NÊN sao chép, chia sẻ, KHÔNG NÊN thương mại hoá.

Dạy con làm giàu – Tập 2

Chú Thích 

Tác giả: Robert Kiyosaki - Sharon Lechter
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý
Ads Top

[1]  Ở Mỹ, khi một cá nhân đi vay tiền ngân hàng để mua nhà, số tiền lãi phải trả cho ngân hàng được cho phép coi là khoản chi phí hợp lý khấu trừ vào thu nhập chịu thuế, do đó làm giảm thuế thu nhập cá nhân. (LND)

[2] thu nhập mang lại từ các tài sản đầu tư được gọi là “thu nhập thụ động” (passive income), dùng để phân biệt với thu nhập mang lại từ việc làm hay chuyện kinh doanh (earned income) (LND)

[3] Chẳng hạn như ở Úc, ngoài mức 8% bảo hiểm xã hội trích từ lương mà người lao động phải tham gia theo quy định của pháp luật, người lao động có thể chọn lựa trích từ lương một khoản đóng vào quỹ hưu trí cá nhânhính phủ hay của các công ty đầu tư. Những khoản này có thể làm miễn giảm thuế thu nhập cá nhân khi khai thuế hàng năm (LND).

 

[4] Chương trình phúc lợi này quy định bắt buộc bởi luật pháp. Ở Mỹ, gọi là Defined Contribution pension plan, ở Úc gọi là Superannuation, và ở nước ta gọi là Chương trình tham gia Bảo hiểm Xã hội. Riêng ở Việt Nam, Nhà nước quy định người sử dụng lao động phải đóng 15% lương và người lao động đóng 5% lương vào quỹ bảo hiểm xã hội. Điểm cần chú ý là những khoản bảo hiểm này không hề được tính lãi suất theo thời gian, nhưng không bị thuế thu nhập cá nhân. Trong khi đó, ở các nước phát triển khác, những khoản này được tính gộp lãi suất theo thời gian nhưng sẽ bị thuế thu nhập cá nhân vào thời điểm người lao động rút ra sau khi tới tuổi về hưu (LND)

[5] Thông thường, ở các nước phát triển khoản bảo hiểm hưu trí do pháp luật quy định thường được nộp vào một quỹ tài chánh nào đó do người lao động hay chủ lao động chọn lựa. Khác với ở Việt Nam là những khoản này phải nộp vào Quỹ BHXH của nhà nước (vì điều kiện nước ta chưa cho phép sự thành lập và hoạt động khả thi của các công ty đầu tư tài chánh), luật pháp ở các nước đó cho phép sự hoạt động của các quỹ tài chánh tư. Những quỹ tài chánh này lại đem những khoản đóng góp hưu trí đó đầu tư vào các thị trường tài chánh để sinh lời. Đặc biệt ở Mỹ, các công ty lớn hay áp dụng hình thức cổ phiếu của chnh công ty như khoản phúc lợi đóng góp hưu trí cho các nhân viên của mình. Trường hợp tập đoàn Enron của Mỹ bị sụp đổ gần đây càng cho thấy nguy cơ rủi ro của những chương trình hưu trí ấy. Dĩ nhiên, ở Việt Nam ngoài phần bảo hiểm xã hội bắt buộc theo luật lao động, người dân cn có thể tự mình chủ động tham gia vào các chương trình hưu trí tư như hình thức bảo hiểm nhân thọ đang phát triển ồ ạt gần đây của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Tuy nhiên, mức độ rủi ro khi tham gia các chương trình này hoàn toàn lệ thuộc vào tình hình hoạt động đầu tư của các công ty này trên thị trường tài chánh thế giới, và dĩ nhiên bạn vẫn có nguy cơ bị mất trắng nếu các công ty này sụp đổ. (LND)

[6] Một thuật ngữ chứng khoán chỉ có những cổ phiếu của các đại công ty hay tập đoàn lớn (LND)

[7] Cổ phiếu của tập đoàn hàng không Ansette (Úc) và tập đoàn năng lượng Enron (Mỹ) từng được liệt vào loại “blue chips”. Vào năm 2001, cả hai tập đoàn này đều bị phá sản (LND)

[8] Nếu tính từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1939, sự suy thoái kinh tế toàn cầu lớn nhất sau biến động 11-9-2001 ở Mỹ trùng vào chu kỳ kinh tế như được ước đoán (LND)

[9] Tạp chí hàng đầu thế giới về đầu tư, nhất là thị trường chứng khoán (LND).

[10]Tiếng Anh là “derivatives”. Đây là một hình thức đầu tư khá mới mẻ và tinh vi trên thị trường tài chánh hiện tại, được tạo ra từ sự kết hợp giữa các hình thức đầu tư khác như options hay futures. (LND)

[11] Tác giả chơi chữ ở đây. Nguyên văn “fine” is an acronym for Feeling Insecure Neurotic and Emotional (LND).

[12]  Tiếng Anh là: due diligence. Trong giới chuyên môn tài chánh và kế toán, thuật ngữ này rất thường dùng như một tiêu chuẩn đòi hỏi bắt buộc trong nghề nghiệp. Ở Mỹ và Anh, đã từng xảy ra vô số vụ kiện mà trong đó thân chủ thường kiện các chuyên gia với tội danh chuyên nghiệp là “không có sự cần cù cần thiết trong đạo đức nghề nghiệp” (LND).

[13] Khóa velcro là một loại khóa gồm hai dải bằng sợi nilông, một nhám một trơn, khi ép lại sẽ dính chặt nhau. Rất phổ biến với các loại túi áo quần, ví, giỏ xách thể thao, v.v… (LND).

[14]  Đây là một thuật ngữ chỉ cho cách quản lý cổ phiếu của một công ty. Tiếng Anh là “share split”. Chẳng hạn, công ty sẽ chẻ cổ phiếu 1 triệu phần có trị giá mặt 50 xu thành 5 triệu phần nhưng trị giá mặt chỉ có 10 xu. Quá trình này làm cho số lượng cổ phiếu tăng lên nhưng tổng trị giá tại thời điểm “chẻ” vẫn không thay đổi (LND)

[15]  Thuật ngữ là “junk bonk”. Đây là một hình thức giấy nợ do các công ty phát hành ra công chúng, có mức lãi cao nhưng rủi ro cũng không kém. Hình thức đầu tư này không có bảo đảm chắc chắn trên giá trị tài sản của các công ty (khác với trái phiếu do công ty phát hành) (LND).

[16]  Thuật ngữ là marginal lending”. Đây là một kỹ thuật vay mượn do các ngân hàng và các công ty tài chánh tạo ra. Số tiền vay mượn thêm sẽ căn cứ trên khoản lời chênh lệch từ số cổ phiếu bạn đang nắm giữ, thông thường khoảng 70% trên tổng số lời này. Nên nhớ, trong hình thức vay này, khoản tiền vay tính trên số lời chứ không phải giá trị cổ phiếu bạn đang nắm giữ. (LND).

[17] Trong trò chơi Cashflow, bạn phải thoát khỏi “vòng chuột” (rat race) để sang “vòng nhanh” (fast track race) bằng cách làm cho thu nhập “thụ động” của mình lớn hơn tổng chi phí.

Bình luận
Ads Footer