NÊN sao chép, chia sẻ, KHÔNG NÊN thương mại hoá.

Lắng Nghe Trong Gió

Quyển 4 – Chương 8

Tác giả: Mạch Gia
Chọn tập
Ads Top

Vâng, người già, kí ức cũng già, đầu lưỡi cũng già đi, máu trong thịt da cũng già, làm gì cũng không nhanh nhẹn như thời trẻ. Cô thấy người già có tệ không? Bước một bước lại nghỉ, đi một bước lại lùi nửa bước, rất phiền hà. Nhưng bản thân người già lại không cảm thấy có điều gì phiền hà, đúng vậy, họ không còn tài cán gì khác. Tôi tin, từ lâu mình đã là một người già, thành một người lôi thôi, cái gậy này là một ví dụ, nó chứng tỏ tôi già và lôi thôi, không rời nó, nó vừa thừa, lại là một cái chân của tôi. Tôi dựa vào nó để đi lại, ra phố, đề phòng bị ngã. Có lúc tôi dùng nó để đánh con chó xồ đến cắn, có thể ngoài phố không có nổi một con chó thật sự, nhưng tôi có thể như một con chó. Ôi, cô thấy đấy, tôi lại nói linh tinh rồi.

Hôm ấy là chủ nhật, tôi nhớ rất rõ, buổi sáng tôi ở nhà đọc mấy tờ báo của khu giải phóng và một tờ tạp chí có đóng dấu (đều bí mật chuyển đến), khiến tôi như được động viên, cổ vũ. Buổi trưa rất đẹp trời, vợ bảo tôi đưa hai đứa con đi công viên Hồng Sơn xem xiếc, tôi lấy cớ có việc bận, không đưa lũ trẻ đi chơi. Thật ra tôi không bận gì, chỉ muốn yên tĩnh, muốn ở nhà một mình, để cái cô đơn yêu quý vây bọc, để những cái bình thường say ngủ lúc này thức dậy (giống như tia nắng yếu ớt xao động trái tim tôi, khiến tôi trông thấy cái nhỏ nhất, nghe thấy âm thanh tĩnh nhất). Làm cái nghề chúng tôi, tĩnh tâm là điều quan trọng. Về sau, tôi ngồi dưới nắng, đưa mắt tiễn vợ con đi xa. Nắng đầu xuân ấm áp và dễ chịu nhảy múa trên người đám trẻ con, vợ tôi một tay dắt đứa con trai, một tay dắt đứa con gái rất tình cảm, ra dáng một người mẹ, một gia đình hạnh phúc. Lúc ấy tôi chợt nghĩ, cuộc chiến tranh này bao giờ kết thúc? Trong cái bồn chồn không yên vô cớ, tôi lặng lẽ đi về phòng, giở mấy trang báo khu giải phóng sáng nay để xem lại một lần nữa, tưởng chừng nó sẽ đem lại dũng khí cho tôi, khiến tôi yên lòng. Sự thật là thế, bởi những trang báo rất thân thiết nói với tôi: Trận chiến đã bắt đầu, chúng tôi đã nhận được sự phối hợp đầu tiên. Tôi vừa tiếp nhận sự động viên, cổ vũ nhiệt thành (đây là lần thứ hai), vừa với con mắt của người hạnh phúc nhìn về tương lai, tôi nghĩ quân đội của chúng ta sẽ sớm tấn công Nam Kinh, có thể chiến tranh sẽ nhanh chóng kết thúc.

Chừng hơn một tiếng đồng hồ sau, như có linh tính, mẹ của cô xuất hiện trước mắt tôi, tôi lập tức ý thức được rằng, nhất định có tin khẩn cấp gì đây, tôi đi xuống tầng dưới cài cửa cẩn thận. Quay lại, thấy mẹ cô nằm dài trên sofa, mắt hé mở, vẻ mặt mệt mỏi giống như người ốm. Tôi nghĩ, có thể đã có chuyện gì khiến mẹ cô sợ hãi, cho nên tâm lí mới căng thẳng như thế. Mẹ cô lắc đầu, thái độ không rõ ràng, tâm trí rối ren. Tôi lại hỏi:

“Sắc mặt cô tái nhợt rồi, người không khỏe à?”.

Lúc này mẹ cô mới ngước lên nhìn tôi, bỗng cất tiếng nói, giọng rất kiên cường: “Em có mang”.

“Có mang?”. Tôi như bị bỏng, bối rối nói: “Sao lại thế được?”.

“Sáng nay em đến bệnh viện rồi”. Mẹ cô lắc đầu: “Đúng vậy, đã hơn hai tháng”.

Tôi đi đi lại lại trong phòng, suy nghĩ và biết đấy là một tin không bình thường. Mẹ cô đến không phải báo cho tôi một tin mừng, theo một ý nghĩa nào đó, đây là chuyện khó xử, thử thách lí trí và tình cảm của chúng tôi. Không phải là quá khi nói cái sinh mệnh ấy đã đưa tay ra nắm lấy lương tâm chúng tôi, một tay khác nắm chặt lấy niềm tin của chiến sĩ ta, nó đặt cả hai cái chúng tôi vô cùng quý trọng vào một chỗ, đồng thời bắt chúng tôi phải lựa chọn một trong hai thứ đó một cách vô tình. Không nghi ngờ gì nữa, mỗi chiến sĩ của chúng ta rất sợ phải lựa chọn, sợ hơn cả cái chết. Cái chết đối với chúng tôi không đáng sợ, bởi từ lâu chúng tôi đã đặt sống chết ra ngoài suy nghĩ, mọi người vẫn thường nói thế và chúng tôi làm như thế.

“Anh ấy có biết không?”. Tôi hỏi.

“Ai?”.

“Đại Hải”. Đại Hải là tên gọi khác của Dương Phong Mậu.

“Anh ấy đi Mianma rồi”.

“Bao giờ về?”. Tôi nghĩ, tin này cần cho bố đứa trẻ biết trước.

“Không biết”. Mẹ cô nói: “Mới đi, có thể còn lâu”.

Tôi lại hỏi: “Lúc này đã ai biết?”.

Mẹ cô nói: “Chưa ai biết, chỉ có một mình anh”.

Tôi hỏi: “Cô dự tính thế nào?”.

Mẹ cô nói: “Theo anh?”.

Tôi nói: “Chuyện này chỉ có cô và tổ chức mới có quyền trả lời”.

Liền mấy hôm tôi chờ câu trả lời của mẹ cô. Tôi mong có cuộc họp, nhưng tôi và mẹ cô không có quyền triệu tập, chỉ có A hoặc người đại diện A mới có quyền triệu tập. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ là đồng chí A (anh Cả), nhưng mấy hôm ấy tôi bỗng muốn mình là A, để có quyền triệu tập cuộc họp Hồng lâu.

Một hôm tôi sang khu nhà của Trịnh Giới Dân để đưa văn bản, đi qua phòng làm việc của mẹ cô, tôi cố tình ho vài tiếng, thông báo cho mẹ cô tôi đã đến, nếu có chuyện gì thì tìm cách liên hệ. Hồi ấy chúng tôi có phương thức liên hệ hẹn nhau: Chỉ cần mẹ cô bói bài Tây cho ai đó ở sảnh lớn, đấy là tín hiệu cảnh báo có chuyện, phải chú ý nhận mật hiệu. Tôi không biết mẹ cô học được ở đâu thuật bói bài Tây, rất nổi tiếng, nói rất đúng, khắp Cục Bảo mật bảo mẹ cô bói còn đúng hơn Hòa thượng Thiên Giác ở đền thờ Khổng Tử. Nghe nói ngay cả Mao Nhân Phượng cũng kín đáo mời mẹ cô bói (chắc chắn đấy là kết quả khi bị Thời Quang mê hoặc). Chỉ cần mẹ cô xuất hiện ở những nơi nghỉ ngơi sẽ có người đến nhờ bói. Nhờ chuyện ấy mà mẹ cô kết thân với khá nhiều người, thu lượm được nhiều tin tức ngoài lề. Khi tôi ở văn phòng Trịnh Giới Dân ra, đi qua phòng nghỉ ở hành lang, trông thấy có mấy người ngồi quanh cái bàn với mẹ cô, tôi biết mẹ cô đang dùng cỗ bài để bói, thật ra là chờ tôi đi qua để phát tín hiệu. Tôi lập tức đứng vào chỗ đám đông, cố tình lên tiếng để mẹ cô biết. Sau đấy, mẹ cô phe phẩy mấy quân bài, góc mấy quân bài hiện lên ba chữ JQK giống với tín hiệu điện đài báo cho đối phương biết để nhận điện. Tiếp theo, sẽ xuất hiện mấy quân bài có chữ số (tức JQK không có nội dung, có thể tùy ý) tôi nhớ nội dung, về phòng chuyển những con số đó thành số chẵn đổi thành số lẻ theo minh mã quốc tế để phiên dịch ra nội dung. Do chỉ có thể ghi nhớ, nên nội dung thông báo rất ngắn gọn, chỉ vài chữ với một nhóm từ.

Hôm ấy nội dung mẹ cô thông báo cho tôi là: Dập lửa mong muốn. Ý mẹ cô bảo với tôi, đã quyết định bỏ cái thai. Nhưng ai đã quyết định cho mẹ cô? Bố đứa bé biết không? Lẽ nào nhất định phải như thế? Nói thật, lúc bấy giờ tôi suy nghĩ rất nhiều, thậm chí nghĩ đến quyết định của mẹ cô bỏ đứa bé ấy đi, tôi lại muốn khuyên mẹ cô cứ sinh. Có thể mẹ cô sẽ đưa ra quyết định ngược lại, có thể tôi sẽ có nguyện vọng ngược lại. Không còn cách nào khác, có những việc không biết đáp án thế nào là đúng, nên không thể thỏa mãn với bất cứ đáp án nào.

Hai hôm sau, chúng tôi lại gặp nhau trong vũ hội, không biết xuất phát từ đồng tình hay là sự quan tâm, hoặc từ tâm lí trách nhiệm với một sinh mệnh, tôi rất ngu xuẩn đề xuất một chuyện đau đớn, yêu cầu mẹ cô nghĩ lại, không nên quá kích động, tôi còn nói đến chuyện chiến tranh sắp kết thúc, như vậy có thể giữ đứa bé lại.

Tôi chưa nói xong thì người mẹ cô bỗng run lên, một giọt nước mắt lặng lẽ rơi xuống áo tôi. Một lúc sau, mẹ cô bảo, đấy không phải là quyết định của mẹ cô, mẹ cô đã liên hệ với tổ chức, chính A ra lệnh, mẹ cô phải bỏ ngay đứa bé.

Anh A?

Anh A?

Ngay lúc ấy, không thể cưỡng lại, tôi rất căm giận cái khuôn mặt dã man ngang ngược của A. Trong lúc bất mãn và bất an, tôi nghĩ, đồng chí Anh Cả này thật giống với Mao Nhân Phượng, lạnh lùng vô tình! Tôi hiểu điều gì khiến anh ta trở nên lạnh lùng, vô tình. Nhưng lúc bấy giờ tôi không thể nào lí giải nổi, vì đau khổ của một người – cho đến nay tôi vẫn nhớ mẹ cô nói câu ấy với vẻ cam chịu và đau khổ – khiến tôi mất lí trí. Tối hôm ấy, lần đầu tiên tôi mất thiện cảm với tổ chức và đồng chí A bí ẩn.

Nhưng một tuần lễ sau, lời trách móc nặng nề kia lại giày vò chính tôi.

Chọn tập
Bình luận
Ads Footer