NÊN sao chép, chia sẻ, KHÔNG NÊN thương mại hoá.

Tây Sơn Bi Hùng Truyện

Chương 56

Tác giả: Lê Đình Danh
Thể loại: Văn Học Việt Nam
Ads Top

Nói về vua Thái Đức ở Hoàng đế thành Quy Nhơn phủ nghe quân về báo:

– Tâu Hoàng thượng, quân Mãn Thanh ở nước Tàu đem ba mươi vạn đại binh xâm phạm Bắc Hà. Bắc Bình Vương liền lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung rồi kéo quân ra Bắc chống nhau với quân Thanh.

Vua Thái Đức thở dài nói:

– Quả nhiên thằng Huệ có chí làm vua. Thảo nào trước kia mới lần ta muốn lên ngôi là nó ba lần bảy lượt can ngăn. Nay nó lên ngôi vua, thật không xem ta ra gì nữa.

Vua vừa dứt lời quân thám mã lại về báo:

– Tâu Hoàng thượng, vua em Quang Trung kéo quân ra Bắc chỉ trong năm ngày tiêu diệt ba mươi vạn quân Mãn Thanh. Nguyên soái quân Thanh là Tôn Sĩ Nghị ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp một mình chạy thoát về nước.

Vua Thái Đức than rằng:

– Nguyễn Huệ quả nhiên tài ba tột bực, ta không thể nào sánh kịp. Nhưng dù nó tài ba đến đâu đi nữa sao dám coi khinh ta mà lên ngồi Hoàng đế chứ?

Đoạn vua sai quân mang rượu ra uống đến say mềm. Lúc quân hầu dìu vào giường ngủ vua Thái Đức con lảm nhảm rằng: “Thằng Huệ không xem ta ra gì nữa rồi!”.

***

Phần Nguyễn Vương Phúc Ánh ở Gia Định, nghe quân vào báo:

– Tâu Thượng vương, vua Càn Long nhà Thanh sai đại tướng là Tôn Sĩ Nghị đem ba mươi vạn quân xâm phạm Bắc Hà. Nguyễn Huệ liền lên ngôi lấy để hiệu là Quang Trung rồi lập tức đem mươi vạn bình ra Bắc cự địch.

Nguyễn vương vỗ tay cười lớn nói:

– Nguyễn Huệ dù tài giỏi thế nào cũng không thể là đối thủ của quân Mãn Thanh. Nguyễn Nhạc cai quản từ ải Hải Vân trở vào, lại là người bất tài nhu nhược. Phen này thật là trời giúp ta rồi vậy. Quân bay mau mời các tướng đến bàn việc quốc gia.

Nguyễn vương vừa dứt lời thì các tướng Võ Tánh, Lê Văn Quân, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Trương, Lê Văn Duyệt, Trương Tấn Bửu, Tống Viết Phước, Tống Phước Khuông, Tống Phước Lương, Phạm Văn Sĩ, Nguyễn Huỳnh Đức, Hồ Văn Lân, lão tướng Nguyễn Nghi, mưu sĩ Ngô Tùng Châu, Ngô Nhơn Tĩnh, Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức cũng đến. Mọi người cũng quỳ xuống tâu:

– Chúng thần xin chúc mừng Vương thượng!

Nguyễn vương ngạc nhiên hỏi:

– Sao các khanh lại vô cớ chúc mừng ta?

Ngô Tùng Châu thưa:

– Nguyễn Huệ nhất định phải bại binh ở Bắc Hà. Đã là cơ hỏi ngàn năm để Thượng vương khôi phục cơ đồ. Chúng thần chúc mừng Thượng vương là do thế.

Ngô Tùng Châu nói xong, Nguyễn Vương vùng ôm mặt khóc. Võ Tánh ngạc nhiên hỏi:

– Cớ gì Thượng vương lại khóc?

Nguyễn vương lau nước mắt đáp:

– Đành rằng ta với anh em thằng buôn trâu Nhạc Huệ thù không đội trời chung. Nhưng vua Càn Long nhà Thanh mượn tiếng đánh Tây Sơn mà xua quân tàn hại lương dân, hỏi ta không đau lòng sao được.

Mọi người đồng thanh nói:

– Đại đức của Thượng vương xưa nay hiếm thấy. Nhưng thời cuộc đã như thế, xin Thượng vương chớ quá đau lòng.

Nguyễn vương lấy vạt áo chấm nước mắt rồi cầm gươm lệnh giơ lên bảo:

– Các tướng mau chuẩn bị binh mã, nhận cơ hội này tiến đánh Bình Thuận, Diên Khánh.

Nguyễn vương vừa dứt lời, xây quân thám mã về báo:

– Tâu Thượng vương, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc chỉ nội năm ngày tiêu diệt hơn hai mươi vạn quân Thanh. Tôn Sĩ Nghị người không kịp mặc giáp, ngựa không kịp đông yên, quăng cả sắc thư ấn tín chạy trốn về nước.

Nguyễn vương nghe qua, tháo mồ hôi khắp người, bàng hoàng buông rơi gươm lệnh, các tướng đều giật mình kinh sợ. Bỗng Nguyễn vương mặt mày tái nhợt, chân tay co cứng ngã vật ra đất. Mỗi người vội vã đưa Nguyễn vương đến ngự nội long sàng rồi gọi quan ngự ý đến. Quan ngự ý xem mạch cho Nguyễn vương rồi bảo:

– Các ngài ra ngoài đứng đợi, đừng làm kinh động đến long thể.

Mọi người ra ngoài rồi, Nguyễn Vương vùng ngồi dậy bảo quan ngự y:

– Ngươi hãy ra nói với các tướng thế này… thế này… nếu sai lời phải chém.

Ngự y vừa mở cửa bước ra các tướng liền xúm lại hỏi:

– Thượng vương long thể thế nào?

Ngự y đáp:

– Thượng vương thình lình trúng cơn gió lạ, giờ đã khỏe hắn. Người bảo tôi thưa cùng chư vị tướng quân đến chờ nơi đại điện rồi người sẽ tới bàn việc quốc gia.

Lê Văn Quân nghi ngờ hỏi:

– Cơn gió gì mà làm Thượng vương ngắt đi như thế.

Ngự y ngẫm nghĩ rồi đáp:

– Ngọn gió ấy mang khí độc chết người gọi là Hắc tuyến phòng, ai trúng phải gió này lập tức chết ngay. Nhờ Thượng vương có chân mệnh đế vương nên chẳng hề hấn gì.

Các tướng đều lè đầu lè lưỡi rồi kéo nhau đến đại điện chờ Nguyễn vương. Lát sau Nguyễn vương đến, Vương hùng dũng bước lên ngai rồi hạ lệnh:

– Truyền lệnh ta lập tức xuất đại binh Bắc phạt.

Ngô Tùng Châu can:

– Xin Thượng vương chờ xuất đại binh.

Nguyễn vương cau mày hỏi:

– Tại sao?

Châu đáp:

– Nguyễn Huệ đuổi được quân Thanh đã đem đại binh rút về Phú Xuân. Nếu ta xuất đại binh ra đến Bình Thuận ngộ nhỡ Nguyễn Huệ lại đem thuỷ quân vào cửa Cần Giờ tiến đánh Sài Côn thì liệu thế nào.

Nguyễn vương ngẫm nghĩ rồi đáp:

– Lời khanh rất có lý. Vậy ta phải làm sao?

Ngô Tùng Châu đáp:

– Thượng vương nên đóng quân phòng thủ Sài Côn rồi sai tướng đem binh đánh lấy Bình Thuận. Đó là thượng sách!

Nguyễn vương bèn quay sang hỏi các tướng:

– Ai có thể lãnh binh ra đánh Bình Thuận?

Lê Văn Quân bước ra nói:

– Thần xin đi!

Võ Tánh cũng bước ra thưa:

– Thần cũng xin đi!

Nguyễn vương hạ lệnh:

– Nay ta phong Lê Văn Quân làm chánh tướng, Võ Tánh làm phó tướng, hai người mau đem binh Bắc tiến. Trước là lấy đất Bình Thuận, sau là dò xét xem quân Tây Sơn của Nguyễn Nhạc mạnh hay yếu thế nào.

Lê Văn Quân bước đến lãnh lệnh, còn Võ Tánh chần chừ chưa chịu đi. Nguyễn vương hỏi đùa rằng:

– Võ Tánh còn muốn điều gì chăng. Hay là sợ xa quận chúa Ngọc Du?

Võ Tánh nghiêm trang đáp:

– Lê tướng quân tuổi cao sức yếu, nếu phong là chánh tướng e tướng sĩ không phục.

Lê Văn Quân giận lắm lớn giọng rằng:

– Ta tuy giá thật nhưng trí dũng có thừa. Nếu không như thế sao mới mấy năm trước đây ta bắt sống Võ Nhân ở thành Sài Côn rồi đem quân đuổi Võ Tánh và Đỗ Nhàn Trập bỏ thành Trường Đồn trốn về rừng Tam Phụ.

Nghe Lê Văn Quân nói xong Võ Tánh giận tái mặt nói chẳng ra lời. Nguyễn vương vội can:

– Hai tướng dừng tranh nhau nữa. Nay ta phân Võ Tánh và Lê Văn Quân mới người được lãnh một đạo quân thuỷ hoặc bộ. Ai chiếm được Bình Thuận trước sẽ được phong làm chánh tướng. Hai người có bằng lòng chăng.

Lê Văn Quân và Võ Tánh cùng thưa:

– Thần bằng lòng!

Nguyễn vương lại hỏi:

– Vậy ai lãnh quân thuỷ, ai lãnh quân bộ.

Võ Tánh đáp:

– Nay đang mùa gió Đông nam thổi mạnh, quá thuỷ tất sẽ tiến mau hơn. Lê tướng quân đã cao tuổi xin nhường người lãnh quân thuỷ.

Nói xong Võ Tánh lành binh phù quân bộ, còn Lê Văn Quân lành binh phù quân thuỷ rồi quay đi. Nguyễn vương gọi Lê Văn Quân lại hỏi:

– Lê tướng quân năm nay bao nhiêu tuổi rồi nhỉ.

Văn Quân đáp:

– Thưa đã ngoài sau mươi!

Nguyễn vương trìu mến hỏi:

– Lê tướng quân đã hơn mười năm theo phò ta qua bao gian khó hiểm nguy này đã răng long đầu bạc. Tóc khanh bạc ta đã thấy rồi, vậy còn răng đã long chua.

Văn Quân cảm động đáp:

– Thưa đã rụng mất vài chiếc.

Nguyễn vương bảo:

– Răng cứng thì mau gẫy, lưỡi mềm mới còn nguyên. Ta khuyên tướng quân đừng nên cứng cỏi quá.

Lê Văn Quân cúi đầu không đáp rồi lậy mà đi.

***

Bấy giờ trấn thủ Bình Thuận là tướng Tây Sơn tên Lê Trung. Hôm ấy quân do thám Tây Sơn về bảo với Lê Trung rằng:

– Thuỷ quân Nguyễn Gia Miêu do Lê Văn Quân thống lĩnh đã đổ bộ vào phía Đông thành, bộ quân do Võ Tánh chỉ huy đã tiến gần rừng Lá. Xin báo cùng tướng quân định liệu.

Lê Trung bên gọi còn là Lê Chất đến bảo:

– Ở phía Nam thành có một khu rừng Lá âm u hiểm trở, con hay đem một đạo binh đến phục ở rừng này chờ bộ quân Võ Tánh. Cha sẽ đem quân bỏ thành Bình Thuận lui về Diên Khánh.

Lê Chất hỏi:

– Thanh Bình Thuận nhỏ, tường không cao, hào không sâu, có phải cha định dùng kế “không thành”?

Lê Trung cười đáp:

– Con còn nhỏ mà đã làu thông binh pháp, cha thật chẳng lo gì nữa.

Nói rồi cha con chia nhau mà đi. Lê Văn Quân dẫn quân đến gần thành, bỗng thấy cửa thành mở toang, một viên tướng dẫn quân xông ra đánh nhau. Đánh được vài hiệp Lê Văn Quân gạt đao tướng ấy rồi hỏi:

– Ngươi có phải trấn thủ Bình Thuận là Lê Trung?

Tướng ấy gắng gượng đáp:

– Phải, ta chính là Lê Trung.

Văn Quân cười lớn nói:

– Ta nghe Lê Trung trí dũng song toàn, nay một biết là hữu danh vô thực.

Nói rồi vung đao mà chém, tướng ấy đánh không lại bèn quay ngựa chạy vào thành. Lê Văn Quân thúc quân đuổi theo. Quân Tây Sơn không kịp đóng cổng thành, quân Nguyễn Gia Miêu ồ ạt trấn vào. Văn Quân đuổi theo tướng ấy đến cửa Bắc thành, tướng ấy lại dẫn quân chạy ra ngoài thành. Lê Văn Quân gò ngựa lại nói:

– Trời đã tối rồi không thêm đuổi nữa. Ta và thành rồi báo tin thắng trận cho Thượng vương hãy xem Võ Tánh còn dám tranh quyền với ta chăng.

Đoạn Lê Văn Quân sai lính canh phòng cẩn mật rồi vào tướng phủ nghỉ ngơi. Hôm sau, trời vừa tờ mờ sáng lính canh vào đánh thức Lê Văn Quân dậy nói:

– Thưa tướng quân, giặc Tây Sơn đã bao vây bốn phía.

Văn Quân thất kinh lên mặt thành xem xét. Nhìn xuống thấy một viên đại tướng đầu đội kim khôi, mặc hồng bào, tay cầm đại đao ngồi trên bạch mã. Lê Văn Quân gọi vọng xuống hỏi:

– Lê Trung đã bị ta đánh chạy rồi. Tướng kia là ai mà dám đến chịu chết.

Tướng ấy vuốt chòm râu đen như mực cười lớn, nói:

– Lê Trung chính là ta đây. ngươi hôm quá đánh với người chỉ là một tên tiểu tướng của ta thôi. Lê Văn Quân, hôm này là ngày tận của ngươi sao còn chưa mở cửa ra hàng?

Văn Quân than thầm:

– Cũng do ta nôn nóng tranh công cùng Võ Tánh mà trúng kế “không thành” của Lê Trung.

Than xong Lê Văn Quân liền bảo lính sắp sẵn súng đạn cung tên, gỗ đã, nước sôi hễ quân Tây Sơn tấn công thì cố sức chống trả. Lê Trung trong thấy quân Nguyễn sửa soạn phòng thủ bèn cười lớn rằng:

– Ta không cần phải đánh ngươi, đừng phong để uổng công. Trước khi rút quân ta đã đem hết lương thực đi rồi. Vậy ta xem người sống được mấy ngày.

Lê Văn Quân giật mình gọi lính đi xem xét kho lương trong thành. Một lúc lính quay về báo:

– Quả nhiên Lê Trung dùng kế “không thành” nên đã đem lương thực đi trước rồi.

Lê Văn Quân thất kinh bảo tướng sĩ có sức chống giữ chờ quân cầu viện, đoạn gọi tuỳ tướng là Trần Kiến đến bảo:

– Nay ta bị giặc Tây Sơn vây khốn. Vậy ngươi có thế phá vây về báo cho bộ quân Võ Tánh đến cứu được chăng.

Trần Kiến đáp:

– Xin tướng quân chớ lo. Tôi quyết về gặp được Võ Tánh rồi mới chết.

Nói xong Kiến lên ngựa cầm giáo đem theo vài trăm quân mở cửa Nam thành xông ra. Quân Tây Sơn trong thấy liền kéo đến vây đánh. Quân Nguyễn thế cô lần lượt chết hết cả, một mình Trần Kiến tả xung hữu đột thoát ra khỏi trấn nhằm hướng Nam quất ngựa mà chạy. Vừa đến khu rừng Lá bỗng nghe tiếng quát lớn rằng:

– Tướng kia chớ chạy, có ta là Lê Chất đến đây.

Trần Kiến chẳng nói chẳng rằng vung đao đâm Lê Chất. Đánh nhau mới vài hiệp Kiến bị Lê Chất bắt sống. Chất hỏi Kiến:

– Ngươi một mình, một ngựa chạy đi đâu?

Kiến trừng mặt quát:

– Ta phá vây chạy về bảo bộ quân Võ Tánh đến cứu chủ ta là Lê Văn Quân ở thanh Bình Thuận. Nay bị người bắt được, muốn chém giết mặc lòng, cần gì mà hỏi lôi thôi.

Lê Chất hỏi:

– Có phải Võ Tánh là đệ nhất hùng trong Gia Định tam hùng đó chăng?

Kiến đáp:

– Nghe tiếng đệ nhất hùng trong Gia Định ta hùng người đã tháo mồ hôi chưa? Hãy mau giết ta đi nếu để ta thoát được bảo Võ Tánh đến đây ắt ngươi phải chết.

Lê Chất quay lại bảo quân:

– Mau cởi trói, cấp ngựa tha cho Trần Kiến đi.

Kiến được cởi trói ngạc nhiên hỏi:

– Vì sao người lại thả ta đi?

Chất đáp:

– Ngươi hãy về báo cùng Võ Tánh kéo quân để đây thử sức một phen.

Kiền mừng rỡ lên ngựa mà đi. Tả hữu hỏi Lê Chất:

– Sao tướng quân lại thả Trần Kiên về báo tin cho Võ Tánh?

Lê Chất cười đáp:

– Ta thả Trần Kiến là để bắt Võ Tánh vậy.

Đoạn Lê Chất bảo quân:

– Truyền lệnh ta toàn quân đến phục ở rừng Lá chờ Võ Tánh đến cứu Lê Văn Quân thì đổ ra đánh.

Phần Trần Kiến chạy qua khỏi rừng Lá được mấy mươi dặm thì gặp Võ Tánh kéo quân đến. Trần Kiến xuống ngựa quỳ thưa:

– Tướng quân Lê Văn Quân bị tướng Tây Sơn là Lê Trung dùng kế không thành vây ở thành Bình Thuận rất ngặt. Lê tướng quân sai tôi phá vây để cầu tướng quân kịp đem quân cầu viện.

Võ Tánh hỏi:

– Cha con Lê Trung, Lê Chất đều là dũng tướng của Tây Sơn. Ngươi đơn thân độc mã sao có thể thoát được vòng vây mà đến gặp ta. Hay người đã hàng Lê Trung rồi đến dụ ta vào ổ phục kích của giặc.

Trần Kiến khích Võ Tánh rằng:

– Xin tướng quân chớ khá nghi ngờ Nguyễn tôi bị Lê Chất bắt sống. Nguyên tôi định đi cầu cứu tướng quân, Lê Chất cười bảo: “Võ Tánh bất tài vô dụng mà cũng tự xưng là Đệ nhất hùng trong Gia Định tam hùng”. Rồi Chất tha tôi đi để báo cho tướng quân để đánh cho rõ thực hư.

Chẳng ngờ Võ Tánh quay lại bảo quân:

– Truyền lệnh ta dừng quân hạ trại.

Trần Kiến thất kinh hỏi:

– Nếu tướng quân không cứu thì chúa tôi nguy mất. Sao tướng quân chẳng chịu tiến binh.

Tánh đáp:

– Lê Chất thả người về khích ta, tất hẳn phục binh ở rừng Lá để đánh ta. Nếu ta tiến binh là và cho chết. Vậy người hãy kíp vào Sài Côn bão cho Thượng vương đem thuỷ binh ra cứu.

Trần Kiến nói rằng:

– Về Sài Côn cầu cứu tôi e nước xa không cứu được lửa gần. Giờ chỉ trông cậy vào tướng quân mà thôi.

Võ Tánh thoái thác rằng:

– Ta đem binh đến rừng Lá là vào chỗ chết, là không cứu được Lê Văn Quân. Ngươi về Sài Côn bảo Thượng vương sẽ sai tướng đường thuỷ thuận gió Đông Nam ra cứu như vậy có thể kịp.

Trần Kiến thấy Võ Tánh đã quyết bèn vội vàng lên ngựa bất kể ngày đêm chạy về Sài Côn báo tin cùng Nguyễn vương. Nguyễn vương họp các tướng đến hỏi:

– Võ Tánh biết Lê Chất phục binh ở rừng Lá nên không thể đem quân bộ đến cứu Lê Văn Quân. Trần Kiến về đây xin ta đem thuỷ binh ra cứu. Vậy ai có thể đi được?

Nguyễn Huỳnh Đức bước ra thưa:

– Thần và Nguyễn Văn Thành xin đến Bình Thuận cứu Lê Văn Quân.

Nguyễn vương mừng rỡ nói:

– Hai khanh đều là tướng trong Gia Định Tam hùng, hãy ra đánh một trận cho Lê Trung, Lê Chất biết tài.

Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Huỳnh Đức kéo quân đến Bình Thuận rồi đổ bộ lên bờ, chẳng dè Lê Trung phòng thủ kỹ càng, quân Nguyễn đánh mấy trận liền mà không thắng được. Nguyễn Văn Thành bảo Huỳnh Đức:

– Lê Trung tinh thông binh pháp, hắn đã cho quân án ngữ các nơi hiểm yếu ta không đành được. Phải tìm cách thông báo cho Lê lão tướng quân hẹn giờ mở của thành từ trong đánh ra, ta từ ngoài đán vào mới mong phá được vòng vây.

Trần Kiến bước ra thưa:

– Tôi xin liều mình vào thành báo cho chúa tôi được biết.

Nói rồi Trần Kiến lại cầm giáo lên ngựa xông vào thành. Vào đến gần thành Trần Kiến thương tích đầy mình. Biết sức đã cạn kiệt Trần Kiến bèn trương cung lắp tên bắn vào thành rồi liền bị quân Tây Sơn giết chết.

Lê Văn Quân trên mặt thành bắt được mũi tên thử của Trần Kiến với mở ra xem. Xem xong Lê Văn Quân khóc rằng:

– Võ Tánh không muốn cứu ta nên mới bắt Trả Kiến về Sài Côn cầu cứu. Thương thay Trần Kiến. Đáng giận thấy Võ Tánh!

Đoạn Lê Văn Quân đem toàn quân mở cửa cổng thành ra đánh, gặp Lê Trung đem quân chặn đường. Đánh một hồi quân Nguyễn chết trận gần hết mà Văn Quân vẫn chưa ra khỏi vòng vây. Trong cơn nguy khốn bỗng phía sau quân Tây Sơn hỗn loạn, Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành đem quân đánh tới. Lê Trung trông thấy bèn vung đao chỉ về phía tả, tiền quân Tây Sơn liền chỉnh đốn đội ngũ lui về phía tả. Lê Trung lại gio đao chỉ về phía hữu, hậu quân Tây Sơn chỉnh đốn đội ngũ lui về phía hữu. Nhờ Lê Trung hai lần giơ đao điều binh mà Văn Quân thoát được vòng kiêm toả ở của đao pháp Lê Trung. Văn Quân quất ngựa chạy khỏi vòng vây. Gặp Văn Thành và Huỳnh Đức, Lê Văn Quân bẽn lẽn nói:

– Cám ơn hai vị tướng quân đã cứu mạng. Vậy ta nên thừa thắng tiến đánh Lẻ Trung lấy thành Bình Thuận.

Nguyễn Huỳnh Đức can:

– Lê Trung dùng binh quy củ không dễ gì đánh được. Theo tôi ta nên rút quân về báo cùng Thượng vương là hơn.

Quân Nguyễn rút binh về Sài Côn. Ra mắt Nguyễn vương, Lê Văn Quân quỳ tâu:

– Thần phụng mệnh đem quân đánh Bình Thuận chẳng may thua trận làm nhục mệnh Thượng vương. Xin Thượng vương trị tội.

Nguyễn Vương vỗ án quát:

– Trước khi đi ta đã dặn dò ngươi đừng nên cứng cỏi quá. Ngươi chẳng nghe lời, tham tranh công không tự lượng sức làm chết hết mấy ngàn quân của ta. Tội thật đáng chết.

Lê Văn Quân bình thản đập đầu lậy thưa:

– Thần đã biết tội. Nhưng ba ngàn quân ta bị chết ở Bình Thuận không phải tội của một mình thần.

Nguyễn vương hỏi:

– Vậy con tội của ai.

Văn Quân đáp:

– Bộ tướng của thần là Trần Kiến phá vây chạy về báo tin cho Võ Tánh. Võ Tánh không đem quân đến cứu mà buộc Trần Kiến phải về Sài Côn báo tin. Bởi thế lâu ngày quân của thần ở trong thành phải ăn mỗi ngày một nửa khẩu phần của mình, thành ra khi gặp giặc đánh không nổi mà phải chết. Tội này Võ Tánh cũng có một phần!

Nguyễn vương xua tay bảo:

– Tạm cho ngươi lui về nghỉ, ta sẽ triệu hồi Võ Tánh về đầy hỏi cho ra lẽ. Nếu Võ Tánh thực có tội ta quyết chẳng tha.

Nói xong Nguyễn vương truyền bãi triều.

Đêm ấy vợ Võ Tánh là quận chúa Ngọc Du tìm đến Hoàng cung gặp Nguyễn vương. Ngọc Du hỏi:

– Nghe nói Hoàng huynh đình triệu hồi chồng em về bắt tội. Xin hỏi Hoàng huynh điều ấy có chăng?

Nguyễn vương cười đáp:

– Võ Tánh có công đem binh giúp ta lấy lại đất Gia Định, lại là tướng trẻ tài năng, Võ Tánh lại là em rể của ta, sao ta bắt tội Võ Tánh cho được. Em chớ quá lo!

Ngọc Du hỏi:

– Nhưng Lê Văn Quân cứ một mực đòi quy tội cho chống em, vậy Vương huynh liệu tính thế nào?

Nguyễn vương đáp:

– Lúc trước ở đảo Côn lôn ta đặt tên trái bần là trái thuỷ liễu, Lê Văn Quân bảo ta là tham sang phụ khó. Ở đảo Phú Quốc ta gửi hoảng tử Cảnh theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện, Lê Văn Quân bảo ta là bán nước cầu vinh. Rồi khi quân Tiêm La về giúp, nữ tặc Tây Sơn Bùi Thị Xuân bắn thư kẻ việc nó tha cho mẹ con ta ở cửa Hàm Luông để khích ta ra đánh, Lê Văn Quân lại bắt được thư ấy. Nếu tin này tiết lộ thật chẳng hay ho gì. Ta nhân lúc này trừ Văn Quân mới được.

– Nhưng Lê Văn Quân là công thần theo phò Vương huynh từ thuở long đong, nay lấy cớ gì trừ đi để khỏi mang tiếng với thiên hạ.

– Lê Văn Quân tính tình cứng cỏi; ta không bắt tội, nhưng có cách làm cho Lê Văn Quân phải chết.

Nói xong Nguyễn vương gọi sứ giả đến bảo:

– Ngươi hãy gọi Lê Văn Quân đến gặp ta.

Sứ giả đi một hồi rồi về báo:

– Thưa Thượng vương, Lê tướng quân lâm trọng bệnh không đi được, bảo hạ thần về thưa lại Thượng vương.

Nguyễn vương hỏi:

– Ngươi thấy Lê Văn Quân thần sắc thế nào?

Sứ giả đáp:

– Lê tướng quân thần sắc nhợt nhạt ắt là bệnh thật.

Nguyễn vương bảo:

– Ngươi hãy mang thư ta đến trao cho Lê Văn Quân, lấy ấn tín về đây cho ta.

Sứ giả vâng mệnh mang thư của Nguyễn vương trao cho Lê Văn Quân. Quân giở thư ra đọc, thư rằng:

“Nay ta định phong cho khanh làm Bình Bắc đại tướng quân đem binh đánh Tây Sơn, không ngờ khanh lại lâm trọng bệnh. Việc quân khẩn cấp, vậy khanh hay tạm trả ấn tín để ta sai tướng khác đánh giặc. Bao giờ khanh hết bệnh ta sẽ trả lại” .

Đọc thư xong Lê Văn Quân liền lấy ấn tín trao cho sứ giả rồi nói rằng:

– Phiền ngài về thưa cùng Thượng vương rằng: “Thỏ non dù còn nhưng chó săn đã già cũng nên giết thịt”. Thượng vương muốn ta chết thì ta xin chết vậy!

Nói rồi liền bưng chén thuộc độc mà uống. Uống vừa khỏi miệng Lê Văn Quân thổ huyệt chết ngay. Sứ giả về thuật lại việc Lê Văn Quân, Nguyễn vương bên sang ôm thây Lê Văn Quân khóc rằng:

– Lê lão tướng quân sao lại cố chấp đố tài như vậy, ta chỉ tạm mượn ấn tín mà thôi, nào có bạc đãi tướng quân bao giờ, sao lại nông nổi thế!

Các tướng thấy cảnh này đều bùi ngùi rơi lệ, rồi xúm lại khuyên can mãi Nguyễn vương mới thôi khóc, Nguyễn vương gạt nước mắt bảo:

– Truyền lệnh ta xuất công quỹ lo hậu sự cho Lê lão tướng quân theo lễ công hầu và lệnh các tướng sẽ đều phải để tang.

Việc hậu sự Lê Văn Quân xong, Ngô Tùng Châu đến gặp riêng Nguyễn vương nói:

– Thưa Thượng vương, dân trong thành đặt lời ca phản nghịch ạ.

Nguyễn vương hỏi:

– Thế nào là lời ca phản nghịch.

– Họ đặt thành câu ca rằng:

“Xin đừng được tướng bỏ quân

Hậu phò quên kẻ trước từng gian lao” .

– Hai câu ấy là ý thế nào?

– Câu trên ý nói được tướng mới, bỏ Lê Văn Quân đã từng gian lao theo phò Vương thượng. Hậu phò trong ca được ám chỉ Hậu Quân phò mã Võ Tánh đây à.

Nguyễn vương thở dài hỏi:

– Theo khanh ta nên đối phó thế nào.

Châu đáp:

– Ta nên tìm người đặt câu ca ấy trị tội để làm gương cho kẻ khác.

Nguyễn vương bảo:

– Ấy không phải là thượng sách.

Tùng Châu hỏi:

– Hạ thần ngu muội không nhìn xa thấy rộng. Xin hỏi Thượng vương thế nào mới là thượng sách?

Nguyễn vương hỏi lại Ngô Tùng Châu rằng:

– Khanh đọc truyện xưa, vua Tống là Triệu Khuông Dân lúc con long đong chạy nạn ngang qua nơi diễn tuồng hát. Hôm ấy tuồng hát diễn đoạn vua Đường là Lý Thế Dân bị Cáp Tô Văn rượt đuổi, rồi Uất Trì Cung sẽ ra cứu giá. Triệu Khuông Dân dừng lại xem tuồng hát, thấy Cáp Tô Văn đuổi Lý Thế Dân nguy cấp mà Uất Trì Cung mãi chẳng thấy ra. Tức Khuông Dân bèn nghĩ thầm rằng, nếu ta không cứu Ly Thế Dân thì lấy ai lập nền nhà Đường. Nghĩ rồi liền trương cung lắp tên nhằm tên kép hát đóng vai Cáp Tô Văn mà bắn. Tên kép hát trúng tên chết tươi. Vậy ta hỏi khanh theo khanh nên xử Triệu Khuôn Dân thế nào?

Ngô Tùng Châu đáp:

– Nếu là người thường tất phải xử đền mang. Những Triệu Khuông Dân có chân mệnh đế vương nên người đời sau đã không xét việc Triệu Khuông Dân giết người mà còn luận rằng tên kép hát kia tới số chết.

Nguyễn vương cười ha hả đáp:

– Ta cũng có chân mệnh để vương nên ở đảo Côn lôn ta cầu nước trời liền cho nước. Quân Tây Sơn vô đạo, trời nổi bão đánh chìm. Nay ta nhắc lại chân mệnh đế vương của ta có thần tiên theo giúp không còn ai nghĩ đến việc Lê Văn Quân tự vẫn nữa.

Ngô Tùng Châu hỏi:

– Thượng vương định nhắc lại việc ấy bằng cách gì?

Nguyễn vương đáp:

– Hoàng tử Cảnh và Bá Đa Lộc vừa từ Pháp về đem theo tàu đồng và súng lớn giúp cho ta. Ngươi ra còn có một vật có thể bay được trên trời gọi là khinh khí cầu. Nay ta cứ làm như vậy… như vậy… ắt việc phải thành.

Ngô Tùng Châu khen rằng:

– Thượng vương liệu việc như thần, thần xin bái phục.

Một ngày kia trời trong nắng ấm, Nguyễn vương đem theo vài mươi vệ sĩ đi dạo trong thành. Bỗng một đám mây trong như quá bóng từ trên trời sa xuống, dưới đám mây trong ấy có một vị tiên ông ngồi trong đèn lồng sắc mầu rực rỡ. Tiên ông từ lưng chừng trời cất tiếng như sấm rằng:

– Ngọc Hoàng giáng chỉ! Nước Hoàng giáng chỉ!

Nguyễn vương và bàn dân thiên hạ trông thấy thần tiên giáng thế hiện hiện giữa ban ngày thẩy đều rùng mình sởn ốc vội vàng quỳ xuống. Tiên ông đáp xuống đất phán rằng:

– Người nào tên là Nguyễn vương Phúc Ánh hãy theo ta lên trời nhận ấn kiếm của Ngọc Hoàng phong làm vua nước Nam.

Nguyễn vương bèn bước vào đèn lồng cạnh tiên ông, tức thì đám mây trong như quá bóng kia từ từ cất lên kéo theo đèn lồng có tiên ông và Nguyễn vương trong ấy bay lên cao, xa dần rồi mất hút. Dân chúng ngẩn ngờ nhìn theo rồi xì xầm bàn tán:

– Xưa nay chưa từng thấy điều như thế bao giờ. Nguyễn Vương thật là có chân mệnh đế vương!

Từ ấy thiên hạ xôn xao truyền nhau tin Nguyễn Vương được lên trời cùng thần tiên, không ai nhắc đến việc Lê Văn Quân tự vẫn nữa.

Bình luận
Ads Footer