NÊN sao chép, chia sẻ, KHÔNG NÊN thương mại hoá.

Dạy con làm giàu – Tập 2

Chương 11: Bước 1: Đã Đến Lúc Lo Chuyện Của Mình

Tác giả: Robert Kiyosaki - Sharon Lechter
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý
Ads Top

Bước 1: Đã đến lúc lo chuyện của mình

Bạn đã từng cực nhọc và giúp người khác giàu lên? Khi còn trẻ, hầu hết mọi người đều có chung một quan điểm được lập trình sẵn là lo chuyện của người khác và làm cho người khác giàu. Quá trình đó được bắt đầu một cách vô tư thể hiện qua những câu nói đại loại như:

1. Đi học và lấy điểm cao, để con có thể kiếm được một công việc an toàn, ổn định có mức lương cao và nhiều phúc lợi.

2. Hãy làm việc siêng năng để có thể mua được ngôi nhà ước mơ của mình. Sau cùng, thì ngôi nhà vẫn là tài sản của bạn và là khoản đầu tư quan trọng nhất.

3. Có nợ thế chấp không phải là điều xấu bởi vì chính phủ cho phép bạn được khai thác các khoản lãi suất vay trừ vào thu nhập của bạn.

4. Mua trước trả sau, Trả góp hàng tháng thấp và dễ dàng, hoặc Hãy vào đây mua đi, bạn sẽ tiết kiệm được tiền.

Những người thường nghe theo những lời khuyên trên mà không suy nghĩ thường là:

1. Người làm công, giúp cho chủ của mình giàu lên.

2. Con nợ, làm cho các ngân hàng và người cho vay giàu lên.

3. Người trả thuế, giúp cho chính phủ giàu lên.

4. Người tiêu dùng, giúp cho các doanh nghiệp khác giàu lên.

Thay vì tìm ra vòng  tài chánh riêng cho mình, họ lại đi giúp cho người khác tìm thấy nó. Thay vì lo chuyện của mình, họ làm việc suốt cả đời lo chuyện

Khi nghiên cứu bảng tóm tắt thu nhập và bảng cân đối tài chánh, bạn có thể dễ dàng nhận ra ngay chúng ta đã được lập trình từ rất sớm để lo chuyện của người khác, chứ không phải lo chuyện của mình.

Bảng tóm tắt thu nhập

Thu nhập

1. Bạn lo chuyện của chủ bạn

Chi phí

2. Bạn lo chuyện của chính phủ qua thuế. Đối với các chi phí khác, bạn lo chuyện của nhiều người khác.

 

Bảng cân đối tài chánh

Tài sản

3. Đây là chuyện của bạn

Nợ

4. Bạn lo chuyện của ngân hàng

 

HÀNH ĐỘNG

Trong lớp học của tôi, tôi thường yêu cầu các học viên điền vào các bảng tóm tắt tài chánh của mình. Đối với nhiều người, bảng tóm tắt tài chánh của họ không có vẻ khả quan gì mấy đã bị lạc lối do lo chuyện của người khác thay vì lo chuyện của mình.

1. BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA BẠN

Hãy điền vào bảng tóm tắt tài chánh cá nhân của bạn theo mẫu ở cuối chương này.

Để có thể xác định được nơi bạn muốn đạt tới cần phải biết bạn đang ở đâu. Đây là bước đi đầu tiên nhằm kiểm soát cuộc sống của bạn và dành nhiều thời gian hơn lo chuyện của mình.

2. LẬP RA CÁC MỤC TIÊU TÀI CHÁNH CHO MÌNH

Hãy đặt ra cho mình một mục tiêu tài chánh dài hạn mà bạn muốn đạt tới trong vòng 5 năm, hay một mục tiêu nhỏ hơn, ngắn hạn hơn mà bạn muốn đạt được trong vòng 1 năm. (Mục tiêu nhỏ hơn này chỉ là một cột mốc trong suốt cuộc hành trình của bạn đạt tới mục tiêu 5 năm). Nhớ là những mục tiêu bạn đặt ra phải thực tế và có thể đạt được.

A. Trong vòng một năm tới:

1. Tôi muốn giảm nợ của tôi xuống còn $………………….

2. Tôi muốn tăng nguồn tiền mặt từ các tài sản của mình, tức là nguồn thu nhập “thụ động” (Tức là nguồn thu nhập đem lại cho bạn mà bạn không cần phải bỏ sức lao động (LND)) lên $……………….. mỗi tháng.

B. Mục tiêu của tôi sau 5 năm là:

1. Tăng nguồn thu nhập “thụ động” lên $……………… mỗi tháng.

2. Đạt được những công cụ đầu tư sau đây trong cột tài sản của mình (chẳng hạn như địa ốc, cổ phiếu, việc kinh doanh, v.v…)

_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

C. Dùng mục tiêu của bạn trong 5 năm bên trên để thiết lập bảng tóm tắt tài chánh của bạn sau 5 năm.

Giờ đây bạn đã biết được mình đáng đứng ở vị trí tài chánh nào và đã thiết lập các mục tiêu, bạn cần phải kiểm soát lưu lượng tiền mặt của mình để có thể đạt được các mục tiêu đề ra đó.

 

Bình luận
Ads Footer