn nhiên cái nhìn sắc bén của ông đã phân biệt được mọi thứ đạo đức giả, yếu hèn, không kín đáo, độc đoán, lẫn lộn, ở đó, trong lòng tốt bình nhật và tình thương tầm thường; nhưng đó không phải là lý do để kết án hy sinh khôn khéo hết lòng cho kẻ khác, một thiện cảm, nồng cháy cho khổ đau của mọi khổ đau. Cách thức sử dụng năng lực, ý chí hùng tráng của mình một cách tốt nhất của con người có thể làm là, theo tự nhiên, sau khi đã phục vụ chính mình thì quay sang phục vụ cho kẻ khác. Chúng ta không có lý do gì để từ chối truyền thống lớn lao của con người kể từ Đức Phật, Khổng Tử và Socrate, tiếp tục bởi các nhà tiên tri Do Thái và những kẻ theo Ky Tô đầu tiên, truyền tình thương kẻ khác, một tình thương kết hợp hoàn toàn thông minh trong sáng, nghị lực dũng mãnh với sự đào luyện các phẩm tính cao cả của cá nhân con người.
Một luân lý của Tình yêu phổ biến không cần thiết phải mang đặc tính xa lánh thiên nhiên, đối nghịch cuộc đời Lý tưởng luân lý có lẽ là tình yêu thực tại toàn thể. Đức tính luân lý được hiểu như vậy sẽ thực hiện sự hòa hợp cá nhân, Nhân loại, và đời sống Vũ trụ ; nó hòa đồng nhiên tính của chúng ta với nhiên tính vũ trụ…
Nếu ta từ chối kết án chủ nghĩa vị tha ở nguyên tắc của nó, thì ta cũng sẽ từ chối, cũng làm như Nietzsche, kết án các hậu quả chính trị và xã hội của thứ luân lý con người nầy – dân chủ, chủ nghĩa xã hội và phong trào Nữ quyền. Nhiều biến cố đã không chứng minh, trên vài điểm, các lời tiên đoán của Nìezsche, tỷ như việc tiên đoán, trong cuốn Buổi Hoàng Hôn của các Thần tượng, nước Nga của Nga hoàng là “cường quốc duy nhất ngày nay nó hy vọng tồn tại lâu…” Charles Andler ở một trong những cuốn sách viết về Nietzsche của ông, gởi đến ta, về các vấn đề chính trị và xã hội, một nhà tư tưởng khác mà ông cho là “cũng vĩ đại như Nietzsche, và được biết nhiều hơn Ntetzsebe về các vấn đề xã hội”, Jean Jaurès…
Sau hết điều mà ta phải gọi là siêu hình học của Nietzsche tức niềm tin Siêu Nhân xuất hiện và Trở Về Vĩnh Cửu – không đặt lên bất cứ quan niệm siêu hình nào của quá khứ. Nó thuộc về lĩnh vực không thể kiểm điểm được. Ở đây chỉ có lòng tin riêng tư mới thoát khỏi một chứng minh chặt chẽ. Có thể khoa học không kết án giả thiết Trở Về Vĩnh Cửu nhưng hẳn nhiên khoa lhc cũng không tôn trọng nó. Người ta có thể tin vào đời sống không ngừng tự vượt quá mình, hơn là cái bắt đầu lại đều đặn của mọi tiến hóa và mọi thực thể.
°
“Bây giờ ta khuyên anh em hãy bỏ rơi ta và tìm về với chính anh em, chỉ khi nào anh em phủ nhận hoàn toàn ta, lúc đó ta mới trở lại với anh em”, Zarathoustra nói như vậy.
Khi đã tự do phê phán đôi chủ đề của Nietzsche. ta sẽ dễ dàng hơn để chấp nhận các chủ đề khác, để yên ở đó cái mâu thuẫn của một tư tưởng chính xác, trình bày bằng một hình thức mãnh liệt và tuyệt vời.Triết gia của chúng ta cũng ghi chú chính đáng rằng người ta có thể chấp nhận đôi phần trong hệ thống mà ta có thể từ chối toàn bộ.
Trước hết Nietzsche cho ta một bài học tốt, một tầm gương lôi cuốn về lòng chân thực hoàn toàn. Chẳng có ai có tình yêu cao ngút như thế về các vấn đề như thế, chẳng có ai đề cập đến chúng với cái táo bạo trong sáng hơn nữa.
Người ta chỉ còn chấp nhận với một tâm tình cảm động lý tưởng huy hoàng mà ông trình bày với ta về tinh thần tự do, khi đi tìm chân lý với tất cả độc lập của tâm hồn. Trong mọi tác phẩm của ông từ các cuốn đầu tiên đến cuốn cuối cùng và các bản văn di cảo – mặc cho những phê bình mà ông áp dụng cho chính lý tưởng chân lý — ông khuyến báo, ca Ngày 4 tháng 2 năm 1872 Nietzsche viết: “Tôi trông cậy vào một cuộc hành trình im lặng và chậm rãi xuyên qua thế kỷ”. Sau này, khi khốn khổ vì sự không thành công của các tác phẩm sâu nhất và đẹp nhất của mình, ông tự an ủi trong hy vọng rằng tương lai sẽ xét đến ông công bình hơn.
Trong cuốn Bên kia cái Thiện và cái Ác, ông tự hỏi phải chăng những tư tưởng sâu sắc nhất phải đòi hỏi nhiều năm tháng, nhiều thế kỷ mới được hiểu đến, như ánh sáng của những ngôi sao xa nhất đi qua bao nhiêu thời gian mới đến ta. Trong cuốn Buổi hoàng hôn của các thần tượng ông tự đặt mình vào vị trí “những người dành lại cho đời sau, nghĩa là những kẻ con người đời sau mới khám phá ra được. Điều ông mong muốn không phải là sự thành công nhất thời, nhưng là sự tồn tại lâu đời của điều mình viết: “Sáng tạo các tác phẩm mà thời gian thử gặm mòn một cách vô ích, mà hình thức và nội dung đạt đến sự bất tử phần nào. Tôi không đủ khiêm tốn để đòi hỏi tôi ít hơn nữa”. Trong lời nói đầu của cuốn chống Ky Tô, ông lập lại “một kẻ sinh ra cho mai sau “, và tuyên bố: “chỉ ngày mai mới thuộc về tôi”.
Cái nhìn thấy trước của Nietzsche đã thành tựu. Từ lúc đau và sau khi chết. vinh quang của ông tiến lên từng bước chắc chắn. Không ai không xác nhận giá trị của thiên tài triết học cùng với những khả năng viết văn xuôi có vần đầy hình ảnh và nhạc điệu của ông. Nhà bình chú hay nhất của Pháp về Nietzsche, Charles Andler đã đưa Nietzsche lên hàng triết gia nổi tiếng nhất của chúng ta ngày nay khi ông viết:
“Nietzsche đã chứng tỏ, cùng duy với Henn Bergson, một hệ thống triết học có thể có của thời đại chúng ta”.
Tuy nhiên, có lẽ không phải cái hợp nhất của hệ thống là cái đáng ngưỡng mộ nhất của ông, nhưng là cái độc đáo và mãnh liệt của từng phần của nó, và cũng là cái đẹp của hình thức, lúc thơ ca lúc tôn giáo, nơi đục tạc những tư tưởng chính yếu của ông.
Về điểm này, đôi khi ta tự hỏi: ở Nietsche nhà văn hay nhà triết học trội hơn cả. Điều đó Goerges Brandès đã trả lời với chúng ta từ lâu: “Hẳn ông là người nghệ sĩ hơn là nhà tư tưởng, chúng ta không phủ nhận điều đó, nhưng ta không thể nào tách rời người nghệ sĩ khỏi nhà tư tưởng.
Trong một tác phẩm rộng lớn mới có thể nghiên cứu đến những ảnh hưởng mà Nietsche đã gây ra trong và ngoài nước Đức, cho triết học, nghệ thuật và đạo đức tổng quát.
Ảnh hưởng này thật vô cùng to lớn, chỉ cần vài điển hình dưới đây cũng đủ thấy. Nhiều nhà học hội sống, một Simmel chẳng hạn, đã tìm cảm hứng nơi ông khi họ tra xét nguồn gốc của các tư tưởng đạo đức và những xung đột của nó. Nhũng người theo chủ nghĩa thực dụng ở mọi nước đều công nhận ông là người tiền phong. Người ta cỏ thể lại tìm thấy nhiều chủ đề của Nietzsche trong triết học của Henri Bergson ; trong phân tâm học của Bác sĩ Freud ; trong phong trào nghiệp đoàn cách mạng của Goeges Sorel, tông đồ của bạo động, trong các tác phẩm văn chương của André Gide, của Bà công tước de Noailles, của Paul Valéry.
Nhạc sĩ Richard Strauss đã soạn một bài thơ hợp khúc về đề tài Zarathoustra.
°
Nhưng ảnh hưởng không nhất thiết là hiểu biết thực sự. Vài lý thuyết, hay hơn nữa vài phương thức nghịch lý và chướng tai một cách vô ý của Nietzsche đã được sử dụng, rất phản nghĩa. bởi những người mà chính Nietzsche ghê tởm, bởi những quyền lực giáo điều và thoái hoá không có lấy một tí tinh thần tự do, hay một tí tôn trọng tinh thần tự do ; bởi những kẻ theo chủ nghĩa quốc gia quân phiệt mà ông từng gọi là bọn yêu nước rởm, loại người Âu lương thiện ; bởi bọn đồi trụy kích động tin tưởng tìm thấy, trong vài ngụ ngôn của bậc thầy, cho cái vô luân thô tục, cho chủ nghĩa ích kỷ bần tiện, cho cái bất công hèn mạt, cho sự độc ác u mê của chúng, một lời biện hộ, dung thứ.
Quả thực Nietzsche chính là người vô luân, vì ông lên án thứ luân lý xuẩn động, u tối, hàm hồ và cay nghiệt của phần đông chúng ta. Nhưng không phải Nietzsche từ chối, phủ nhận tất cả luân lý. Chính nền luận lý ty tiện mà ông phê phán là thứ luân lý của quá khứ và hiện tại: còn bổn phận to lớn của ông là khám phá ra “con đường dẫn đến cái chấp nhận và đến cái từ chối một đức hạnh mới, một luận lý mới.
Quả thực Nietzsche tuyên bố nghi ngờ mọi thứ lý-tưởng, vì với ông, lý tưởng dùng làm đề tài cho mọi trò khôi hài. Chính chủ nghĩa lý tưởng, do phần đông con người bày tỏ và sử dụng, đối với ông là một sai lầm ngây thơ hay một dối trá nham hiểm. Nhưng trong một trang di cảo của cuốn Ý Chí Hùng Tráng, Nietzsche nhận rằng ông không thể xóa bỏ nơi mình cái khao khát một lý tưởng. Và Charles Andler lưu ý trong một trang đã trích dẫn trên – triết lý của ông là “triết lý duy tâm lý tưởng nhất từ trước đến nay, triết lý coi giá trị quan trọng hơn sự kiện và hy vọng một ngày kia biến sự kiện thành giá trị “.
Quả thực Nietzsche là kẻ thù dữ dội của đạo Ky Tô, Nhà nước và Giáo Hội của tôn giáo tín điều quyền thế, dối trá và bi quan. Nhưng điều khẳng định đó hoàn toàn thiếu sót nếu ta không mô tả nó bằng cách gọi là cái dịu dàng cảm mến mà ông luôn luôn dành cho con người lý tưởng của Jésus.
Quả thực ông bảo chúng ta làm cứng rắn mình hơn. Nhưng chỉ trở thành cứng rắn với chính mình hơn là với người khác. Và, theo ông, người hùng tráng là kẻ biết tự chế ngự mình, và có đủ nơi mình sức lực hiến cho, hy sinh cho kẻ khác.
Quả thực Nielzsche tuyên bố là kẻ thù của dân chủ và những đòi hỏi bình đẳng. Nhưng đó không phải là lý do biến nó thành kẻ bảo vệ cho các xã hội bất công bị thống trị và bóc lột bởi những kẻ giàu có bần tiện mà ông gọi là bọn “tiện dân sơn son thếp vàng”.
Quả thực là Nietzsche ca tụng tranh đấu, chiến tranh. Nhưng chiến tranh mà ông tán dương không thiết yếu là tàn sát, tiêu diệt các dân tộc. Mà đó là chiến tranh chống lại, trước hết, cái yếu hèn của chúng ta, sau đó là những kẻ thù mà ta có trong cuộc sống hằng ngày, hay ta tự chọn trong đời sống xã hội. Ta đã trích một trang sách nơi người Âu lương thiện khuyên các nước giải giới. Chiến tranh chống lại những kẻ thù thích đáng của việc giải giới hay chống lại sự bất công của một xã hội bị bọn tiện dân sơn son thếp vàng thống trị, không có chi ngược lại Nietzsche cả.
°
Ngay khi đã thanh lọc mọi hiểu lầm đã hạ thấp nó, ngày nay chủ nghĩa Nietzsche cũng không thể và không được, chấp nhận mà không có thảo luận. Ta hãy nhớ đến những lời cuối cùng của Zarathoustra trong chương chấm dứt phần thứ nhất của tuyệt phẩm đó. Nhà tiên tri nói với các đồ đệ:
“Thực ra, ta khuyên anh em điều này: hãy tránh xa ta, hãy chống lại Zarathoustra. Vì biết đâu hắn đã lừa gạt anh em.
“Anh em nói rằng anh em tin ở Zarathoustra nhưng cần gì Zarathoustra! Anh em bào rằng anh em là tín đồ của ta? Hãy vứt mọi thứ tín đồ đi!
“Giờ đây ta truyền lệnh anh em hãy vứt bỏ ta đi và tìm về với chính anh em”…
Bởi tinh thần Nietzsche, ta hãy tránh xa chủ nghĩa Nietzsche đi, để thử phê phán điều còn giữ lại nơi con người ngày nay.
Hẳn nhiên thuyết viễn cận của Nietzsche là một chuẩn bị tốt đẹp cho những lý thuyết thực dụng hiện đại. Nhưng ta có thể chối bỏ những chủ đề lớn đó, để duy trì tư tưởng rằng chân lý không chỉ là lợi ích cho hành động. Tất nhiên là con người khi bị thống trị dưới sự khắt khe của nhu cầu và của nguy hiểm, thì suy nghĩ để hành động, nhưng cũng hắn nhiên, khi được giải thoát khỏi hai cái ách kia, thì con người ưa suy nghĩ để suy nghĩ, hoàn toàn không vì lợi, vậy thôi. Chân lý, như nó chỉ dành cho hành động, thì không thể được định tính bởi kết quả tình cờ đó. Như Henri Poincaré viết, một mệnh đề khoa học không thực bởi vì nó có ích ; mà nó có ích vì nó không thực. Ta có thể trở lại ở Nietzsche vào thời kỳ mệnh danh duy lý, và tin, như ông, vào một chân lý thuần lý kết hợp mọi lãnh vực trí tuệ con người trong liên quan đến cái nhìn xác thực về thực tiễn.
Chấp nhận rằng có một chân lý vô tư, không vì lợi trong lãnh vực khoa học thuần túy, ta cũng có thể tin rằng từ ngữ đó còn giữ được ý nghĩa khi ta áp dụng nó vào lĩnh vực luân lý. Ta đã định danh ở chân lý đạo đức sự kiện rằng mọi con người ngay cả người vô luân, đều phân biệt cái thiện và cái ác, và rằng họ đặt cái thiện trên cái ác. Người ta tránh một chướng ngại lớn như thế lúc thấy Nietzsche – và ông có vinh dự thú nhận một tìm thấy – khi ông nhân danh một bổn phận, bổn phận của lòng chân thực, phê phán và chối bỏ, hay ra vẻ chối bỏ, bổn phận tổng quát, và bằng luân lý ông kịch liệt chống luân lý.
Chấp nhận rằng một chân lý đạo đức một ngày kia sẽ hòa hợp mọi thứ ý thức, cũng như một chân lý khoa học sẽ thực hiện sự liên minh giữa tất cả những người có thẩm quyền, ta sẽ ít nghiêm khắc hơn Nietzsche đối với luận lý cựu truyền. Thực vô lý và, hầu hết trong mọi trường hợp, quá đáng tin rằng kinh nghiệm đạo đức của mọi con người, hay phần đông trong họ đi trước ta đều là định kiến và sai lầm, rằng chỉ duy một con người không thôi có thể chối bỏ mọi giá trị được chấp nhận từ trước đến nay, có thể sáng tạo ở cả mọi phần một nền luân lý mới: một cá nhân tách biệt cố gắng sáng tạo được gì khi không kêu gọi đến các khám phá đã có trước, như hình học và vật lý? Cái bi đát của tình cảnh Nietzsche là khi kết án tất cả quá khứ, hay ít ra cũng phần lớn quá khứ, ông không cần biết dựa vào nguyên lý nào để phân biệt cái thiện và cái ác. Trong một trang của cuốn Ý Chí Hùng Tráng, nơi ông muốn chỉ rõ “chúng ta sẽ trả giá đắt việc ta theo Ky Tô trong 2000 năm nay “ra sao, ông tuyên bố “Chúng ta đang mất dần điểm tựa đã cho phép ta sống ; chúng ta không còn biết hướng bước đi của mình đến đâu; chúng ta bổ nhào thình lình vào những bảng giá trị sai ngược nhau”. Nhưng ai là người bảo-đảm với ta giá trị của cái giá trị được chấp nhận và đề nghị như vậy bởi tinh thần mâu thuẫn? Ta đã trích ở từ những lời vô cùng bấn loạn của ông, vào năm 1885, khi ông thú nhận nền luân lý khốn quẫn của mình với em gái: “Nếu anh gặp người nào có thể chỉ rõ cho anh giá trị của các lý tưởng đạo đức, anh sẽ nghe họ, sẽ theo họ, nhưng anh không tìm thấy người nào… anh cô độc” và lời thú nhận ông viết hai năm sau, nghĩa là một năm trước khi chấm dứt đời sống ý thức của ông, cho một người bạn thư tín, Carl Fuchs: “Hầu hết mọi điều tôi đã viết, đều phải xóa bỏ”.
Hẳn nhiên chính Nietzsche cũng dựa vào một truyền thống, vì ông đã khám phá ra “nề luân lý chủ ông” chính từ trong quá khứ. Người ta đã thấy ông đối nghịch nó với “luân lý nô lệ” và đề nghị quay về nó bằng “cuộc đảo giá trị” ra sao Nhưng ngày nay những luận cứ lịch sử và triết học những cái ông tự chứng minh sự khác biệt giữa hai thứ luân lý đó hình như không được xác định rõ ràng. Có lẽ thích hợp hơn cho một cái nhìn đúng thực về quá khứ, khi rút từ đó một truyền thống chung, mọi thời và mọi nơi, rõ rệt nhiều hay ít, khuyến báo vừa sự phát triển các phẩm tính cá nhân vừa sự đào luyện các đức lý xã hội, nghị lực công chính, can trường và lòng tốt.
Từ đó người ta không thể chấp nhận mọi sự phê phán của Nietzsche về các hình thái khác nhau của chủ nghĩa vị tha. Hẳn nhiên cái nhìn sắc bén của ông đã phân biệt được mọi thứ đạo đức giả, yếu hèn, không kín đáo, độc đoán, lẫn lộn, ở đó, trong lòng tốt bình nhật và tình thương tầm thường; nhưng đó không phải là lý do để kết án hy sinh khôn khéo hết lòng cho kẻ khác, một thiện cảm, nồng cháy cho khổ đau của mọi khổ đau. Cách thức sử dụng năng lực, ý chí hùng tráng của mình một cách tốt nhất của con người có thể làm là, theo tự nhiên, sau khi đã phục vụ chính mình thì quay sang phục vụ cho kẻ khác. Chúng ta không có lý do gì để từ chối truyền thống lớn lao của con người kể từ Đức Phật, Khổng Tử và Socrate, tiếp tục bởi các nhà tiên tri Do Thái và những kẻ theo Ky Tô đầu tiên, truyền tình thương kẻ khác, một tình thương kết hợp hoàn toàn thông minh trong sáng, nghị lực dũng mãnh với sự đào luyện các phẩm tính cao cả của cá nhân con người.
Một luân lý của Tình yêu phổ biến không cần thiết phải mang đặc tính xa lánh thiên nhiên, đối nghịch cuộc đời Lý tưởng luân lý có lẽ là tình yêu thực tại toàn thể. Đức tính luân lý được hiểu như vậy sẽ thực hiện sự hòa hợp cá nhân, Nhân loại, và đời sống Vũ trụ ; nó hòa đồng nhiên tính của chúng ta với nhiên tính vũ trụ…
Nếu ta từ chối kết án chủ nghĩa vị tha ở nguyên tắc của nó, thì ta cũng sẽ từ chối, cũng làm như Nietzsche, kết án các hậu quả chính trị và xã hội của thứ luân lý con người nầy – dân chủ, chủ nghĩa xã hội và phong trào Nữ quyền. Nhiều biến cố đã không chứng minh, trên vài điểm, các lời tiên đoán của Nìezsche, tỷ như việc tiên đoán, trong cuốn Buổi Hoàng Hôn của các Thần tượng, nước Nga của Nga hoàng là “cường quốc duy nhất ngày nay nó hy vọng tồn tại lâu…” Charles Andler ở một trong những cuốn sách viết về Nietzsche của ông, gởi đến ta, về các vấn đề chính trị và xã hội, một nhà tư tưởng khác mà ông cho là “cũng vĩ đại như Nietzsche, và được biết nhiều hơn Ntetzsebe về các vấn đề xã hội”, Jean Jaurès…
Sau hết điều mà ta phải gọi là siêu hình học của Nietzsche tức niềm tin Siêu Nhân xuất hiện và Trở Về Vĩnh Cửu – không đặt lên bất cứ quan niệm siêu hình nào của quá khứ. Nó thuộc về lĩnh vực không thể kiểm điểm được. Ở đây chỉ có lòng tin riêng tư mới thoát khỏi một chứng minh chặt chẽ. Có thể khoa học không kết án giả thiết Trở Về Vĩnh Cửu nhưng hẳn nhiên khoa lhc cũng không tôn trọng nó. Người ta có thể tin vào đời sống không ngừng tự vượt quá mình, hơn là cái bắt đầu lại đều đặn của mọi tiến hóa và mọi thực thể.
°
“Bây giờ ta khuyên anh em hãy bỏ rơi ta và tìm về với chính anh em, chỉ khi nào anh em phủ nhận hoàn toàn ta, lúc đó ta mới trở lại với anh em”, Zarathoustra nói như vậy.
Khi đã tự do phê phán đôi chủ đề của Nietzsche. ta sẽ dễ dàng hơn để chấp nhận các chủ đề khác, để yên ở đó cái mâu thuẫn của một tư tưởng chính xác, trình bày bằng một hình thức mãnh liệt và tuyệt vời.Triết gia của chúng ta cũng ghi chú chính đáng rằng người ta có thể chấp nhận đôi phần trong hệ thống mà ta có thể từ chối toàn bộ.
Trước hết Nietzsche cho ta một bài học tốt, một tầm gương lôi cuốn về lòng chân thực hoàn toàn. Chẳng có ai có tình yêu cao ngút như thế về các vấn đề như thế, chẳng có ai đề cập đến chúng với cái táo bạo trong sáng hơn nữa.
Người ta chỉ còn chấp nhận với một tâm tình cảm động lý tưởng huy hoàng mà ông trình bày với ta về tinh thần tự do, khi đi tìm chân lý với tất cả độc lập của tâm hồn. Trong mọi tác phẩm của ông từ các cuốn đầu tiên đến cuốn cuối cùng và các bản văn di cảo – mặc cho những phê bình mà ông áp dụng cho chính lý tưởng chân lý — ông khuyến báo, ca ngợi và tán dương tinh thần tự do nầy, tinh thần thoát khỏi ảnh hưởng thống trị bởi tinh thần nô lệ, những ảnh hưởng của hội sống, của bọn cầm quyền, của tôn giáo. Ta tìm thấy ở đây Ibsen, linh hồn của Bác sĩ Stockmann, “kẻ thù của dân chúng”. Nietzsche mang đến một khích lệ vô cùng quý giá cho những ai đã chịu sự bạc đãi của kẻ cầm quyền và thù hằn của quần chúng ngu muội để hoàn toàn phụng sự cho chân lý.
Ngay đến một kẻ tin với hết cả tâm hồn vào một chân lý đạo đức, cũng khoan khoái vì tinh thần tự do đó đã tấn công các định kiến luân lý. Thực đánh khen khi một phê phán như vậy giải thoát con người ra mọi chật hẹp tù túng, mọi cố chấp bè đảng. Khi giải phóng ý thức ra khỏi chủ nghĩa khổ hạnh bất công, khi tách nó khỏi lòng tin tội lỗi, khi lột nó khỏi thứ luân lý khắc nghiệt của bọn thanh giáo và bọn hương nguyện, Nietzsche đã góp phần vào việc làm cho con người không những hạnh phúc hơn mà còn mang chất người hơn, khoan hồng hơn, đối với những kẻ ngày xưa người ta gọi là những kẻ tội lỗi, đủ khả năng hơn, tỷ như, để hiểu và chấp nhập các giải pháp khác nhau và đối nghịch đặt ra cho vấn đề đời sống dục tình, và sau hết dễ thu nhận hơn cho một thông minh lương thiện, một tình thương thực tình.
Không có lý thuyết nào biện minh cho bổn phận ít nhiều được khuyến bảo bởi các nhà đạo đức, đầy nhiệt cảm và dũng mãnh hơn. Không có nhà tư tưởng nào biết khuyến khích lòng can đảm hơn Nietzsche. Không ai làm ta hiểu rõ giả trị cao ngời của đức can trường đặc biệt hay bình thường, sự cần thiết của đau khổ để kích thích cho hành động, cho sự bành trướng ý chí hùng tráng hơn. Trên quan điểm này, rõ ràng không chối cãi, tác phẩm của ông là một cách hướng dẫn tốt nhất, một lộ phí, một thuốc bổ, một sách cầm tay của chủ nghĩa anh hùng.
Đau khổ phải vượt quá dẫn đến niềm vui. Nietzsche người quyến rũ và Zarathoustra của ông đã rất có lý khi dạy hay nhắc nhở chúng ta ý nghĩa trần gian về cái nhẹ nhàng của cuộc sống, giá trị của nụ cười và nhảy múa, cái xứng đáng cho một hạnh phúc cao quý. Ngay khi ta không tin vào cuộc Trở Về Vĩnh Cửu, ta cũng phải sống trong cuộc đời với nhiều thông minh và tình yêu mà ta không ngừng rút ra từ đó những niềm vui chói lòa, ở điểm ta có thể chấp nhận sống lại vô hạn một cuộc đời như vậy. “Bởi vì tất cả niềm vui đòi hỏi Vĩnh Cửu một vĩnh cửu thăm thẳm vô cùng”…