PHẦN 2: KHAI THÁC NHỮNG GÌ TÀI GIỎI NHẤT TRONG BẠN
CHƯƠNG 7: Trở thành người bạn muốn
“Chuyện vô gia cư không đáng kể”, người bố giàu nói. Mà chính là con người mà con muốn trở thành. Cứ tiếp tục phấn đấu đi, con sẽ trở thành một con người khác. Nhưng nếu con bỏ cuộc, con cũng trở thành một con người khác nhưng không phải là người mà con muốn trở thành”.
NHỮNG THAY ĐỔI MÀ BẠN SẼ TRẢI QUA
Đối với những bạn đang xem xét thay đổi mục tiêu từ sự ổn đ̔ làm sang sự ổn định tài chánh, tất cả những gì mà tôi có thể tặng cho bạn chỉ là những lời khích lệ, động viên. Riêng đối với Kim và tôi, chúng tôi phải trải qua tình huống không nhà cửa, nỗi tuyệt vọng trước khi chúng tôi tìm lại sự can đảm để đi nốt con đường. Đó là con đường của chúng tôi, nhưng nó không nhất thiết là con đường mà bạn phải trải qua. Như tôi đã đề cập trước đây, có những hệ thống được vạch sẵn giúp cho bạn có thể đi qua cây cầu vượt sang thế giới bên phải của tứ đồ.
Vấn đề thực sự chính là những thay đổi nội tâm mà bạn phải trải qua để phấn đấu trở thành con người mà bạn mong muốn trong suốt quá trình. Quá trình ấy đối với một số người không khó khăn gì. Nhưng với nhiều người khác, quá trình ấy đầy những chông gai hiểm trở không thể vượt qua.
TIỀN BẠC LÀ THUỐC PHIỆN
Người bố giàu luôn nói với Mike và tôi, “Tiền bạc là thuốc phiện”.
Lý do chính khiến cho Người không chịu trả lương cho công việc chúng tôi làm là vì Người không muốn chúng tôi sẽ trở nên những con nghiện cho lối sống làm việc vì tiền “Nếu con nghiện tiền bạc”, Người nói, “sẽ rất khó khăn cho con chiến thắng được cơn nghiện đó”.
Khi tôi gọi cho Người từ California như một người lớn và xin tiền Người, Người vẫn không thay đổi cách mà Người đã bắt đầy dạy chúng tôi từ lúc chúng tôi chỉ là những đứa nhóc 9 tuổi. Không cho chúng tôi tiền như hồi chúng tôi còn nhỏ, và cho đến khi ấy Người cũng làm như thế. Người vẫn tiếp tục cách cư xử cứng rắn và hướng tôi xa dần l đam mê làm việc vì tiền.
Người gọi tiền là thuốc phiện bởi vì Người đã từng chứng kiến biết bao người hạnh phúc khi có tiền, nhưng lại trở nên chán nản buồn rầu khi trong túi không còn một cắc. Cũng giống như những người ghiền ma túy, họ đạt tới tình trạng hưng phấn khi tiêm thuốc, và trở nên bạo động, điên loạn khi không có nó.
“Hãy cẩn thận với sức mê hoặc của đồng tiền con ạ”, Người thường nói. “Một khi con quen nhận lấy nó, sự mê hoặc của tiền bạc sẽ khiến con kẹt dính mãi mãi vào thói quen con phải kiếm tiền”.
Nói cách khác, nếu bạn kiếm tiền như một người làm công, bạn sẽ có khuynh hướng ưa thích cách kiếm tiền đó. Nếu bạn từng kiếm tiền như người làm tư, sẽ rất khó phá vỡ sự cố chấp vào cách kiếm tiền đó. Còn nếu bạn quen với sự bao cấp của chính phủ, thói quen ấy cũng sẽ rất khó thay đổi được.
“Chướng ngại lớn nhất trong cuộc hành trình từ phía bên trái sang phía bên phải tứ đồ chính là sự cố chấp vào cách kiếm tiền mà con từng quen làm như vậy trước đây”. Người nói. “Đó không chỉ là một sự thay đổi thói quen, mà còn là sự cắt bỏ thói nghiện”.
Đó chính là lý do tại sao mà Người từng nhấn mạnh với chúng tôi là đừng bao giờ làm việc vì tiền. Người bắt chúng tôi phải học cho được cách tạo ra các hệ thống cho chính mình mà từ đó tiền bạc sẽ chảy vào túi chúng tôi.
CÁC KIỂU RẬP KHUÔN
Đối với hai vợ chồng tôi, chướng ngại lớn nhất cản trở chúng tôi trên con đường làm giàu ở nhóm C, chính là những thói quen, những nền móng giáo dục trong quá khứ cứ kềm hãm chúng tôi lại. Thật không dễ chịu chút nào khi những người bạn thân cứ tra hỏi chúng tôi, “Tại sao các bạn lại làm điều này? Tại sao anh chị không chịu đi kiếm việc làm?”.
Tình huống càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn khi chính một phần con người trong chúng tôi cứ muốn lôi kéo chúng tôi trở lại lối sống dựa dẫm và lệ thuộc vào những đồng lương nhận được đều đều mỗi tháng.
Người bố giàu đã giải thích cho Mike và tôi thế giới tiền bạc là một hệ thống vĩ đại và to lớn. Và chúng tôi chỉ là những cá nhân nhỏ bé đang học hỏi cách vận hành, hoạt động theo những kiểu, những khuôn nào đó trong hệ thống ấy. Chẳng hạn:
Người nhóm L làm việc cho hệ thống
Người nhóm T tự bản thân đã là hệ thống
Người nhóm C tạo ra, làm chủ hoặc kiểm soát hệ thống
Người nhóm Đ đầu tư tiền bạc vào hệ thống
Những kiểu, những khuôn mà người bố giàu muốn ám chỉ đến chính là những kiểu khuôn nằm ngay bên trong cơ thể, tư tưởng, suy nghĩ của chúng tôi mà những kiểu khuôn đó đã lôi kéo con người theo những khác nhau trên con đường tiền bạc.
“Khi một người cần tiền”, người bố giàu nói, “người nhóm L sẽ đi kiếm một công việc ngay mà không cần suy nghĩ, trong khi người nhóm T thường muốn tự mình kiếm tiền bằng chính công sức bản thân. Người nhóm C sẽ tạo ra hoặc mua lấy một hệ thống kinh doanh làm ra tiền, và người nhóm Đ thì tìm kiếm cơ hội đầu tư vào một tài sản tạo ra tiền”.
TẠI SAO LẠI KHÓ KHĂN KHI THAY ĐỔI MỘT KHUÔN MẪU
“Lý do tại sao thay đổi một nếp sống thường khó khăn”, người bố giàu nói, “là vì tiền bạc ngày nay đã trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống. Trong thời Nông nghiệp, tiền bạc không quan trọng đến như thế bởi vì đất đai có thể đem lại thức ăn, chỗ ở, củi lửa và nước sôi mà không cần tiền bạc. Một khi con người di cư vào những thành phố lớn trong thời đại Công nghiệp, tiền bạc bắt đầu chứng tỏ sức mạnh của nó đối với cuộc đời. Ngày nay, ngay cả nước uống cũng phải tốn tiền con ạ”.
Người bố giàu tiếp tục giải thích: Khi một người bắt đầu cuộc hành trình, chẳng hạn từ nhóm L vào nhóm T, một phần con người vốn đã quen với lối sống của nhóm L, hoặc nỗi sợ hãi sự thất bại, bắt đầu trỗi dậy và phản kháng. Hình ảnh đó chẳng khác nào như một người đang bị chìm trong dòng nước cố hớp hơi không khí để thở, hay như một người bị đói trong một thời gian dài sẽ cố tìm mọi thứ để ăn, sống sót.
“Chính cuộc chiến thầm lặng bên trong con người của con đã làm cho con đường trở nên khó khăn và phức tạp. Chính sự nổi loạn giữa con người cũ của con với con người mà con khao khát trở thành mối là mối phát sinh mọi vấn đề”, Người đã giải thích với tôi trên điện thoại. “Phần con người vẫn bám vào sự ổn định đang khiêu chiến với phần con người hướng tới sự tự do. Chỉ có con mới có thể quyết định dứt khoát bên nào thắng. Hoặc con sẽ xắn tay áo lên lao vào chuyện kinh doanh con muốn, hay là con sẽ thối lui và chui vào cái vỏ ổn định việc làm mãi mãi”.
HÃY NUÔI DƯỠNG LÒNG ĐAM MÊ CỦA BẠN
“Con có thực sự muốn tiến tới hay không?” người bố giàu hỏi.
“Con muốn chứ”, tôi vội vã trả lời.
“Thế con có quên những gì con đã tính trước hay chưa? Con có còn nhớ sự đam mê của mình và những gì đã khiến con kẹt vào tình huống khó khăn này ngay từ ban đầu hay không?” Người hỏi.
“Ồ”, tôi trả lời, hơi bị giật mình. Ừ nhỉ, tôi đã quên bẵng nó. Cho nên tôi cứ đứng lặng thinh bên trạm điện thoại, cố suy nghĩ điều gì đã khiến tôi lâm vào chuyện bê bối thế này.
“Ta biết con ạ”, Người nói như muốn làm vỡ tung màng nhĩ tai tôi. “Con quá lo lắng để tồn tại với nghề nghiệp chuyên môn của con hơn là cố nuôi dưỡng giấc mơ của con. Nỗi sợ trong con đã đè bẹp lòng khát khao đam mê của con. Cách tốt nhất là ráng giữ ngọn lửa ấy đừng tàn lụi trong tim mình con ạ. Hãy luôn nhớ những gì con đã hoạch định thì cuộc hành trình sẽ trở nên thoải mái dễ dàng. Còn nếu con cứ lo lắng về chính con, nỗi sợ trong con sẽ làm chủ và cai trị linh hồn con. Chính lòng đam mê mới xây nên những hệ thống kinh doanh, chứ không phải bằng sự sợ sệt đâu con. Con đã đi một đoạn khá xa. Con gần tới đích cho nên đừng quay lưng lại ngay bây giờ. Nhớ, hãy bám vào những mục tiêu con dự định, đừng bao giờ quên nó và đừng bao giờ làm tắt đi ngọn lửa cháy bỏng khát khao trong con. Con có thể bỏ cuộc bất cứ lúc nào cũng được, nhưng đâu nhất thiết ngay bây giờ phải không con?”.
Nói xong những câu ấy, người bố giàu đã chúc tôi may mắn rồi gác điện thoại.
Người nói đúng. Tôi đã quên bẵng đi mục tiêu dự định của cuộc hành trình của mình. Tôi đã quên giấc mơ của tôi, cho nên nỗi sợ cứ từng chút một chiếm cứ lấy linh hồn và trái tim của tôi.
Trước đây vài năm có một bộ phim nhan đề “Điệu nhảy chớp nhoáng”. Bài hát chủ đề trong phim có một câu tương tự như vậy, “Hãy dùng lòng đam mê của bạn để đạt được những gì bạn mong muốn”.
Tôi đã không nhớ lòng đam mê đó của mình. Giờ đây chính là lúc tôi phải sử dụng nó để thực hiện điều tôi mơ ước, còn không tôi cứ quay về nhà và để nó chìm vào quên lãng. Tôi đứng đó một hồi lâu, và chợt nghe bên tai những gì người bố giàu đã nói trên điện thoại. “Con có thể bỏ cuộc bất cứ lúc nào cũng được, nhưng đâu nhất thiết ngay bây giờ phải không con?”.
Tôi quyết định khoan bỏ cuộc cho đến khi tôi thực hiện được điều tôi mong muốn.
TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÁO VIÊN LÀM CHỦ HỆ THỐNG
Tôi vẫn đứng lặng yên bên trạm điện thoại sau khi chúng tôi đã gác máy. Nỗi s sự thất bại đang đánh gục tôi, tiêu diệt giấc mơ của tôi không thương tiếc. Giấc mơ của tôi là tạo ra một kiểu hệ thống giáo dục khác hẳn, một chương trình đào tạo cho những ai muốn trở thành chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư. Khi tôi đứng đó, dòng suy nghĩ đã lôi kéo tôi quay trở lại thời trung học của mình.
Khi tôi được 15 tuổi, một thầy hướng nghiệp đã hỏi tôi, “Em muốn làm gì khi lớn lên? Em có ý định trở thành giáo viên như bố của em không?”.
Tôi nhìn thẳng vào người thầy ấy và trả lời thẳng thắn, mạnh mẽ: “Em sẽ không bao giờ theo nghề giáo. Trở thành giáo viên sẽ là giải pháp lựa chọn sau chót của em”.
Không phải tôi không thích trường học, mà là tôi căm ghét. Tôi rất ghét bị buộc phải ngồi yên và lắng nghe ai đó. Nhất là tôi chẳng hề thích hay tôn trọng một môn học mà tôi không có hứng thú gì cả. Tôi cứ bồn chồn ngồi không yên, gây rối ở phía cuối lớp hoặc tìm cách cúp cua.
Cho nên khi người thầy hướng nghiệp hỏi tôi có dự định đi theo nghề nghiệp của bố tôi, tôi lập tức nhảy dựng lên ngay như đỉa phải vôi.
Lúc ấy tôi không biết lòng đam mê được tạo nên bằng sự thương yêu và căm ghét. Tôi thích học hỏi, nhưng tôi không ưa trường lớp. Tôi ghét cay ghét đắng bị buộc phải ngồi yên, bị người khác lập chương trình để tôi trở thành một thứ gì đó mà chính bản thân tôi không hề yêu thích bao giờ. Và tôi không phải là trường hợp cá biệt duy nhất.
NHỮNG CÂU NÓI DANH TIẾNG VỀ GIÁO DỤC
Winst Churchill đã từng nói: “Tôi luôn sẵn sàng học hỏi, nhưng tôi không hề thích lên lớp ngồi học”.
John Updike nói: “Những người sáng lập đi trước cứ tự cho rằng trẻ con sẽ là gánh nặng bất thường đối với cha mẹ của chúng, cho nên họ đã tạo ra một nhà tù được mệnh danh là trường học, được trang bị bằng những hình phạt tra tấn mà họ gọi là giáo dục”.
Norman Douglas nói: “Giáo dục là một nhà máy quốc doanh tạo ra những loa phóng thanh cho xã hội”.
H.I Menken nói: “Tôi tin rằng những ngày đi học là những ngày khổ sở nhất của đời người. Khoảng thời gian đó đầy ắp những công việc nhàm chán ngu ngốc, những nội quy lạ lùng, đáng bất mãn, và những vi phạm về tính hợp lý cũng như tính đứng đắn một cách thô bạo”.
Galileo nói: “Anh không thể dạy cho con người bất cứ điều gì, mà anh chỉ có thể giúp người ấy tự tìm ra chân lý”.
Mark Twain nói: “Tôi không bao giờ cho phép trường học can thiệp vào việc giáo dục của tôi”.
Elbert Einstein nói: “Đã có quá nhiều giáo dục rồi nhất là trong các trường học ở Mỹ”.
MÓN QUÀ CỦA NGƯỜI BỐ CÓ HỌC THỨC
Chia sẻ những câu nói này với tôi lại chính là người bố có học thức cao nhưng nghèo của tôi. Người cũng không ưa hệ thống trường học… mặc dù Người đã thành công trong nghề nghiệp ấy. Người trở thành thầy giáo bởi vì Người đã từng mong ước có thể thay đổi và cải tổ hệ thống già cỗi ấy, một hệ thống đã ra đời cách đây 300 năm và vẫn còn tồn tại. Thế nhưng Người đã bị chính hệ thống ấy nghiền nát. Người từng có lòng đam mê cố thay đổi guồng máy cũ kỹ, nhưng lại bị dồn đến chân tường. Trong guồng máy ấy vẫn có biết bao nhiêu người đổ tiền vào mà chẳng có ai muốn thay đổi nó cả… mặc dù đã có biết bao tranh luận về sự cần thiết cải tổ hệ thống đó.
Có lẽ vị thầy hướng nghiệp ấy đã tiên tri giùm tôi bởi vì trong nhiều năm sau này, tôi lại đi theo chính con đường mà bố ruột của tôi đã đi qua. Thế nhưng tôi không đi theo chính xác như những gì Người đã làm với hệ thống đó. Tôi cũng có khát khao đam mê ấy, nhưng đã tự tạo cho mình một hệ thống riêng. Và điều đó đã từng đẩy tôi lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Nỗi khát khao cháy bỏng của tôi là có thể tạo ra một hệ thống giáo dục nhằm đào tạo con người theo một cách khác hẳn.
Khi người bố có học thức biết hai vợ chồng tôi đang gặp khó khăn về tiền bạc, đang cố hết sức mình lập nên một hệ thống đào tạo của riêng mình, Người đã gởi tặng cho chúng tôi những câu nói khích lệ mà tôi ghi lại bên trên. Trên trang giấy chi chít những câu nói nổi tiếng ấy là hàng chữ thân thương do chính Người viết: “Các con hãy tiếp tục cố gắng. Bố”.
Chỉ mãi tới ló, tôi mới vỡ lẽ người bố ruột của tôi đã ghét cay ghét đắng guồng máy ấy đến mức nào bởi vì những gì nó đã đem lại cho các thế hệ trẻ. Thế nhưng sau cử chỉ khích lệ thương yêu ấy, mọi việc bắt đầu có ý nghĩa hơn. Lòng đam mê đang rào rạt trong tim tôi cũng chính là bầu nhiệt huyết của Người thời trai trẻ. Tôi đã tiếp lấy ngọn đuốc từ tay Người mà không hề hay biết. Bản chất con người tôi vẫn là một thầy giáo, mà đó có lẽ là lý do tại sao tôi lại không ưa guồng máy ấy đến mức như vậy.
Sau này, tôi chợt nhận ra rằng mình đã được “di truyền” từ cả hai người bố. Với người bố giàu, tôi đã được truyền những bí quyết trở thành một nhà đầu tư thực sự, trong khi với người bố có học thức cao tôi đã được nhận thấy nỗi đam mê dạy học. Với sự kết hợp đó, giờ đây tôi có thể làm được một điều gì đó đối với guồng máy giáo dục cũ kỹ. Tôi không hề có ý định mong muốn thay đổi hệ thống hiện tại. Thế nhưng, tôi đã có kiến thức, sự hiểu biết và trí khôn để tự xây dựng lấy cho mình một hệ thống.
BẮT ĐẦU GẶT HÁI TỪ NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HỎI
Trong nhiều năm, người bố giàu đã chăm chút tỉa tót cho tôi trở thành một người biết cách tạo ra những chuyện làm ăn và những hệ thống kinh doanh. Việc kinh doanh tôi tạo dựng nên vào năm 1977 là một doanh nghiệp sản xuất. Công ty chúng tôi là một trong những công ty tiên phong sản xuất những loại túi thể thao màu sắc tươi sáng, làm bằng nilông có khóa dán velcro[13]. Vào năm 1978, phong trào chạy bộ rất thịnh hành. Những người chạy bộ thường mang theo chìa khóa nhà, thậm chí cả tiền và thẻ chứng minh đề phòng trường hợp bị thương hay gặp tai nạn. Chính7;ng đó đã thúc đẩy tôi phát minh ra loại túi dán dưới giày này và đã tiếp thị chúng ra thị trường thế giới.
Thành công nhanh chóng của chúng tôi trở thành một hiện tượng, thế nhưng chẳng bao lâu sau sự đam mê đối với sản phẩm và việc kinh doanh trở nên phai nhạt dần. Nỗi đam mê đó càng tàn lụi nhanh khi công ty nhỏ bé của tôi bắt đầu gặp cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ kinh doanh nước ngoài. Những công ty đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông bắt đầu tung ra ào ạt những sản phẩm giống y hệt như của chúng tôi, và dần dần chiếm lĩnh thị trường mà chúng tôi đã ra sức xây dựng trước đây. Giá của họ rẻ đến mức chúng tôi không thể nào cạnh tranh lại. Những sản phẩm bán lẻ đó có chi phí sản xuất thấp hơn chúng tôi rất nhiều.
Doanh nghiệp nhỏ bé của tôi gặp phải một thử thách nghiệt ngã: tiếp tục chiến đấu hoặc gia nhập với những đối thủ ấy. Các đối tác nhận ra chúng tôi không thể tiếp tục cuộc chiến cạnh tranh gay gắt ấy. Những công ty chiếm lĩnh thị trường với những sản phẩm rẻ lại quá mạnh. Chúng tôi bỏ phiếu bầu, và cuối cùng quyết định gia nhập với họ.
Bi kịch nằm ở chỗ, để có thể sống còn trên thương trường, chúng tôi phải sa thải những nhân viên trung thành và cần mẫn. Điều đó đã xé nát trái tim tôi. Khi tôi có cơ hội tham quan những nhà máy mới mà chúng tôi đã ký hợp đồng sản xuất ở Hàn Quốc và Đài Loan, lòng tôi lại tan nát thêm. Những điều kiện môi trường mà các nhân công trẻ bị buộc làm việc trong đó thật quá phũ phàng và khắc nghiệt. Tôi đã chứng kiến 5 công nhân chen chúc bốc xếp hàng hóa trong một khoảng rộng mà nhà máy chúng tôi chỉ cho phép một công nhân làm việc. Lương tâm bắt đầu day dứt tôi không ngừng. Tôi cảm thấy xót xa không chỉ cho những công nhân mà chúng tôi sa thải ở Mỹ, mà cả những công nhân ngoại quốc đang làm việc cho chúng tôi.
Mặc dù chúng tôi giải quyết được vấn đề cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh nước ngoài và kiếm được nhiều tiền, trái tim tôi đã không còn hứng thú gì với việc kinh doanh nào nữa cả. Và chuyện làm ăn bắt đầu đi xuống từ đó. Mà làm sao công việc kinh doanh ấy còn hấp dẫn một khi nỗi đam mê trong tôi không còn nữa? Tôi không còn bao giờ muốn làm giàu trên sự bóc lột những người lao động được trả rẻ như bèo cho công sức mồ hôi nước mắt của họ. Tôi bắt đầu nghĩ đến việc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức làm chủ kinh doanh với mọi người, cứ không phải những kinh nghiệm khiến họ cứ trở thành những người làm công cực nhọc. Khi tôi được 32 tuổi, tôi đã bắt đầu đi theo nghề dạy học mà tôi không hay biết. Việc kinh doanh bị sa sút không phải vì không có các hệ thống vận hành hiệu quả, mà là vì thiếu một khát khao, một đam mê sôi sục. Lúc hai vợ chồng tôi bắt đầu xây dựng một hệ thống kinh doanh mới, công ty sản xuất loại túi khóa velcro hoàn toàn tan rã.
SA THẢI VIỆC LÀM ĐANG ĐẾN GẦN
Vào năm 1983, tôi được mời đến nói chuyện trong một lớp học MBA ở Đại học Hawaii. Tôi đã phát biểu quan điểm của mình về sự bảo đảm việc làm, và dĩ nhiên họ không ưa thích chút nào những gì tôi nói hôm đó. “Trong vài năm tới, nhiều người trong các bạn sẽ mất việc làm, hay sẽ bị ép phải làm việc ở mức lương càng ngày càng thấp, mà sự bảo đảm càng ngày càng phiêu lưu”.
Vì công việc buộc tôi phải đi khắp nơi trên thế giới, tôi đã nhận ra ngay sức mạnh liên kết khủng khiếp giữa lao động rẻ và các phát minh tiến bộ trong khoa học kỹ thuật. Tôi bắt đầu nhận thấy một người công nhân ở châu Á, châu Âu, nước Nga hay Nam Mỹ đang cạnh tranh với các nhân công Mỹ. Tôi biết ý tư̖ một đồng lương cao, công việc bảo đảm đối với người lao động hay những nhà quản lý trung lưu chỉ còn tồn tại trong quá khứ. Những công ty lớn sẽ tiến hành những cuộc cắt giảm, không chỉ số lượng nhân công mà cả mức lương phải trả để có thể cạnh tranh và tồn tại trên toàn cầu.
Tôi không bao giờ được Đại học Hawaii mời lại nói chuyện. Vài năm sau, từ “sa thải việc làm vì kinh doanh khó khăn” đã trở nên phổ biến. Cứ mỗi lần các công ty hợp lại với nhau, lực lượng lao động trở nên dư thừa, là sa thải nhân công sẽ xảy ra ngay. Cứ mỗi lần các chủ nhân công ty muốn làm hài lòng các cổ đông, họ liền sa thải nhân công. Và cứ mỗi lần có sa thải nhân công, tôi lại thấy những người ở hàng ngũ lãnh đạo mỗi lúc một giàu hơn, trong khi những người lao động bình thường bên dưới phải chịu trả một cái giá đầy đau đớn.
Cho nên mỗi lần tôi nghe một ai đó nói, “Tôi đang gởi con tôi vào một trường danh tiếng để nó có thể kiếm được một công việc lương cao, ổn định”, tôi không khỏi rùng mình. Chuẩn bị cho việc làm là một quan điểm tốt trong ngắn hặn, nhưng không đủ về lâu về dài. Tôi đã đặt chân lên con đường dạy học từng bước từng bước một, nhưng hoàn toàn chắc chắn.
HÃY XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG BẰNG SỰ ĐAM MÊ CỦA MÌNH
Mặc dù công ty của tôi chuyển mình và vượt qua được khó khăn, sự đam mê của tôi đã không còn nữa. Người bố giàu đã tóm tắt sự nản chí của tôi khi Người nói: “Những ngày học hỏi không còn nữa. Đã đến lúc phảihệ thống bằng chính sự đam mê của con. Đừng quan tâm đến công ty sản xuất đó nữa, mà hãy đi xây cho con thứ mà con biết chắc con sẽ phải tạo nên. Con đã học từ ta rất nhiều, nhưng con vẫn là con trai của người bố ruột của con, con à. Con và bố của con là những người đã trót mang nợ dạy học”.
Hai vợ chồng tôi thu xếp hành lý và dời đến California, nơi chúng tôi có thể học được những phương pháp giáo dục tiên tiến để chúng tôi tạo cho mình một chuyện kinh doanh bằng những phương pháp ấy. Trước khi chúng tôi có thể đưa chuyện kinh doanh của mình cất cánh, chúng tôi không còn một đồng trong túi và phải dọn ra ở ngoài đường. Tôi đã gọi cú điện thoại đó cho người bố giàu, Kim đứng bên cạnh tôi. Tôi cảm thấy giận với chính mình, và chính sự thắp lên ngọn lửa đam mê đang lụi tàn đó trong tôi đã thúc đẩy chúng tôi phấn đấu vượt qua thử thách khó khăn của cuộc hành trình.
Chẳng bao lâu sau, chúng tôi quay trở lại lập ra một doanh nghiệp cho mình. Đó là một công ty về lĩnh vực giáo dục, sử dụng những phương pháp dạy học hoàn toàn khác hẳn với hệ thống giáo dục máy móc. Thay vì yêu cầu các sinh viên phải ngồi yên ngoan ngoãn lắng nghe chúng tôi nói, chúng tôi đã khuyến khích người học chủ động tham gia các hoạt động trong lớp. Thay vì lên bục giảng và nói liên miên, chúng tôi sử dụng nhiều hình thức trò chơi. Thay vì các tiết học thường tẻ nhạt và buồn chán, chúng tôi yêu cầu các giáo viên đứng lớp phải hoạt bát, sôi động và vui vẻ. Thay vì mướn các giáo viên chuyên nghiệp, chúng tôi tìm kiếm những chủ doanh nghiệp thành công với các công ty do mình thành lập, và lên lớp sử dụng các phương pháp dạy học của chúng tôi. Thay vì cho điểm các sinh viên, nay các sinh viên sẽ cho điểm các giáo viên đứng lớp. Nếu một giáo viên đứng lớp bị đánh giá thấp, vị ấy hoặc là phải tham dự lại một khóa đào tạo sư phạm đặc biệt, còn không sẽ được nghỉ việc ngay.
Đối với chúng tôi, tuổi tác, học vấn, giới tính, h tín ngưỡng tôn giáo không phải là tiêu chuẩn yêu cầu. Những gì chúng tôi đòi hỏi ở người học chỉ là một khao khát thực sự được học hỏi, và được học hỏi nhanh chóng. Cuối cùng, chúng tôi có thể dạy môn kế toán chỉ trong vòng một ngày mà các trường thường dạy đến cả năm.
Mặc dù đối tượng của chúng tôi chủ yếu là người lớn, chúng tôi cũng có những sinh viên “nhí”, chỉ mới 16 tuổi, ngồi học bên cạnh những vị giám đốc 60 tuổi có học thức, có mức lương cao. Thay vì thi đua nhau trong từng bài tình hình, chúng tôi yêu cầu các sinh viên hợp tác với nhau thành từng nhóm. Sau đó, chúng tôi cho các nhóm thi đua với nhau trên cùng một bài thi. Chúng tôi không cho điểm mà chúng tôi buộc các nhóm học phải thi đua với nhau bằng tiền. Nhóm nào thắng cuộc sẽ được hưởng toàn bộ số tiền của nhóm khác. Sự thi đua, sự khao khát thành công như một tập thể đã trở nên cao độ không ngờ. Giáo viên đứng lớp không cần phải gây hứng khởi cho lớp. Người giáo viên đó phải biết rút lui ngay một khi sự thi đua giữa các nhóm bắt đầu. Những giờ thi thay vì yên lặng lại trở nên ồn ào, náo nhiệt với những tiếng la, tiếng hét, với những tràng cười sung sướng và cả những giọt nước mắt nghẹn ngào. Các sinh viên hoàn toàn hứng khởi với chuyện học hành. Họ bị việc học gây kích thích và hứng khởi, và họ lại càng khao khát được học hỏi thêm.
Chúng tôi chỉ tập trung dạy hai môn: nghệ thuật kinh doanh và đầu tư. Đó chính là những môn học của thế giới nhóm C và Đ trong tứ đồ. Những người khao khát được học hỏi những môn này theo phương pháp của chúng tôi đã ùn ùn gọi đến ghi danh. Chúng tôi chẳng quảng cáo gì cả. Mọi chuyện đều được đồn miệng từ tai người này đến tai người khác. Những sinh viên ghi danh học là những người muốn tạo ra công việc làm, chứ không phải là những người tìm kiếm việc làm.
Tối hôm ấy, khi tôi dứt khoát quyết định khoan bỏ cuộc bên trạm điện thoại, mọi việc chợt trở nên trôi chảy. đầy 5 năm, chúng tôi đã tạo ra được một công ty trị giá hàng triệu đô với 11 văn phòng đại diện ở khắp thế giới. Chúng tôi đã xây dựng một hệ thống giáo dục mới, và thị trường đã ưu ái đáp lại. Sự đam mê của chúng tôi đã khiến cho mọi thứ trở thành hiện thực, bởi vì chính lòng đam mê ấy và một hệ thống vận hành tốt đẹp đã vượt qua nỗi sợ và lối mòn suy nghĩ của con người.
MỘT NGƯỜI GIÁO VIÊN CÓ THỂ GIÀU
Cứ mỗi khi tôi nghe các giáo viên than phiền không được trả lương xứng đáng, tôi lại cảm thấy thương hại họ. Vấn đề mấu chốt ở chỗ họ chỉ là sản phẩm của chương trình nằm ngay bên trong hệ thống của họ. Họ coi nghề dạy học với con mắt của một người nhóm L, chứ không phải một người nhóm C hay Đ. Nên nhớ là bạn có thể trở thành bất cứ ai trong bất cứ nhóm nào trên tứ đồ bạn muốn… ngay cả nghề dạy học.
CHÚNG TA CÓ THỂ TRỞ THÀNH NHỮNG GÌ CHÚNG TA MONG MUỐN
Hầu hết chúng ta đều có khả năng thành công ở tất cả các nhóm, nếu chúng ta có một ý chí mạnh mẽ mong muốn đạt tới thành công đó. Cũng như người bố giàu đã nói: “Chính niềm đam mê mới tạo ra chuyện kinh doanh, chứ không phải nỗi sợ hãi”.
Khi thay đổi từ một nhóm này sang một nhóm khác, chúng ta thường bị cản trở bởi những điều kiện mà chúng ta đã quen trong quá khứ. Nhiều người trong số chúng ta lại xuất thân từ những gia đình nỗi sợ hãi là động cơ chính khiến những người ấy hành động theo cách này hay cách khác. Chẳng hạn:
“Con làm bài tập chưa? Nếu con không làm bài tập, con sẽ bị đuổi học và bạn bè sẽ chế nhạo con”.
“Nếu bạn cứ nhăn mặt hoài, khuôn mặt bạn riết rồi sẽ như thế”.
Và câu nói tiêu biểu nhất, “Nếu anh không lấy điểm cao, anh sẽ không tìm được một công việc an toàn, ổn định và có lương cao”.
Ngày hôm nay, có rất nhiều người đạt điểm cao ở trường, nhưng ngoài xã hội lại càng bớt dần đi những công việc an toàn, ổn định, hay có nhiều phúc lợi như kế hoạch về hưu. Cho nên nhiều người, kể cả những người học giỏi, cần phải “lo lấy chuyện của mình” chứ không phải cứ đi tìm kiếm một công việc mà họ thực sự chỉ là kẻ làm công cho người khác.
RỦI RO Ở PHÍA BÊN PHẢI
Tôi biết có nhiều người bạn vẫn đi tìm một công việc hay một vị trí ổn định. Vấn đề ở chỗ các kỹ thuật khoa học hiện đại ngày một tiến bộ ở mức nhanh hơn. Để có thể bắt kịp nhu cầu trong thị trường lao động, mỗi người cần phải thường xuyên tự đào tạo cho mình quen với những tiến bộ khoa học đó. Nếu như trước sau gì bạn cũng cần phải đi học lại, vậy tại sao bạn lại không bỏ ra chút ít thì giờ tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết cho các nhóm bên phải tứ đồ? Giá như mọi người có thể nhìn thấy những gì tôi đã thấy khi du lịch khắp thế giới, có lẽ họ sẽ không còn nhắm tới sự ổn định nữa. Đó chỉ là một ảo tưởng. Hãy học một điều gìà hãy hội nhập vào một thế giới dũng cảm mới. Đừng trốn tránh nữa.
Theo tôi, rủi ro cũng xảy đến với những người làm tư. Một khi họ bệnh, gặp tai nạn hay qua đời, nguồn thu nhập của họ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp ngay. Trong cuộc đời sau này, tôi đã gặp nhiều người làm tư cùng tuổi tôi bị những năm tháng làm việc cực nhọc bào mòn từ linh hồn đến thể xác. Khi một người càng chịu đựng mệt mỏi lâu chừng nào, người ấy sẽ dễ trở nên bất ổn và càng dễ gặp tai nạn chừng nấy.
BÊN PHẢI ỔN ĐỊNH VÀ AN TOÀN HƠN
Điều trớ trêu ở chỗ cuộc đời lại thực sự an toàn hơn ở phía bên phải. Chẳng hạn, nếu bạn có một hệ thống ổn định kiếm ra nhiều tiền mà không cần bỏ nhiều công sức làm việc, bạn sẽ không cần tìm việc, không cần phải lo lắng bị mất việc hay cũng không cần sống cực khổ dưới mức trung bình. Thay vì sinh hoạt ở mức tối thiểu, bạn có thể nâng cao mức sống của mình. Và nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn, chỉ việc khuếch trương mở rộng hệ thống và thuê mướn thêm nhân công.
Những người đầu tư ở trình độ cao không lo lắng đến chuyện thị trường lên xuống bởi vì bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình, họ đều có thể kiếm được tiền trong bất cứ trường hợp nào. Nếu có một cuộc khủng hoảng thị trường hay một cuộc suy thoái kinh tế trong vòng 30 năm tới, nhiều người thuộc thế hệ dân số bùng nổ sau cuộc chiến tranh thế giới thứ II sẽ hoang mang hoảng loạn, và sẽ mất gần như toàn bộ số tiền họ để dành cho tuổi về hưu. Nếu điều đó xảy ra khi họ về già, thay vì nghỉ hưu họ sẽ phải chạy đi tìm việc.
Cũng vì sợ bị mất tiền, những người đầu tư chuyên nghiệp đã tìm cách có mức rủi ro thấp nhất mà vẫn sinh lời ở mức cao nhất. Chính những người không biết gì nhiều về đầu tư mới là những người gặp rủi ro nhiều mà mức sinh lời vẫn ít ỏi. Riêng đối với tôi, mọi rủi ro đều tập trung ở phía bên trái tứ đồ.
TẠI SAO BÊN TRÁI LẠI RỦI RO HƠN
“Nếu con không thể đọc hiểu những con số, con đành phải nghe theo ý kiến của người khác”, người bố giàu nói. “Chẳng hạn như trong trường hợp mua nhà, bố của con chỉ biết mù quáng tin lời ngân hàng rằng căn nhà là tài sản”.
Cả Mike và tôi đều cảm nhận được sự nhấn mạnh của Người vào hai chữ “mù quáng”.
“Phần lớn mọi người ở phía bên trái thực sự không cần giỏi với những con số tài chánh. Thế nhưng một khi con muốn thành công ở phía bên phải tứ đồ, những con số ấy chính là cặp mắt của con. Các con số có thể giúp con nhìn thấy những gì mà người khác không thấy”, Người tiếp tục giải thích.
“Có phải giống như đôi thần nhãn của siêu nhân vậy không hở bố?” Mike hỏi.
Người bố giàu mỉm cười và gật đầu. “Giống con ạ. Khả năng đọc hiểu các con số, hiểu biết về những hệ thống tài chánh và kinh doanh sẽ giúp cho con có tầm nhìn mà một người bình thường không có”. Người đã có lần chế giễu sự ngu ngốc đó. “Có con mắt tài chánh sẽ làm giảm rủi roị mù quáng về tiền bạc chỉ làm tăng rủi ro. Nhưng con chỉ cần nhãn quan đó nếu con thực sự muốn hành động ở phía bên phải tứ đồ. Trong thực tế, những người ở phía bên trái chỉ suy nghĩ bằng câu bằng chữ. Nhưng để thành công ở phía bên phải tứ đồ, nhất là ở nhóm Đ, con phải suy nghĩ bằng con số chứ không phải bằng từ ngữ. Sẽ thực sự rủi ro cho một người đầu tư mà cách suy nghĩ của người ấy chủ yếu chỉ bằng từ ngữ”.
“Thế có phải bố cho rằng những người bên trái tứ đồ không cần hiểu biết các con số tài chánh?” Tôi hỏi.
“Điều đó đúng với hầu hết mọi người”, người bố giàu nói. “Một khi họ cảm thấy hài lòng và mãn nguyện với lối sống bó buộc trong nhóm L và T, những con số họ học được từ trường là quá đủ. Nhưng nếu họ muốn tồn tại ở bên phải, khả năng hiểu được các con số tài chánh và các hệ thống trở nên hết sức quan trọng. Nếu con muốn lập một doanh nghiệp nhỏ, con không cần phải nắm vững các con số. Nhưng nếu con muốn xây dựng một hệ thống kinh daonh rộng khắp toàn cầu, các con số chính là tất cả. Đó là lý do tại sao mà có quá nhiều công ty lớn được điều hành chỉ bởi những người đếm tiền”.
Người bố giàu tiếp tục bài học: “Nếu con muốn thành công ở phía bên phải, khi đụng đến tiền bạc, con cần phải biết cho được sự khác nhau giữa một ý kiến với một thực tế khách quan. Con không thể mù quáng tin theo những lời khuyên tiền bạc mà những người phía bên trái thường chạy theo. Con phải hiểu cho được các con số của con. Con phải biết đâu là một sự thực. Và chính những con số mới có thể cho biết sự thực”.
AI PHẢI TRẢ GIÁ ĐỂ NHẬN LẤY RỦI RO?
“Phía bên trái không chỉ rủi ro, mà những người ở trong đó cũng phải trả giá để nhận lấy rủi ro đó”, người bố giàu nói.
“Con không hiểu điều bố nói”, tôi hỏi. “Chẳng lẽ mọi người không trả giá cho rủi ro hay sao?”.
“Không đâu”, người bố giàu nói. “Không phải những người ở phía bên phải”.
“Có phải ý bố muốn nói là những người phía bên trái trả giá cho rủi ro trong khi những người phía bên phải được trả tiền để nhận lấy rủi ro”.
“Hoàn toàn chính xác con ạ”, người bố giàu mỉm cười nói. “Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa phía bên trái và phái bên phải. Đó cũng là lý do tại sao phía bên trái lại chứa đựng nhiều rủi ro hơn phía bên phải”.
“Bố có thể cho con một thí dụ được không?” Tôi hỏi.
“Được chứ”, Người nói. “Nếu con mua cổ phiếu của một công ty, ai sẽ là người nhận lấy rủi ro tài chánh? Con hay công ty”.
“Con đoán là con”, tôi nói, vẫn cảm thấy khó hiểu.
“Như vậy nếu ta là một công ty bảo hiểm y tế, ta nhận bảo hiểm sức khỏe, nhận lấy rủi ro về sức khỏe của con, vậy ta có trả tiền cho con không?”.
“Không”, tôi nói. “Nếu họ bảo hiểm sức khỏe cho con, và nếu họ chấp nhận phần rủi ro đó, con phải trả tiền cho họ”.
“Đúng vậy”, Người nói. “Ta chưa tìm thấy công ty bảo hiểm nào mà chịu nhận bảo hiểm các rủi ro tai nạn hay sức khỏe của con mà lại trả tiền cho con về việc gánh chịu đó. Nhưng đó chính là cách mà những người bên trái thường làm”.
“Điều đó thật khó hiểu”, Mike nói. “Con không thấy điều đó hợp lý chút nào”.
Người mỉm cười, “Một khi con hiểu rõ hơn về phía bên phải, con sẽ nhận thấy ngay sự khác nhau đó một cách rõ ràng. Hầu hết mọi người không biết có sự khác nhau đó. Họ cho mọi thứ đều rủi ro… mà vẫn trả giá cho nó. Thế nhưng nhiều năm tới đây, một khi các con có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm hơn về phía bên phải tứ đồ, tầm nhìn của con sẽ được mở rộng và các con sẽ thấy được những gì người khác không thấy. Con sẽ hiểu được tại sao việc đi tìm kiếm sự ổn định để tránh rủi ro lại là điều rủi ro nhất. Con sẽ phát triển cách nhìn về tiền bạc và không cần phải nghe theo ý kiến của người khác chỉ bởi vì họ làm nghề ngân hàng, làm môi giới chứng khoán, hay kế toán viên, v.v… Con có thể tìm thấy sự thực cho chính con và biết được sự khác nhau giữa một ý kiến và một thực tế khách quan tiền bạc”.
Ngày hôm đó thật tuyệt vời. Thực sự, đó là một trong những bài học quý giá mà tôi có thể nhớ được. Bài học đó quý giá bởi vì nó mở mang đầu óc tôi, giúp tôi nhận ra những điều mà mắt trần của tôi không nhìn thấy được.
CÁC CON SỐ LÀM GIẢM RỦI RO
Không có những bài học đơn giản đó của người bố giàu, có lẽ sẽ không đủ lòng đam mê xây dựng một hệ thống giáo dục mà tôi mơ ước. Nếu không có sự chú trọng nhấn mạnh của Người vào sự hiểu biết và độ chính xác vào những con số, tôi biếtđầu tư một cách khôn ngoan, ít rủi ro nhưng lại sinh lời cao đến như vậy. Tôi luôn nhớ lời Người nói một khi dự án của bạn càng lớn và bạn càng khao khát thành công chừng nào, bạn cần phải chính xác chừng nấy. Nếu bạn muốn làm giàu một cách chậm chạp, hay chỉ muốn làm việc suốt đời và để tiền bạc của mình cho người khác quản lý, thế thì bạn không cần sự chính xác để làm gì. Bạn càng muốn làm giàu nhanh, bạn cần phải có những con số chính xác.
Tin mừng là nhờ vào các tiến bộ kỹ thuật cũng như nhiều sản phẩm mới, ngày nay thật dễ dàng hơn rất nhiều khi học những khác nhau cần có để tự xây dựng cho bạn một hệ thống và phát triển sự hiểu biết về tài chánh của bạn.
BẠN CÓ THỂ LÀM GIÀU NHANH… NHƯNG ĐỪNG ĐI NGÕ TẮT
“Để giảm thuế, anh hãy mua ngôi nhà lớn hơn, vay nợ nhiều hơn nhưng anh sẽ được khấu trừ giảm thuế các khoản lãi suất đi vay đó”.
“Căn nhà nên là khoản đầu tư lớn nhất của bạn”.
“Tốt hơn hết là anh nên mua bây giờ bởi vì giá cả lúc nào cũng tăng lên cả”.
“Hãy làm giàu từ từ”.
“Hãy sống tằn tiện”.
Nếu bạn bỏ thì giờ học hỏi và nghiên cứu những môn học cần có ở phía bên phải tứ đồ, những câu nói đại loại như thế thật vô nghĩa. Chúng có thể có nghĩa với những người bên trái tứ đồ nhưng không phải với người ở phái bên phải. Bạn có thể làm gì bạn muốn, làm giàu nhanh và kiếm bao nhiêu tiền tùy bạn, nhưng bạn phải trả giá. Bạn có thể làm giàu nhanh đó, nhưng nên nhớ rằng không có lối tắt nào.
Quyển sách này không phải đưa ra những lời giải đáp. Quyển sách này chỉ xem xét những thách thức, những mục tiêu từ một quan điểm khác. Không phải quan điểm nào hay hơn, hợp lý hơn, mà điều chủ yếu là sẽ khôn ngoan hơn khi có nhiều quan điểm.
Khi đọc các chương kế, bạn sẽ bắt đầu có cơ hội nhìn về tài chánh, chuyện kinh doanh và cuộc đời từ một quan điểm khác.