NÊN sao chép, chia sẻ, KHÔNG NÊN thương mại hoá.

Tư Duy Như Một Hệ Thống

Tối Thứ Sáu

Tác giả: David Bohm
Thể loại: Triết Học
Ads Top

David Bohm: Tại cuộc hội thảo này ta có đông người tham dự hơn những lần hước, trong đó có nhiều người hôm nay mói đến lần đầu. Tôi sẽ cố gắng không lặp lại quá nhiều, nhưng ta vẫn phải rà xét lại một vài vấn đề cũ, và hi vọng sẽ có thêm một số tư liệu mới.

Những cuộc họp mặt như thế này nhằm đề cập đến vấn đề về tư duy và việc nó đã và đang đóng vai trò gì trong thế giới này.

Xin nhắc qua một chút, tất cả chúng ta đều biết rằng thế giới hiện đang ở trong tình cảnh khốn khó, mà về cơ bản nó cũng đã như thế từ lâu rồi; và nay lại đang xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng hên khắp thế giới. Có một thực tế là chủ nghĩa dân tộc đang có mặt ở mọi nơi. Mọi người dường như có đủ thứ để hằn thù, từ hằn thù tôn giáo đến hằn thù sắc tộc,, và v.v. Có cả cuộc khủng hoảng về sinh thái, lúc tạm lắng, lúc rộ lên, và có cả cuộc khủng hoảng về kinh tế đang liên tục phát triển. Con người hình như không thể ngồi lại với nhau để đối phó với những vấn đề chung, như vấn đề về sinh thái và về kinh tế. Mọi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau; ấy thế mà hình như càng phụ thuộc vào nhau thì chúng ta lại càng tách nhau ra thành những nhóm nhỏ không ưa gì nhau và có xu thế đánh chém lẫn nhau, giết chóc lẫn nhau, hay ít nhất thì cũng không chịu hợp tác với nhau.

Do đó, người ta bắt đầu phải tự hỏi rằng điều gí rồi sẽ xảy ra với loài người. Công nghệ thì vẫn tiến lên phía trước với sức mạnh ngày càng lớn, cả vì mục đích tốt lành lẫn vì mục đích huỷ diệt. Và dường như nguy cơ huỷ diệt này luôn tồn tại. Cuộc chạy đua Đông-Tây vừa được giải toả phần nào thì những cuộc xung đột khác lại bùng lên chỗ này chỗ kia. Và chắc chắn sau này sẽ còn xảy ra những cuộc xung đột khác nữa, và cứ thế tiếp diễn. Chuyện này phần nào có tính cố hữu của địa phương; nó chẳng phải là cái gì đó thảng hoặc mới xảy ra. Đây là tình trạng chung.

Tôi nghĩ tất cả chúng ta đã quen với tình hình này. Còn với tiến bộ công nghệ thì có khả năng là, chẳng bao lâu nữa bom hạt nhân sẽ nằm trong tay của các nhà độc tài đủ mọi hạng, ngay cả ở những nước tương đối nhỏ. Rồi còn vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, và các loại vũ khí khác nữa bây giờ còn chưa được sáng chế ra nhưng rồi nhất định sẽ có. Và khi đó kinh tế là cái cần phải được cân nhắc. Hoặc là chúng ta rơi vào suy thoái, vậy thì sẽ bảo toàn được hệ sinh thái, hoặc là tăng hưởng bùng phát, vậy thì trước mắt sẽ khiến chúng ta hài lòng, nhưng dần dà rồi môi trường sinh thái cũng sẽ tan hoang. Tôi muốn nói rằng chúng ta càng giàu lên nhanh bao nhiêu thì lại càng nhanh chóng tạo ra tất cả những vấn đề tệ hại khác bấy nhiêu.

Dường như dù bạn có quay sang hướng nào đi nữa, cũng không thật sự giải quyết được vấn đề. Tại sao? Có lối thoát nào không? Bạn có thể tưởng tượng rằng một trăm năm nữa, hai trăm năm nữa hay năm trăm năm nữa, cứ tình trạng này thì rồi sẽ không dẫn đến một thảm họa khủng khiếp cho môi trường sinh thái hay những loại thảm họa khác sao? Không chừng sẽ có thêm nhiều cuộc chiến tranh nữa xảy ra, ai mà biết được?

Con người vẫn đang xử lí chuyện này theo lối phân vụn các vấn đề – bằng cách nhìn vào những triệu chứng rồi nói rằng chúng ta cần phải giải quyết vấn đề này hoặc vấn đề kia, vấn đề nọ. Nhưng có cái gì đó sâu xa hơn mà con người cho đến nay chưa xem xét đến, đó là việc người ta thường xuyên làm nảy sinh các vấn đề như vậy. Chúng ta có thể xem điều này tương tự như một dòng suối, ở đầu nguồn thì mọi người xả đầy xú uế ô nhiễm xuống, đồng thời lại cố gắng vớt chúng lên ở cuối nguồn. Nhưng biết đâu trong khi vớt lên như thế họ lại đổ thêm vào dòng suối đủ loại rác rưởi ô nhiễm khác.

Tất cả những rắc rối ấy có nguồn gốc từ đâu? Đó chính là điều ta đề cập đến trong các cuộc đối thoại suốt mấy năm nay. Tôi luôn nói rằng nguồn gốc này về cơ bản nằm trong tu duy. Nhiều người có thể cho rằng tuyên bố như vậy là điên rồ, bải vì tư duy chính là cái chúng ta có và dùng nó để giải quyết các vấn đề của mình. Đó là một phần trong truyền thống của chúng ta. Tuy nhiên, có vẻ như cái ta dùng để giải quyết các vấn đề của mình lại cũng chính là nguồn gốc sinh ra các vấn đề ấy. Nó giống như bạn đến bác sĩ nhưng lại để cho ông ta làm cho bạn mắc bệnh thêm. Trong thực tế, 20% các ca khám chữa bệnh của chúng ta hình như có chuyện đó thật. Nhưng toong trường hợp tư duy, thì nó vượt xa 20%.

Tôi vẫn nói rằng lí do khiến chúng ta không nhìn ra nguồn gốc các vấn đề của mình nằm ở chỗ nguồn gốc đó lại chính là những phương tiện mà ta dùng để cố gắng giải quyết vấn đề. Điều này có thể lạ lùng với những ai mới nghe lần đầu, bởi vì toàn bộ nền văn hóa của chúng ta luôn kiêu hãnh về tư duy, xem đó như thành tựu cao nhất của mình. Tôi không có ý nói những thành tựu của tư duy là không đáng kể; có nhiều thành tựu vĩ đại toong công nghệ, toong văn hóa và nhiều lĩnh vực. Nhưng ở một phương diện khác, nó lại đang dẫn chúng ta đến chỗ suy vi, và chúng ta cần xem xét kĩ điều này.

Bây giờ tôi sẽ cố gắng nói xem tư duy có điều gì không ổn. Tôi sẽ chỉ nói vắn tắt, rồi ta có thể bắt đầu thảo luận về nó, nếu quý vị muốn. Một trong những trục trặc dễ thấy nhất của tư duy là sự phân mảnh [8]. Tư duy đang bẻ vỡ mọi thừ thành những mảnh nhỏ mà lẽ ra không nên làm như thế, ta có thể thấy điều nầy vẫn đang tiếp diễn. Ta tháy thế giới đã bị bẻ vỡ ra thành các quốc gia- càng ngày càng nhiều quốc gia. Nước Nga vừa mới ra khỏi chủ nghĩa Cộng sản thì đã nhanh chóng vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ không còn ai đủ sức quản lí, và các quốc gia đó bắt đầu đánh lẫn nhau. Đó là một mối lo, và là mối lo của cả toàn thế giới. Trên khắp toàn cầu đã xuất hiện nhiều quốc gia mới. Tong thế chiến II, chủ nghĩa dân tộc đã phát triển ở Latvia , Lithuania và Estonia. Họ nói rằng ” Trả Lithuania cho người Lithuania, trả Latvia cho người Latvia, trả Armenia cho người Armenia” v..v.

Chủ nghĩa dân tộc đã bẻ vỡ mọi thứ, trong lúc thế giới thì vẫn chỉ là một. Công nghệ càng phát triển, con người càng phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng con người cố chấp cho là không phải thế. Họ bảo nước nào cũng có chủ quyền quốc gia, thích làm gì thì làm. Tuy nhiên nó đâu có làm như vậy được. Nước Mĩ không thể nào thích làm gí thi làm, bởi vì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các nước khác về đủ mọi mặt – phụ thuộc Trung Đông về dầu lửa, và có vẻ như phụ thuộc Nhật Bản về tiền tệ. Và rõ ràng Nhật Bản cũng không thể thích làm gì thì làm. Đó chỉ là một vài ví dụ.

Đối với mọi người, dường nhu không dễ gì chấp nhận một cách nghiêm túc cái sự thật giản đơn về tác động của sự phân mảnh. Các quốc gia đánh chém lẫn nhau và người ta giết chóc lẫn nhau. Người ta bảo bạn phải hi sinh tất cả vì Tổ quốc. Hay bạn phải hi sinh tất cả để bảo vệ những sự khác biệt về tôn giáo của mình. Mọi người tự phân rẽ ra thành những nhóm tôn giáo. Họ phân rẽ ra thành những nhóm sắc tộc và bảo điều đó là tối hệ họng. Trong lòng mỗi quốc gia có nhiều sự chia rẽ. Mọi người bị phân chia ra thành mọi kiểu tầng lớp và mọi kiểu nhóm quyền lợi. Sự phân chia này còn xuống tới cấp gia đình, trong nội bộ các gia đinh và còn tiếp nữa. Lẽ ra con người phải gắn kết lại với nhau, nhưng xem ra họ không thể làm được điều đó.

Bạn có thể thấy rằng chính tư duy đã xác lập nên các quốc gia. Biên giới quốc gia cũng là do tư duy tạo tác mà ra. Nếu bạn đi đến tận cùng của một quốc gia thì ở đó nào có gì bảo bạn là có một biên giới đâu, trừ phi có người dựng lên một bức tường thành hay cái gì đại loại như vậy. Nó vẫn là mảnh đất ấy; dân chúng thường khi cũng không mấy khác nhau. Nhưng sao cái bên này với bên kia lại hệ trọng đến thế. Chính tư duy đã “làm ra như vậy”.

Tôi được biết phần lớn các quốc gia Trung Đông là do không người Anh thì người Pháp dựng lên, rồi chính giới quan chức của họ đã vạch ra các giới tuyến để xác định biên giới của nước này, nước kia, nước nọ. Và rồi có các nước ấy. Ấy thế là họ lại phải chém giết lẫn nhau.

Nói cách khác, cái chúng ta đang làm là thiết lập những biên giới nơi mà thật ra có một mối giao kết mật thiết – sự phân mảnh tỏ ra không ổn chính ở chỗ đó. Và cùng lúc ấy, chúng ta lại cố thiết lập sự thống nhất ở nơi không hề có sự thống nhất hoặc chẳng có là bao. Chúng ta nói rằng ở bên trong biên giới, tất cả là một khối. Nhưng hãy nhìn các phe nhóm mà coi, họ thực sự đâu có là một. Bên trong biên giới họ cũng đang đánh chém lẫn nhau chẳng khác gì với bên ngoài.

Ta cũng có thể ngẫm về các nhóm chuyến nghề. Trong khoa học chẳng hạn, từng chuyên ngành nhỏ đều được phân mảnh, xuất phát từ từng chuyên ngành nhỏ khác nữa. Mọi người khó mà biết được điều gí đang diễn ra ở một lĩnh vực chỉ hơi khác đi một chút. Và mọi việc cứ thế tiếp diễn. Tri thức bị phân mảnh. Mọi thứ đều bị bẻ vụn.

Vậy là ta đang có một sự phân chia giả tạo và một sự thống nhất cũng giả tạo nốt. Tư duy luôn làm cứ như bên ngoài là sự phân chia rạch ròi còn mọi thứ bên trong đều thống nhất, trong khi thực tế không phải như vậy. Đây là một cách suy nghĩ theo kiểu hư cấu. Nhưng việc tiếp tục suy nghĩ theo lối hư cấu này hình như rất quan trọng, quan trọng đến nỗi người ta lờ đi một sự thật là cách suy nghĩ đó sai, và một sự thật là nó không hợp lí chút nào.

Điều này xem ra có vẻ trái khoáy. Tại sao mọi người lại cứ phải làm một việc trái khoáy như vậy chứ? Nghĩ cho cùng thì việc đó nhẹ ra cũng là phi lí tính, không khéo lại còn điên rồ. Những chuyện nhỏ nhặt như vậy lại đẻ ra quá nhiều rắc rối, thậm chí có cơ ngăn cản sự sống còn của chúng ta.

Một khó khăn chung nữa đối với tư duy, đó là, tư duy vốn rất năng động, nó tham gia vào mọi chuyện. Và rồi bản thân sự phân mảnh cũng là một triệu chứng của cái khó khăn chung được gộp thêm vào đó. Tư duy lúc nào cũng làm rất nhiều thứ, nhưng lại có chiều hướng bảo rằng nó chẳng làm gì cả, rằng nó chỉ nói cho bạn biết mọi việc là như thế nào mà thôi. Nhưng tư duy tác động đến mọi thứ. Nó đã tạo ra mọi thứ mà ta nhìn thấy trong ngôi nhà này. Nó đã tác động đến toàn bộ cây cối, nó đã tác động đến núi non, đến đồng bằng, đến các trang hại và các nhà máy, đến cả khoa học và cả công nghệ. Ngay cả Nam Cực cũng bị tác động do việc tầng ôzôn bị phá huỷ, mà cái tội cơ bản ở đây là của tư duy. Mọi người vẫn hằng nghĩ là cần phải có một chất làm lạnh [9] – một chất làm lạnh an toàn và dễ chịu – và vì cứ nghĩ mãi về nó nên họ cứ việc sản xuất ào ào. Và thế là tầng ôzôn của chúng ta bị huỷ hoại.

Tư duy đã tạo ra những tác động hướng ngoại ghê gớm. Và, như chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận sâu hơn, nó còn tạo ra những tác động hướng nội cũng ghê gớm đối với mỗi cá nhân. Nhưng trong tư duy, cái giả định chung được ngầm hiểu là nó chỉ nói cho bạn biết mọi việc là như thế nào mà thôi, và rằng nó không làm việc gì cả – rằng “bạn” nằm ở trong đó, đang quyết định phải làm gì với thông tin nhận được. Thông tin lấn át bạn. điều khiển bạn. Tư duy điều khiển bạn. Tuy nhiên, tư duy lại đưa ra một thông tin sai lạc là bạn đang điều khiển nó, rằng bạn chính là người kiểm soát tư duy, trong khi thực ra tư duy mới là cái đang kiểm soát mỗi người chúng ta. Cho đến khi tư duy được hiểu ra – hay đúng hơn là được nhận biết nó sẽ vẫn thực sự kiểm soát chúng ta; nhưng nó sẽ tạo ra cái ấn tượng rằng nó là đầy tớ của chúng ta, rằng nó chỉ làm những gì mà chúng ta sai bảo.

Cái khó chính là ở đó. Tư duy đang tham dự và cứ luôn nói rằng nó đang không tham cuộc. Nhưng kì thực chuyện gì nó cũng dây vào.

Sự phân mảnh là một trường hợp cụ thể của hiện tượng trên. Tư duy đang tạo ra những phân chia xuất phát từ bên trong bản thân nó rồi sau đó lại nói rằng trong tự nhiên nó vốn thế. Những sự phân chia thành các quốc gia được xem như “nó vốn thế” nhưng rõ ràng lại là do con người bịa ra. Mọi người cứ đương nhiên chấp nhận những sự phân chia ấy nên mới khiến chúng tồn tại. Sự phân chia giữa các tôn giáo cũng vậy. Mỗi tôn giáo đều được dựng lên từ suy nghĩ của một ai đó cho rằng mình đã có được một ý niệm chắc chắn về Thượng Đế, một ý niệm đúng đắn và chân thật. Rốt cuộc, mọi người đã nghĩ rằng những thứ tôn giáo khác là không chính đạo, rằng những tôn giáo khác là hạ đẳng, không chừng thậm chí còn là dị giáo, hay là tà đạo, hoặc lầm đường lạc lối, rằng họ có quyền gây chiến với những thứ tôn giáo ấy, tìm cách trừ khử chúng, tiêu diệt chúng. Đã từng có những cuộc chiến tranh tôn giáo lớn. Và có thể sẽ vẫn còn, bất chấp mọi sự phát triển về khai sáng, về tri thức, và về khoa học và cả về công nghệ. Thật vậy, dường như khoa học và công nghệ ngày nay phục vụ cho những người cứ cho là còn đang ở thời kì gần với Trung cổ hơn cũng đắc lực ít ra không kém gì như nó phục vụ cho những người tự xem là tiên tiến hơn. Bất kì ai cũng có thể sử dụng khoa học và công nghệ mà không cần có sự thay đổi cơ bản trong cách suy nghĩ của mình về việc sử dụng chúng như thế nào.

Tôi đang nói rằng tư duy có một đặc tính như sau: nó đang làm một cái nhưng chính nó lại bảo nó đâu có làm cái đó. Giờ thì ta phải thật sự đi sâu nghiên cứu kĩ vấn đề này, phải thảo luận thật nhiều, bởi vì cái mà tư duy đang thực sự làm còn tinh vi hơn nhiều so với những gì tôi vừa miêu tả – đó âu cũng chỉ là những lời mào đầu.

Một vấn đề khác của sự phân mảnh nằm ở chỗ, tư duy tự tách nó ra khỏi cảm giác và khỏi thân xác. Tư duy được cho là thuộc về tâm trí; trong quan niệm của chúng ta thì nó là một cái gì trừu tượng, thuộc về tinh thần, hay là phi vật chất. Thế rồi có một cái gọi là thân xác, là cái gì đó rất vật chất. Và chúng ta có những cảm xúc hình như nằm đâu đó ở khoảng giữa. Ý nói rằng những cái đó hoàn toàn khác nhau. Có nghĩa là, ta nghĩ về chúng như những thứ khác nhau. Và rồi việc ta trải nghiệm chúng như những thứ khác nhau cũng là do ta nghĩ về chúng như những thứ khác nhau.

Nhưng tư duy không khác với cảm xúc. Rồi về sau ta sẽ thảo luận điều này kĩ hơn; nhưng hãy lấy một ví dụ sơ đẳng nhất: nếu nghĩ rằng ai đó đã đối xử tệ với bạn, chắc bạn hẳn phải tức tối. Giả sử như ai đó bắt bạn chờ đợi hàng giờ. Bạn có thể bực bội và nghĩ: “Thằng cha này muốn gì đây mà lại chơi khăm mình thế này. Nó còn coi mình ra gì nữa đây”. Bạn có thể nghĩ sang nhiều chuyện khác: “Thằng này lúc nào cũng thế, nó hay chơi xấu mình”, v.v. Cứ nghĩ vậy bạn hẳn sẽ rất tức giận. Nhưng nếu sau đó người kia đến và phân trần rằng do tàu tới trễ, thì cơn giận biến mất. Điều này cho ta thấy cảm xúc bị ảnh hưởng bởi tư duy. Bằng cách thay đổi tư duy, cơn giận cũng nguôi dần đi.

Như vậy, tư duy ít nhất cũng có thể duy trì các cảm giác. Nghĩ về một cái gì vui vẻ sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Nghĩ rằng mình làm được việc lớn sẽ khiến bạn cảm thấy sảng khoái trong lòng – những cảm giác tốt đẹp sẽ xuất hiện. Việc nghĩ rằng mình vừa làm chuyện gì sai trái có thể làm tràn adrenalin, có thể khiến lương tâm bạn bị cắn rứt Nếu ai đó bảo bạn có lỗi, dù đó chỉ là trong ý nghĩ, thì bạn cũng sẽ cảm thấy rất khổ sở. Cảm giác chịu ảnh hưởng ghê gớm của các loại ý nghĩ. Và rõ ràng ý nghĩ cũng chịu ảnh hưởng ghê gớm của các loại tình cảm, bởi vì nếu đang giận dữ thì bạn không thể suy nghĩ rành mạch được. Cũng giống như thế, nếu bạn cảm thấy thích thú cái gì thì hẳn bất đắc dĩ lắm bạn mói bỏ được cái ý tưởng đang làm cho bạn vui, ngay cả khi nó sai – bạn đâm ra tự lừa dối mình.

Có một lý do rất đúng về mặt vật chất để nói rằng cảm giác và ý nghĩ có ảnh hưởng lẫn nhau; bạn có thể thấy điều đó trong cấu trúc bộ não. Có một trung tâm trí năng nằm ở vỏ não, ở những lớp ngoài cùng của não. Và ở sâu hơn bên trong, có một trung tâm cảm xúc. Hai hung tâm này được nối với nhau bằng những bó dây thần kinh rất dày, nhờ đó chúng thông tin cho nhau một cách rất chặt chẽ. Chúng được kết nối với nhau kiểu như vậy. Vào thế kỷ 19 có một trường hợp rất nổi tiếng về một người đàn ông bị một chiếc kim bằng thép xuyên qua não trong một vụ nổ. Sau đó anh ta có vẻ hồi phục, và về thể chất thì cũng tương đối bình thường. Trước kia anh ta là người có đầu óc quân bình, nhưng sau khi hồi phục anh ta lại hoàn toàn mất cân bằng về cảm xúc, và về mặt trí năng thì anh ta không thể suy nghĩ cái gì một cách mạch lạc được. Mối liên kết giữa trung tâm trí năng và trung tâm cảm xúc bị đứt đã làm cho hệ thống không thể hoạt động.

Theo lẽ thường thì trung tâm trí năng sẽ báo cho biết liệu một cảm xúc nào đó là thích đáng hay là không. Đó là điều xảy ra trong ví dụ khi bạn giận dữ về việc ai đó trễ hẹn hai tiếng đồng hồ, rồi đến và nói: “tại tàu đến trễ”. Nếu bạn tin anh ta thì trung tâm trí năng sẽ bảo rằng: “không còn lí do gí để giận nữa”. Và trung tâm cảm xúc sẽ bảo “Tốt rồi, đâu có lí do gì, tôi không giận nữa”. Và ngược lại, hung tâm cảm xúc có thể gửi một thông tin nói rằng, đang có nguy hiểm, hay đang có chuyện này chuyện kia, và trung tâm hí năng sẽ tiếp nhận và cố tìm xem nguy hiểm nằm ở đâu. Nó suy nghĩ.

Những trung tâm này liên hệ với nhau rất mật thiết. Chính cái sự mong muốn suy nghĩ buộc phải xuất phát từ một cảm xúc hoặc từ một sự thôi thúc buộc ta phải nghĩ. Chúng thực sự gần như là hai mặt của cùng một quá trình. Nhưng ngôn ngữ của chúng ta tách chúng ra và tư duy của chúng ta tách chúng ra thành các mảnh. Tôi vừa nói rằng cảm xúc và trí tuệ gắn bó chặt chẽ với nhau, nhưng chúng ta đưa vào trong tư duy của mình một sự phân chia quá rạch ròi – đúng như sự phân chia giữa hai quốc gia – nơi mà thực ra không hề có sự phân chia nào như vậy cả. Chúng ta đưa ra một lối suy nghĩ hư cấu về tình huống này. Nếu cách suy nghĩ của chúng ta có tính hư cấu, nó sẽ làm chúng ta lạc lối.

Cũng nên nhắc lại những gì tôi đã nói cách đây mấy năm – rằng trong ngôn ngữ của mình, ta có một sự phân biệt giữa “suy nghĩ” [10] và “tư duy” [11].

Suy nghĩ hàm ý thòi hiện tại – hàm ý một hoạt động nào đó đang tiếp diễn và không loại trừ việc nó có khả năng chứa đựng sự nhạy cảm đối với việc cần phải phê phán những gì có thể là sai. Cũng có khi đó là những ý tưởng mới mẻ, và thảng hoặc không biết chừng còn là một thứ tri giác nội tâm nào đó. Còn “Tư duy” là động tính từ quá khứ của hành động nói trên [12]. Chúng ta thường quan niệm rằng, sau khi ta nghĩ xong xuôi [13] cái gì đó, thì cái đó tan biến ngay tức thì. Nhưng “suy nghĩ” [14] thì không biến đi đâu cả. Nó vận hành theo lối nào đó bên trong bộ não và để lại một cái gì đấy – một dấu vết – và cái đấy biến thành “tư duy” [15]. Và cái tư duy ấy sau đó hoạt động một cách tự động. Ví dụ của tôi về người đã bắt bạn chờ đợi cho ta thấy tư duy đã củng cố và duy trì cơn giận như thế nào; sau khi bạn đã suy nghĩ một lúc lâu rằng “tôi có đầy đủ lí do để tức giận”, thì cảm xúc xuất hiện và bạn giữ nguyên cơn giận. Như vậy tư duy là sự đối phó đến từ kí ức – từ quá khứ, từ những gí đã diễn ra. Vậy là chúng ta có hai thứ: suy nghĩ và tư duy.

Chúng ta còn có từ “cảm giác” [16]. Thời hiện tại của nó [17] lại gợi lên dạng hiện tại tiếp diễn, gợi nhắc rằng cảm giác là cái gì đó có sự tiếp xúc trực tiếp với thực tại. Nhưng quả là nếu đưa thêm được từ “cái đã cảm giác” [18] vào sử dụng thì sẽ rất có lợi, để nói lên rằng có cả những cảm giác lẫn cả những “cái đã cảm giác”. Có nghĩa là, những “cái đã cảm giác” chính là những cảm giác đã được ghi giữ lại. Bạn thừa sức có thể nhớ lại sự sung sướng mà có lần bạn đã được hưởng, thế là bạn ý thức được thế nào là sung sướng. Nếu bạn nhớ lại rằng bạn đã từng bị đau, thế là hẳn bạn phải cảm thấy cái đau. Một chuyện đau buồn bạn đã từng kinh qua trong quá khứ có thể gây cho bạn một cảm giác rất không thoải mái khi bạn nhớ lại chuyện đó. Những cảm giác mang tính hoài niệm cũng là từ quá khứ mà ra. Bao nhiêu thứ cảm giác dậy lên trong ta thật ra lại đến từ quá khứ, chúng chỉ là những cái “đã được cảm giác”, những hoài cảm. Do không phân biệt được như thế nên ta thường gán quá nhiều ý nghĩa cho một số cảm giác mà thực ra chẳng mấy quan trọng. Nếu đúng chỉ là những đoạn băng được phát lại, thì chúng đâu có nhiều ý nghĩa đến thế so với việc nếu như chúng là một phản ứng đối với tình huống hiện đang xảy ra trước mắt.

Bạn thường rất hay phản ứng chiểu theo cách mà trước đó đã lâu bạn cảm thấy hoặc cách mà bạn đã quen cảm thấy trong quá khứ. Thực ra bạn thường vẫn có thể nói: “lúc nhỏ, hoàn cảnh này kia đã khiến tôi cảm thấy khó chịu”, và thế là khi có hoàn cảnh nào đó tương tự như vậy xảy ra trong hiện tại, bạn lại cảm thấy khó chịu. Bạn bứt rứt như thế là bởi vì bạn không thấy rằng sự bứt rứt đó chẳng có nghĩa lí gì. Thế mà nó lại có vẻ như có nhiều ý nghĩa lắm, và rồi nó tác động đến bạn.

Như vậy, không chỉ giữa suy nghĩ và cảm giác, mà cả giữa cảm giác và cái “đã được cảm giác”, và toàn bộ trạng thái của cơ thể, đều có một sự phân chia giả tạo. Bạn đã thấy lối suy nghĩ của bạn có cơ làm tràn adrenalin thế nào rồi đấy. Khắp cơ thể bạn đâu cũng có thể bị quá trình sinh hóa thần kinh tác động. Giả dụ như bạn đang ở trong một khu vực nghĩ là nguy hiểm, rồi thoáng thấy một cái bóng vụt qua, thì tư duy bạn sẽ bảo rằng hẳn có kẻ nào . quanh đây đang rình rập tấn công bạn, thế là ngay ' lập tức bạn có cảm giác sợ hãi. Adrenalin bắt đầu dâng lên, cơ bắp bạn căng ra, tim đập thình thình – chỉ vì tưởng rằng đâu đó quanh đây có kẻ đang rình đánh mình. Ngay khi bạn nhìn ra và bảo “à, chỉ là cái bóng ấy mà”, thì những triệu chứng sinh lí kia sẽ biến mất. Có một sự liên kết chặt chẽ giữa trạng thái cơ thể và cách suy nghĩ của bạn. Nếu mọi người tỏ ra lo lắng triền miên và luôn căng thẳng về việc làm của mình hay về gì đó, thì dạ dày của họ có thể bị khích động quá mức dẫn đến viêm loét và nhiều thứ bệnh khác. Điều này thì hầu như ai cũng rõ. Trạng thái cơ thể gắn bó rất mật thiết với tư duy, bị tư duy tác động, và ngược lại. Đó là một kiểu khác của sự phân mảnh mà ta phải coi chừng.

Tất cả những cái đó sẽ dẫn đến không ít sự lẫn lộn, hoặc đến cái tôi gọi là sự “không mạch lạc” [19] trong suy nghĩ hoặc trong hành động, bởi vì bạn sẽ không đạt được những kết quả mà bạn trông đợi. Đó là dấu hiệu chủ yếu của sự không mạch lạc: bạn mong muốn làm một việc gì đó nhưng nó lại không diễn ra như bạn đã dự định. Điều này thường là dấu hiệu cho thấy ở đâu đó bạn đã nhận được một vài thông tin sai lạc. Lẽ ra phải nói: “Đúng, thế là không mạch lạc. Hãy để tôi cố tìm cho ra thông tin sai để còn thay đổi nó”, thế mới là cách tiếp cận đúng. Nhưng rắc rối là ở chỗ mọi người đâu có làm thế, mà sự không mạch lạc thì lại nhiều vô kể.

Chẳng hạn ai đó thích được tâng bốc nhưng rồi cũng nhận ra rằng kẻ tâng bốc kia có thể lợi dụng mình. Việc đó cứ tái diễn rồi lại tái diễn mãi. Anh ta không muốn vậy, nhưng nó cứ diễn ra. Không mạch lạc chính là ở chỗ đó, vì anh ta đâu có có ý định để cho kẻ khác lợi dụng. Nhưng anh ta lại muốn có được một cái khác mà anh ta không chịu nghĩ cho thấu đáo: đó là cảm giác khoan khoái khi nghe những lời tâng bốc. Bạn có thể thấy rằng cái này ắt phải dẫn đến cái kia, bởi vì nếu đã chấp nhận những lời tâng bốc thi rồi anh ta cũng sẽ chấp nhận nhiều việc khác mà người kia nói hoặc làm. Anh ta có thể bị lợi dụng. Vậy tức là anh ta có một lúc cả hai: một ý đồ có ý thức, và một ý đồ khác cưỡng lại ý đồ kia. Đây là một tình huống rất phổ biến.

Chủ nghĩa dân tộc cũng chẳng khác gì. Người ta đâu có thành lập các quốc gia để mà hứng chịu những thứ họ đã và đang phải hứng chịu – hứng chịu hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác, rồi hứng chịu sự thù nghịch, rồi đói khát, rồi chết chóc, rồi tình trạng nô dịch, rồi đủ mọi chuyện linh tinh khác. Họ nào có ý định như vậy khi thành lập các quốc gia. Nhưng mọi việc đã xảy ra đúng thế. Và hầu như là không tránh khỏi, vấn đề là ở chỗ hiểm khi người ta nhìn vào dân tộc, vào quốc gia rồi hỏi, “vì sao lại thế?”. Thay vào đó, họ lại bảo, “sống chết cũng phải bảo vệ tổ quốc đến cùng, nhưng những hậu quả như thế này thì chúng tôi không mong muốn”. Rồi họ đứng lên đấu tranh ngăn chặn những hậu quả ấy, trong khi vẫn cứ tiếp tục tạo ra thêm những tình thế khó xử.

Đây lại là một đặc điểm lớn khác nữa của tư duy: tư duy không hề biết rằng nó đang làm một việc rồi chính nó lại đấu tranh chống cái mà nó đang làm. Nó chẳng việc gì phải biết nó đang làm gì. Và rồi nó đấu tranh chống lại các kết quả, cố tránh né những kết quả không vừa ý trong khi vẫn tiếp tục không chịu từ bỏ lối suy nghĩ của mình. Tôi gọi cái đó là sự không mạch lạc một cách cố chấp. Còn có một thứ nữa gọi là sự không mạch lạc đơn sơ, cái này thì chúng ta khó mà tránh được, vì những suy nghĩ bao giờ cũng bất toàn – tư duy không bao giờ là toàn vẹn, như rồi lát nữa ta sẽ bàn đến. Nhưng trước mắt, hễ thấy có gì xảy ra mà mâu thuẫn, mà lộn xộn, hoặc không đúng ý mình, thì ta cứ hẵng thay đổi suy nghĩ của minh xem sao đã, để nghiền ngẫm xem điều gì đang xảy ra. Và trong những tình huống đơn giản ta thường vẫn làm đúng như vậy. Thế nhưng khi gặp những việc hệ trọng đối với mình, thì ta thường lại không làm. Điều đó mới thật kì cục, vì thực ra đối với những việc hệ trọng ta mới đặc biệt cần phải mạch lạc. Tuy nhiên, ta lại cảm thấy mình chỉ đủ sức mạch lạc đối với những việc không mấy hệ trọng mà thôi – đây lại thêm một kiểu không mạch lạc nữa.

Chẳng ai cố ý tạo ra kiểu tình huống như trên làm gì. Việc ta đang tạo ra những tình huống như thế là đi ngược lại những ý đồ có ý thức của mình, vì như vậy là khiến sinh ra thêm một sự đối kháng khác nào đó mà ta không ý thức được rõ về nó. Vậy là, cứ hễ lúc nào định làm một việc gì là y như rằng trong ta thường lại có một sự chống đối vô thức tìm cách ngăn cản ta làm việc đó. Đây rõ ràng là một sự lãng phí năng lượng, và vô cùng tiêu cực. Thế có nghĩa là chúng ta sẽ tạo ra những vấn đề bất tận, những vấn đề không có giải pháp.

Cách đây không lâu, vì nhiều nguyên nhân mà phương Đông và phương Tây cũng đã ngồi lại với nhau. Nhưng cũng vì nhiều lí do mà, hết năm này qua năm khác người ta đã liên tục gửi đến Trung Đông quá nhiều vũ khí. Ý đồ của họ không phải là tạo ra ở Iraq một tình thế tuyệt vọng. Họ nói: “ừ thì chúng tôi đang đưa vũ khí sang Trung Đông đấy. Chúng tôi cũng muốn kiếm tiền. Chúng tôi cũng cần duy trì một số quốc sách của mình. Có nhiều nguyên do lắm.* Và thế là tất cả đã khiến tình hình trở nên vô cùng nguy hiểm. Nếu không đua vũ khí đến thì tình hình hẳn đã không nghiêm trọng đến thế. Đã vậy, vào năm 1973, người ta còn nói toạc ra rằng phương Tây phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ của Trung Đông, mà đó lại là một khu vực rất bấp bênh. Vậy là có dạo người ta đã bắt đầu sử dụng dầu mỏ và năng lượng sao cho hiệu quả hơn. Thế nhưng chẳng được bao lâu họ lại lơ là việc này. Rồi sau đấy lại nói: “Lạ chưa này! Ta vẫn phụ thuộc vào họ. Một nửa trữ lượng dầu trên thế giới là của họ đấy. Nó mà cạn hết là tất cả chúng ta đi đời.”

Rõ ràng không phải mọi người cố ý tạo ra những tình huống như thế. Vậy nhưng họ cứ nói rằng “chúng tôi đâu muốn tình hình lại như thế làm gì, nhưng còn nhiều thứ khác chúng tôi buộc phải có.” Những thứ khác ấy rồi sẽ tạo ra những tình huống như trên. Thế là không mạch lạc.

Chúng ta cứ luôn tạo ra những tình huống và những chuyện mà ta không cố ý, để rồi sau đó lại bảo, “chúng ta lại có vấn đề rồi đây này”. Ta không nhận ra rằng chính những ý định ẩn giấu sâu trong lòng đã tạo ra vấn đề đó, và hậu quả là vấn đề cứ bị ta tiếp tục kéo dài mãi. Theo chỗ tôi biết thì đến tận giờ cũng chẳng có mấy giải pháp được đưa ra nhằm sử dụng năng lượng sao cho có hiệu quả hơn và để đỡ phụ thuộc vào dầu mỏ của Trung Đông – chỉ riêng làm được chuyện này thì cũng đã tháo gỡ được khối vấn đề.

Như vậy thì ta phải hỏi, “do đâu mà ta lại có sự không mạch lạc này?”. Chẳng ai muốn những tình huống như trên xảy ra, nhưng những cái mọi người nghĩ là họ muốn lại sẽ không tránh khỏi tạo ra chúng. Chính tư duy là cái sẽ khiến người ta nói “tất phải thế.” Do vậy mà chính tư duy phải chịu trách nhiệm cho kiểu không mạch lạc này.

Đến đây thật ra cũng chỉ mới là sự mào đầu mà thồi. Có nên chăng ta bỏ thời gian bàn bạc về nó thêm chút ít?

Hỏi (H): Tôi chưa rõ lắm về sự khác nhau giữa suy nghĩ và tư duy. Có phải ngài vừa nói là chúng ta trượt từ suy nghĩ sang tư duy mà không biết hay không?

Bohm: Vâng. Nó mang tính tự động, vì khi chúng ta suy nghĩ thì những gì ta đang nghĩ được ghi vào não và trở thành tư duy. Lát nữa tôi sẽ bàn đến việc bằng cách nào mà tư duy này lại là một tập hợp tích cực của những sự vận động, tức là một phản xạ. Nhưng giả sử bạn cứ nói mãi với những đứa trẻ rất nhỏ rằng hạng người nào đó là bọn xấu, là bọn xấu, là bọn tồi. Rồi thì về sau, điều đó trở thành tư duy và tư duy đó chỉ việc bật ra thôi – rằng “đó là bọn xấu”. Trên thực tế, bạn khó mà nhận ra là bạn đang suy nghĩ, thậm chí là trong đầu hiện đang có một tư duy nào đó.

H: Ngay lúc này, trong cuộc trò chuyện với cả nhóm, ngài nói rằng đang có một quá trình suy nghĩ mà theo ngài giải thích thì vào lúc đang diễn ra nó sẽ sống động hơn. Thế rồi sau đó có một thứ khác xảy đến, đó là tư duy. Chúng tôi không có cảm giác là mình đủ khả năng để phân biệt hai cái này với nhau.

Bohm: Không, ta dường như không phân biệt được hai cái đó với nhau. Thế nhưng đôi khi cũng được, vì đôi khi ta nói, “lúc trước tôi đã nghĩ đến chuyện này”. Nhưng nhìn chung, ta hay bỏ lỡ sự phân biệt ấy. Và đối với cảm giác thì thậm chí còn khó khăn hơn nhiều khi muốn phân biệt giữa cảm giác đang quay lại từ quá khứ – tôi gọi nó là cái “đã cảm giác” [cái felt] – với một cái gì đó có thể coi là một cảm giác sống động đang diễn ra trong hiện tại.

H: Tôi cứ thắc mắc không rõ những mô hình kiểu Newton và kiểu Kitô giáo đã dạy ta cái lối phải làm đứt đoạn mọi sự việc đến như thế nào. Đây có đúng thực là cách ứng xử của bộ não không, có phải là cách ứng xử đương nhiên của nó không? Tôi nhớ hồi ở tiểu học được người ta dạy là mọi thứ phải được làm đứt đoạn, được phân loại, được bóc tách, được cắt rời ra. Trong thâm tâm hồi đó tôi đã kịch liệt phản đối điều này, vì nhìn toàn bộ cái mớ lôm nhôm ấy cứ ngỡ như mình được dạy dỗ không đến nơi đến chốn. Do đó, lúc này tôi đang thắc mắc không hiểu liệu có phải việc bộ não muốn làm đứt đoạn và cứ muốn phân tích là chuyện đương nhiên hay không, hay là chỉ do cái cách chúng ta dạy bảo lẫn nhau?

Bohm: Trong chừng mực nào đó thì nó là kết quả của cách mà chung ta được truyền dạy. Nhưng tôi nghĩ trong tư duy cũng có một xu hướng nhất định tìm cách liên tục củng cố điều này thêm nữa.

H: Ngài có nghĩ việc này phần nào thuộc về bản tính tự nhiên của bộ não không?

Bohm: Không phải của bộ não, mà thuộc về cái lối phát triển của tư duy chúng ta. Phép phân tích đến chừng mực nào đó là cần thiết cho sự rành mạch của tư duy; cần phải có một số sự phân biệt. Nhưng ta đã đi quá xa cùng với chúng mà không hề biết. Ta đã quá đà. Và rồi khi đã cùng chúng đi quá xa, thì ta lại bắt đầu cho rằng xưa nay chúng “vốn thế”, và thế là nó trở thành một phần của thói quen.

H: Làm sao ta biết được đâu là điểm dừng để khỏi đi quá đà?

Bohm: Đó là một vấn đề rất tinh tế mà chúng ta muốn tìm hiểu cho thật kĩ trong suốt cuộc hội thảo này. Thoát khỏi được tình hạng này còn gian nan hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản nhận ra sự khác nhau nói trên. Ở đây có cái gì đó sâu kín, khó lường hơn. Việc phải làm trước tiên là phải xem xem liệu rắc rối chính mà ta đang gặp nằm ở đâu.

Lúc ban đầu chúng ta nói rằng rắc rối là ở chỗ thế giới này đang trong tình trạng hỗn độn, nhưng tôi nghĩ rốt cuộc ta phải bảo đó là do chỗ tư duy đang trong tình hạng hỗn độn. Đó là do mỗi người trong chúng ta. Và đó là nguyên nhân khiến cho thế giới trở nên hỗn độn. Thế rồi sự hỗn độn của thế giới lại quay lại bổ sung thêm vào sự hỗn độn của tư duy.

H: Ngài đang nói là tư duy có một kiểu tính ích kỷ chỉ luôn muốn khống chế mọi việc, nó lưu cữu, kẹt cứng lại đó, rồi sau quen dần đi, có phải vậy không? Và chúng ta không nhận ra điều đó?

Bohm: Tôi nghĩ rằng hễ cứ lặp đi lặp lại một việc gì đó thì dần dần nó sẽ trở thành thói quen, và càng ngày ta càng không ý thức được về nó. Nếu sáng nào cũng đánh răng đều đặn thì rồi hình như bạn khó mà nhớ được minh thường đánh răng như thế nào. Mọi việc cứ tự thế mà diễn ra. Tư duy của chúng ta cũng làm y như vậy, và cả cảm giác của chúng ta cũng thế nốt. Đó là điểm mấu chốt.

H: Dưới góc độ tâm lí học, công việc thường ngày của tư duy có phải là đồng nghĩa với việc gây hại hay không?

Bohm: Sao bạn nói thế?

H: Vậy chẳng phải chỉ có hai trạng thái: gây hại và vô hại?

Bohm: Bạn muốn nói rằng tự bản thân tư duy không thể là vô hại hay sao?

H: Dưới góc độ tâm lí học thì hình như thế

.

Bohm: Có thể là hình như thế. Nhưng vấn đề là liệu nó có thực như thế không. Đó là vấn đề mà ta đang cố cứu xét. Ta sẽ phải thừa nhận một sự thực là nó có vẻ như thế, nó có cái bề ngoài như thế. Vấn đề ở đây là: thực sự thì vụ việc là như thế nào? Chúng ta phải tìm hiểu điều này, và phải đào xới cho kĩ một chút. Chúng ta không thể đơn giản xem cái cách mà sự vật có vẻ là như thế rồi hành động trên cơ sở đó, vì đây có thể là một kiểu sai lầm khác mà tư duy mắc phải – lấy cái bề mặt và gọi đó là sự thật.

H: Tôi nghĩ những điều ngài nói là quan thiết thật sự. Tôi cho rằng nếu tôi đinh đi đâu đó mà lại nhầm đường thì cũng chẳng sao. Lần sau tôi sẽ tìm ra được đường nào là đúng, thay đổi lại thông tin mình có rồi đi đường khác. Nhưng tôi luôn có ý định làm một việc gì đó cho cá nhân mình hay cho tập thể, và rồi công việc không thông suốt. Tuy nhiên tôi không biết nó trục trặc chỗ nào. Có vẻ như tôi không thay đổi được những thông tin mình có.

Điều mà tôi quan tâm hàng đầu ở đây là làm sao có được một cảm thức về cái “tôi” tách biệt khỏi mọi thông tin và khỏi mọi ý đồ. Tôi cảm thấy như thể tôi là một sinh thể tự chủ, có khả năng thay đổi được thông tin, tuy vậy có vẻ như tôi không làm được điều đó; hoặc là hình như thế giới cũng không làm được. Liệu đây có phải là một cái gì quan thiết cần phải khảo cứu hay không – cái cảm thức về cái “tôi” ấy?

Bohm: Đó lại là một câu hỏi tinh tế nữa mà trong suốt thời gian thảo luận này ta sẽ cố đi sâu tìm hiểu. Ai trong chúng ta cũng có cái cảm giác như bạn nói. Nhưng ta chớ có nhất thiết phải thừa nhận cái “hình như là”. Nếu ta thừa nhận cái “hình như là” xem nó như cái “đúng là” thì làm sao còn tìm hiểu về nó được nữa. Ý tôi nói, nếu cái hình như là mà lại hoàn toàn mạch lạc rồi thì tôi sẽ phải nói, “thế thì còn chất vấn cái gì nữa?”. Nhưng vì nó quá không mạch lạc nên tôi mới phải bảo rằng có một lí do xác đáng để chất vấn. Đó hẳn là cảm thức chung trong mọi phương diện của đời sống hằng ngày.

Hình như tất cả đều diễn ra như vậy – tất cả chúng ta đều muốn làm việc này việc kia và rồi ta chẳng thực hiện được điều ta mong muốn. Hình như có cái gì đó khác xảy ra đang ngăn cản chúng ta.

Một số trong những người đang điều hành các tập đoàn cũng bắt đầu quan tâm đến chuyện này, bởi vì họ cũng vấp phải một vấn đề y hệt. Tôi có quen vài vị làm việc trong lĩnh vực này và họ nhận ra rằng khi các ban bệ của họ ngồi lại với nhau thì có vẻ như không được nhất trí với nhau và không đạt được kết quả như mong muốn. Đó là một trong những lí do ít nhiều khiến họ bị thua lỗ.

Một người bạn tôi tên là Peter Senge đã viết một cuốn sách nhan đề The Fifth Discipline. [20] Ông đã phân tích một số trong những câu hỏi ta vừa nêu. Tôi không nói rằng Senge đã đi được đến tận bản chất của vấn đề, nhưng những ý kiến của tác giả này là rất đáng quan tâm. Qua việc phân tích, ông đã chỉ ra rằng các vấn đề thường xuyên được nảy sinh, bởi vì mọi người không chịu theo dõi tác động của những tư duy của mình – rằng khi họ nghĩ ra điều gì đó và điều đó xảy ra, nó sẽ lan rộng ra đến những công ty khác, rồi một thời gian sau nó quay trở lại như thể một cái gì đó khác hẳn, độc lập. Họ xử lí nó như một vấn đề độc lập và cứ thế tiếp tục; bằng cách đó

họ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn vì họ cứ phải tiếp tục làm đi làm lại một việc. Vậy là chính cách suy nghĩ của họ đã làm nảy sinh vấn đề. Mất một thời gian rồi vấn đề mới quay trở lại với họ; trong quãng thời gian đó thì họ mất dấu vết của nó và rồi họ bảo “vấn đề là ở đây đây”. Rồi họ nghĩ ngợi thêm và thổi phồng thêm vấn đề một lần nữa, hoặc thay đổi vấn đề đôi chút để lại thành một vấn đề còn tồi tệ hơn, hoặc đủ mọi chuyện. Điểm mấu chốt ở đây là họ không theo dõi tác động của tư duy của họ. Họ không ý thức được một điều là tư duy là thứ rất năng động và nó tham gia vào mọi việc.

Khi bạn đang suy nghĩ điều gì, bạn có cảm giác rằng các ý nghĩ không làm gì ngoài việc thông báo cho bạn biết mọi việc đang như thế nào, và sau đó bạn chọn xem làm việc gì và rồi bạn làm việc đó. Đó là điều mà nói chung người ta cứ tưởng thế. Nhưng thật ra, cách bạn nghĩ sẽ quyết định cách bận sắp làm. Sau đó bạn không nhận ra là có một kết quả tác động ngược trở lại, hoặc bạn không thấy đó chính là hậu quả của những gì bạn đã làm, và bạn lại càng không thấy nó là kết quả của việc bạn đã nghĩ như thế nào. Các bạn có rõ không ạ?

Như vậy là tất cả những vấn đề tôi vừa mô tả – toàn bộ hậu quả tiêu cực của chúng – là kết quả của cách mà ta đã và đang suy nghĩ. Nhưng không mấy ai thấy được điều này. Họ nói, “Chúng ta chỉ nghĩ thôi mà. Còn các vấn đề là nằm bên ngoài kia. Suy nghĩ đang bảo cho ta biết về những vấn đề ấy – bảo cho ta biết chúng là những vấn đề gì”.

H: Giả sử tôi trông thấy một tình huống trong đó dường như rõ ràng là có một nhóm người đang hành động rất không mạch lạc. Tôi nghĩ rằng tôi nhìn thấy rất rõ là điều họ đang làm là không mạch lạc, và do đó tôi bắt tay vào chỉnh sửa. Nhưng nếu tôi không nhận ra được rằng biết đâu chính suy nghĩ của mình cũng chẳng mạch lạc gì cho cam, vậy thì làm sao hành động của tôi có thể mạch lạc được.

Bohm: Bạn rất có thể cũng bị vướng vào đúng cái đó. Và ngay cả nếu không thế thì thực sự bạn sẽ làm sao đây để chỉnh sửa việc này? Trừ phi suy nghĩ của họ thay đổi, bằng không thì hành động của họ không thể được chỉnh sửa. Lúc này bạn có làm gì cũng không thay đổi được suy nghĩ của họ, ngoài một việc là thông báo cho họ biết là họ đang hành động và suy nghĩ không mạch lạc – lời thông báo mà họ sẽ hiểu ra và chịu chấp nhận. Nếu không làm vậy thì tức là bạn đang dùng vũ lực để ép buộc tư duy, không khác gì một kiểu bạo hành. Nếu bạn bảo “đằng kia có một số người đang xử sự không được mạch lạc, tôi sẽ cố bắt họ xử sự cho mạch lạc mới được”, vậy là bạn đang dùng vũ lực. Nhưng họ vẫn tiếp tục suy nghĩ theo lối cũ. Nếu bạn mạnh hơn thì họ sẽ làm theo ý bạn một thời gian – đợi tới khi bạn yếu đi một chút, họ sẽ trả thù.

H: Tôi muốn khảo sát tỉ mỉ điều này: tư duy đi từ bên ngoài vào, thâm nhập vào ý thức của chúng ta, nó thao túng chúng ta, khống chế chúng ta – và rất có thể là nó khống chế chung tất cả chúng ta, thế là chúng ta lao hết ra trận địa. Nhưng chúng ta chẳng nhận ra điều đó, vì tư duy có tính ích kỷ, luôn muốn khống chế, giống như nó có phép ma vậy. Nó lấn lướt chúng ta.

Bohm: Vâng, nó lấn lướt. Nhưng tại sao nó lại lấn lướt? Ở chỗ này có hai mức độ. Một là ta có thể nhìn một cách vô tư, được đến đâu thì phải miêu tả những gì xảy ra đến đó. Hai là phải nhìn thấy nguồn gốc sự việc, bởi vì nó sẽ không bao giờ thay đổi trừ phi ta nhìn ra nguồn gốc của nó.

H: Làm thế nào mà dò tìm được nguồn gốc?

Bohm: Những ngày cuối tuần này chính là dành cho việc ấy. Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng ở đây là, phải thấy được ta đang đặt câu hỏi gì? Việc đầu tiên là thấy được rằng đang có một câu hỏi cần phải tìm hiểu.

H: Liệu tư duy có tự ý thức được về mình không?

Bohm: Đây cũng lại là một vấn đề khó và tinh tế. Nhìn bên ngoài, nếu coi tư duy chỉ là kí ức thôi, thì có vẻ như nó chẳng làm sao có thể tự ý thức về mình được.

Tuy nhiên, cứ cho rằng theo lối nào đó ta cần ý thức được tư duy đang làm gì – điều này dường như đã rõ – nhưng nói một cách khái quát thì ta không ý thức được. Ở những lần hội thảo trước tôi đã sử dụng thuật ngữ “năng lực cảm nhận cơ thể” [21] để chỉ sự “tự nhận biết của tư duy”, và chúng ta sẽ còn gặp lại thuật ngữ này nếu tiếp tục thảo luận. Cũng có khi là tư duy có thể ý thức được về chính mình. Nhưng đi sâu vào vấn đề này cần nhiều thòi gian mà tôi nghĩ tối nay không đủ, nên bây giờ chúng ta hãy nhìn sự việc một cách chung nhất mà thôi.

Việc ta có thể tiếp cận vấn đề này theo một cách nào đó xem ra không phải hoàn toàn không làm được, nhưng là một vấn đề rất khó. Tôi dám đồ rằng một trong những lí do khiến vấn đề trở nên khó, đó là, có một chỗ bị lỗi trong quá trình tư duy.

Tôi hiểu “cái đã được nghĩ” [22] là một cái toàn thể – đó là tư duy. “Cái đã được cảm giác”, thân xác, toàn bộ xã hội, tất thảy những cái đó đều cùng chia sẻ các suy nghĩ – tất cả là cùng chung một quá trình. Điều thiết yếu đối với tôi là đừng xé lẻ chúng ra, bởi vì tất cả là cùng chung một quá trình; những tư duy của ai đó khác cũng trở thành những tư duy của chính tôi, và ngược lại. Do đó sẽ lầm lẫn là sai lạc và nếu xé lẻ chúng ra thành tư duy của tôi, tư duy của bạn, những cảm giác của tôi, những cảm giác này, những cảm giác kia. Vì một số mục đích nào đó thì thế cũng ổn, nhưng không phải vì mục đích chúng ta đang bàn đây.

Tôi muốn nói rằng tư duy làm thành cái mà trong ngôn ngữ hiện đại của chúng ta thường được gọi là một hệ thống. Một hệ thống có nghĩa là một tập hợp những sự vật hay những bộ phận được cố kết với nhau. Nhưng theo cách mọi người thời buổi này thường dùng thì từ này có nghĩa là một cái gì đó mà tất cả các bộ phận của nó phụ thuộc lẫn nhau – không những chỉ đối với sự tác động qua lại giữa chúng, mà còn đối với cả ỷ nghĩa và sự tồn tại của chúng nữa.

Một tập đoàn được tổ chức như một hệ thống – có phòng này, ban nọ, phòng kia. Tách rời nhau ra thì chúng không còn ý nghĩa gì hết; chúng chỉ có thể vận hành cùng với nhau mà thôi. Cơ thể cũng là một hệ thống. Xã hội là một hệ thống theo nghĩa nào đó. Và v.v.

Tương tự như vậy, tư duy cũng là một hệ thống. Hệ thống này không chỉ bao gồm các suy nghĩ, các “cái đã được cảm giác” và các cảm giác [23], mà nó còn bao gồm cả trạng thái của cơ thể; nó bao gồm toàn bộ xã hội – vì tư duy luôn đi qua đi lại giữa mọi người trong một quá trình mà nhờ đó nó đã tiến hoá đi lên từ những thời xa xưa.

Một hệ thống luôn bị buộc phải tham gia vào một quá trình phát triển, biến đổi, tiến hóa và thay đổi cấu trúc, V.V., mặc dầu cũng có một vài đặc điểm nhất định nào đó của hệ thống trở nên tương đối cố đinh. Chúng ta gọi đó là cấu trúc. Các bạn có thể thấy rằng mỗi tổ chức đều có một cấu trúc nhất định. Có đôi khi cấu trúc đó bắt đầu bị vỡ ra vì đã rệu rã, và lúc này người ta có thể phải thay đổi nó.

Trong tư duy, ta cũng có một kiểu cấu trúc – một số đặc điểm tương đối cố định nào đó. Tư duy đã không ngừng tiến hóa và vì vậy chúng ta không biết cấu trúc này đã bắt đầu được hình thành từ thuở nào. Nhưng cùng với sự lớn mạnh của nền văn minh, nó đã phát triển lên rất nhiều. Có thể rằng trước khi có nền văn minh, tư duy đã từng rất đơn giản, nhưng nay nó đã trở nên rất phức tạp, đã mở ra nhiều nhánh và thiếu mạch lạc hơn nhiều so với trước kia.

Vậy là ta có một hệ thống tư duy. Tôi vừa nói rằng bên trong hệ thống ấy có một cái lỗi một lỗi hệ thống. Đây không phải là một lỗi nằm chỗ này, chỗ kia hay chỗ nọ, mà xuyên suốt cả hệ thống. Các bạn hình dung được chứ? Nó ở khắp nơi và không ở đâu cả. Bạn có thể nói, “tôi thấy chỗ này có vấn đề, nên tôi sẽ xử lí nó bằng tư duy của mình”. Nhưng tư duy “của tôi” lại là một phần của hệ thống. Nó có cùng một lỗi giống lỗi mà tôi đang cố gắng xem xét, hay một lỗi tương tự.

Chúng ta đang có chính cái lỗi hệ thống như thế; và các bạn có thể thấy rằng nó là điều đã và đang diễn ra trong tất cả mọi vấn đề của thế giới – chẳng hạn như những vấn đề do sự phân mảnh của các quốc gia tạo ra. Ta bảo: “Đây là một lỗi. Có gì đó không ổn.” Nhưng trong khi xử lí nó, ta vẫn dùng đúng cái tư duy phân mảnh đã khiến vấn đề nảy sinh, chỉ có là ta sử dụng một phiên bản khác đi chút ít mà thôi; do đó nó không những không có tác dụng mà còn có cơ làm cho sự việc tồi tệ thêm. Rất có thể bạn nói rằng bạn đã thấy được hết mọi việc đang diễn ra và hỏi “làm sao bây giờ nhỉ?”. Bạn cố nghĩ, nhưng giờ đây cái lỗi hệ thống ấy đã lan ra khắp toàn bộ tư duy của bạn rồi. Vậy phải trông cậy vào cái gì đây?

H: Vậy có nghĩa là toàn bộ hệ thống đã bị ô nhiễm?

Bohm: Đúng, đó là một cách nhìn. Đã xảy ra điều gì đó trong khắp cả hệ thống khiến ta không còn tư duy đúng đắn được nữa – toàn bộ quá trình trong hệ thống đã sài lệch. Cũng có thể có những mẩu nhỏ vẫn còn khả quan, nhưng không bền. Điều này phần nào giống như ta thường nói về một quả trứng chỉ bị ung vài chỗ. Cứ cho là còn vài chỗ khác chưa bị ung, nhưng rồi cái ung đó sẽ lan rộng ra.

Trong khoa học, ta có thể có một lối tư duy tương đối rõ ràng. Nhưng dẫu gì thì cũng chẳng được hoàn toàn rõ ràng, vì các nhà khoa học luôn lo cho uy tín và địa vị của mình, và cả những cái khác. Đôi khi họ không muốn xem xét những ý tưởng không phù hợp với những lí thuyết hay với những giả thuyết mà họ đưa ra. Tuy nhiên, khoa học luôn chủ tâm nhìn vào sự thực – nhìn các lí thuyết một cách khách quan, điềm tĩnh và không thiên kiến – dù nhà khoa học có thích thú với cái mình nhìn thấy hay không. Trong chừng mực nhất định, lối tư duy trong khoa học là tương đối mạch lạc hơn so với trong các lĩnh vực khác của đời sống. Khoa học và công nghệ đã đạt được một số kết quả hết sức ấn tượng – một năng lực đã được giải phóng.

Nhưng giờ đây ta lại phát hiện thấy rằng, bất cứ khi nào cần dùng đến khoa học là ta lại quên khuấy mất phương pháp khoa học. Ta chỉ chăm chăm nói rằng việc sử dụng những gí do các nhà khoa học vừa khám phá ra sẽ được quyết định bởi nhu cầu của tổ quốc, hoặc bởi nhu cầu tôi phải kiếm tiền, hoặc bởi việc tôi phải đánh bại một tôn giáo nào đó, hay chỉ thuần tuý bởi nhu cầu chứng tỏ quyền lực của bản thân. Vậy là ta thấy rằng, thứ tư duy còn tương đối chưa bị ô nhiễm đã được mang ra sử dụng để phát triển một số cái nhất định, để rồi sau đó lúc nào ta cũng cậy vào thứ tư duy đã bị ô nhiễm nặng nề nhất nhằm quyết đinh xem phải làm gí với những cái đó. Đó là một phần tạo nên sự không mạch lạc.

H: Có phải ngài nói rằng chúng ta đang phải hứng chịu sự ô nhiễm ấy, và chúng ta không thể nhìn ra những ý định thật của chính mình?

Bohm: Chúng ta không thấy rằng những ý định của mình là không mạch lạc – rằng có khi sự thiếu mạch lạc ấy lại là do ô nhiễm mà ra.

H: Tôi nghĩ rằng với tư cách những cá nhân, chúng ta đang phấn đấu giải quyết những gì thuộc về bản thân chúng ta – vậy đâu là những ý định của chúng ta với tư cách những cá nhân? Điều gì khiến ta làm theo cách mà ta đang làm? Và đồng thời tôi thấy rằng một phần những vấn đề bao trùm mà ngài vừa miêu tả lại là một kiểu vấn đề khác mà các cá nhân chưa từng phải đối mặt. Chẳng hạ các cá nhân muốn sống và muốn sinh con đẻ cái. Việc này không thể tiếp tục được nữa nếu hiểu nó theo cách hiểu trong quá khứ, vì nhiều vấn đề mà ta vấp phải đều là do ‘hiện nay ta đang quá đông. Ta cứ ngỡ rằng mình đang giải quyết những vấn đề đó với tư cách cá nhân, nhưng ít nhiều về phương diện tập thể thì ta lại nhận thấy rằng chúng ta không thể thực hiện được những công việc cơ bản mà các cá nhân vẫn quen thực hiện, nhận thấy rằng có một cái gì đó cần phải được thay đổi.

Bohm: Vâng, điều đó quá là đúng, nhưng ta dường như đâu có chịu làm. Mọi người cố xúm lại để xử lí những việc này, nhưng lại cảm thấy không thể tiến xa. Ví dụ như việc môi trường sinh thái bị ô nhiễm hay việc khí hậu bị biến đổi. Người ta đã chẳng làm được bao nhiêu để giải quyết những vấn đề này. Nhiều chính phủ đã đưa ra vô khối những lời lẽ hay ho, nhưng khi cần những khoản tiền lớn để hỗ trợ cho những lời lẽ đó thì họ cũng chẳng xúc tiến được gì nhiều. Những ý định hết sức tốt đẹp này đã bị vô hiệu hóa bởi một loạt những ý định khác hay bởi cả chồng đống những loạt ý định khác – nào là ta không được can thiệp vào chuyện này, ta không thể can thiệp vào chuyện kia, hay ta phải tuân theo cái kia, cái nọ. Và rốt cuộc thì kết quả thu được chẳng là bao lăm.

Đấy vẫn là cùng một sự không mạch lạc như nhau. Những ý định mà ta đề xướng đã bị chặn đứng lại bởi một loạt những ý định khác mà ta không những không đề xướng mà có khi cũng chẳng biết rõ lắm là mình có. Cũng biết đâu là chính chúng ta không muốn biết.

H: Có vẻ như ta cần phải ý thức được về một số mặc định nào đó mà ta thậm chí không hề ý thức được là ta có. Chúng ta cần đặt câu hỏi xem liệu trong hệ thống hiện đang có những mặc định nào mà ta cho là hợp lệ, và ta vẫn thường xuyên ứng đối với chúng như thế nào, vì có cái gì đó ta không để ý đang hạn chế khả năng của chúng ta trong việc thực hiện những ý định của mình, cả trên bình diện cá nhân lẫn tập thể.

Bohm: Tôi nghĩ rằng ta không thực sự ý thức được những gì đang xảy ra trong cái hệ thống mà ta gọi là “tư duy” này. Ta không biết nó hoạt động ra sao. Ta khó mà hình dung được nó là một hệ thống; thậm chí việc thừa nhận nó là một hệ thống riêng cũng không nằm trong truyền thống văn hóa của chúng ta.

H: Xin ngài cắt nghĩa thế nào là hệ thống thêm một lần nữa. Ngài từng bảo rằng tư duy có một vết rạn hệ thống, nhưng ngài cũng gộp luôn cả các cảm xúc vào đó. Liệu ngài còn định gộp thêm gì nữa không?

Bohm: Trạng thái cơ thể, các cảm xúc, và cả toàn bộ xã hội – văn hóa, cách chúng ta chuyển giao thông tín cho nhau, v.v.

H: Khi nói “trạng thái cơ thể”, ngài có bao gồm trong đấy cả các cơ quan của cơ thể không?

Bohm: Có, các cơ quan cũng chịu tác động của nó.

H: Ngài muốn nói rằng tất cả là một hệ thống khép kín?

Bohm: Không, không hẳn tôi nói rằng nó hoàn toàn khép kín. Không nhất thiết một hệ thống phải là khép kín. Nó cần phải để ngỏ cho những ảnh hưởng khác nhau của mọi thứ có thể đến và đi. Đó là ý niệm tổng thể về một hệ thống. Nó không nhất thiết phải khép kín, nhưng phải có một sự ổn định nhất định về cấu trúc. Nó có xu hướng giữ vững và duy trì cấu trúc của mình, sao cho khi có thứ gì đó từ bên ngoài thâm nhập vào, nó phải phản ứng theo một kiểu nhằm tránh được sự thay đổi về cơ bản.

H: Nhưng tôi đang hi vọng ngài sẽ nói rằng có một khả năng có thể mở banh cấu trúc ra, hay có thể nhìn thấy nó.

Bohm: Đúng, có đấy. Tôi không nói mọi thứ đều là hệ thống. Tôi nói rằng hệ thống lây lan và thâm nhập vào hết thảy mọi hoạt động của chúng ta. Nó giống như có cái gì đó đang lây lan đến mọi hoạt động của chúng ta; nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả. Bạn có thấy sự khác nhau không? Hệ thống mang tính lây lan mạnh đến như vậy, tuy nhiên, đó gần như là tất cả những gì ta thấy được trong phần lớn thời gian mà thôi.

H: Ngài có thể cho biết cái gì là cái không thuộc về hệ thống không?

Bohm: Có một điều ta nói được, đó là, có thể có một loại tri giác hay một loại trí thông minh nào đó sâu kín hơn cho phép ta nhìn ra được sự không mạch lạc này. Bản thân hệ thống không thể nhìn rõ lắm sự không mạch lạc của chính nó, vì như thế có thể sẽ khiến cho hệ thống bị méo mó. Nhưng tôi cho rằng vẫn có một khả năng nhìn ra được sự không mạch lạc này.

Như chúng ta đã nói, trong chừng mực nào đó, hệ thống là cần thiết. Ta cần đến hệ thống tư duy này vì đủ mọi loại mục đích. Nhưng nó đã bộc lộ ra một lỗi. Thế nên tôi mới nói là phải có một loại trí thông minh hay một loại tri giác vượt ra ngoài phạm vi của kí ức. Có nhiều cái vượt ra ngoài phạm vi của hệ thống này. Hệ thống này thật ra chỉ là một phần rất nhỏ của thực tại; nhưng cái bóng của nó hiện ra lù lù. Trừ phi các bạn thực sự thấy cái mà tôi đang nói, bằng không thì những gì tôi nói đều sẽ được sáp nhập vào hệ thống như một hình ảnh. Các bạn đã rõ vấn đề chưa? Hệ thống này có xu hướng sáp nhập tất cả mọi thứ. Tất cả những gì lặp đi lặp lại nhiều lần ắt sẽ trở thành một bộ phận của hệ thống. Cũng vậy, một người nào đó có thể có khả năng nhìn thấu [24], thì khả năng ấy dễ dàng trở thành bộ phận của hệ thống.

H: Ngài để trực giác ra bên ngoài hệ thống này à?

Bohm: Điều này tuỳ thuộc bạn hiểu thế nào là “trực giác”. Tôi nghĩ hệ thống này có khả năng bắt chước một loại trực giác. Nó có thể tạo một kí ức về hực giác, được cảm thấy như hơi giống với trực giác.

H: Nhưng trực giác không thuộc về hệ thống, có phải vậy không?

Bohm: Nếu đúng thế thì không. Tôi vừa nói có mấy thứ có thể không thuộc hệ thống, đó là “tri giác” hoặc “nhìn thấu” hoặc “trí thông minh”. Có nhiều thứ bạn có thể gọi như thế, mà rồi tiếp đây chúng ta sẽ cố gắng làm rõ. Dù chúng ta gọi là gì, thi lúc này tôi cũng nghĩ rằng nó không phải là một phần của hệ thống. Bằng cách này, ta để ngỏ cho các khả năng của mình, và may ra ta sẽ tìm thấy được vài bằng chứng chứng tỏ hệ thống không phải là tất cả mọi thứ.

H: Liệu có những lúc nào đó mà một hành động diễn ra như một kết quả của cái mà ta tạm gọi là tư duy không-vì-bản-thân-mình [25] hay không – tức là không cố áp đặt nó lên ai đó – nơi có một yếu tố của lòng trắc ẩn và của tình yêu thương mạnh mẽ trong cái loại tư duy đặc biệt này? Khi đó thì sự phân mảnh của tư duy không nhất thiết phải là một phần của hành động đó.

Bohm: Nếu có một lòng trắc ẩn và một tình yêu thương kiểu như thế thì tôi dám nói là nó không thuộc hệ thống. Nhưng tất nhiên, rất nhiều cái được mọi người cảm thấy giống như là lòng trắc ẩn và tình yêu thương, nhưng thực tế chúng lại là một phần của hệ thống, bởi vì khi được lặp đi lặp lại thì một lần nữa những kinh nghiệm ấy rồi sẽ trở thành một thói quen. Tư duy có thể tạo ra những kinh nghiệm khỏi cần chúng ta phải biết rằng chúng được tư duy tạo ra. Chính tính chất dễ đánh lừa này của tư duy là cái chúng ta cần dè chừng. Nhầm lẫn tệ hại nhất thường xảy ra khi ta hỏi cái gì là cái không phải thuộc hệ thống, vì nếu cái thuộc về hệ thống mà bạn lại nhầm thành là cái không thuộc về hệ thống thì bạn sẽ chào thua luôn. Do đó, bạn phải hết sức thận họng về điều này. Cứ nói rằng tình yêu thương sẽ canh chừng cho mọi thứ thì chẳng ích gì. Người ta đã nói thế hàng bao đời rồi mà đâu có làm được. Giáo phái Kitô dựa trên ý tưởng rằng Thiên Chúa chính là tình yêu thương. Họ bảo rằng có một đức Chúa Trời là tình yêu thuần khiết, là Đấng Cứu thế, v.v. Tuy nhiên, những con chiên theo đạo Kitô không chỉ đấu tranh chống lại các giáo phái khác mà họ còn đấu tranh với nhau không kém phần quyết liệt. Họ tiến hành những cuộc thánh chiến khốc liệt kéo dài nhiều thế kỷ và đã gây ra những chuyện khủng khiếp. Giờ thì tôi chắc rằng những người này không còn có ý định lao vào những chuyện đó nữa; họ có những ý đồ khác. Nhưng do vì cái cách mà họ suy nghĩ về tôn giáo của mình nên họ đã chẳng cứu giúp được gì ai. Chẳng hạn, những ý tưởng về tình yêu thương đã bị thay thế bằng những ý tưởng thần học. Hoặc người ta đã đem gắn liền một vấn đề tôn giáo nào đó với chế độ quân chủ hay với cường quyền, hay với đủ mọi thứ khác. Thế nên nếu chỉ nói suông rằng “chúng ta phải hành động trên cơ sở của tình yêu thương” thì đâu có ngăn chặn được bạo lực, vì điều đó có thể biến thành một thứ ý tưởng mà hệ thống sẽ hấp thụ nó vào mình ngay tức khắc.

H: Nếu tất cả những gì tôi biết trong suốt cuộc đời đều nằm trong hệ thống, thì bất kì khái niệm nào về việc có một cái gì đó bên ngoài hệ thống chỉ là một khái niệm về hệ thống. Và tôi không thể hiểu điều đó có nghĩa gì.

Bohm: Chúng ta không biết nó có nghĩa là gì, nhưng chúng ta phải biết nuôi dưỡng ý tưởng. Tôi nghĩ chúng ta phải cẩn thận chớ có mô tả về mình như đang ở vào một xó xỉnh nào trong hệ thống – nói rằng mọi thứ đều ở trong hệ thống và không có cách gì thoát được.

H: Tôi chỉ nói là tôi đã hiểu được cái quan niệm cho rằng tôi có thể mường tượng là có cái gí đó ở bên ngoài mà thôi.

Bohm: Có khi nó vẫn ở trong. Điều này có thể trở thành nguồn gốc gây ra nhầm lẫn nguy hiểm nhất, là vì bạn sẽ nói “nó ở bên ngoài rồi, thế là ổn”. Bằng cách ấy, tư duy đã tạo ra được một cái gì đó tưởng chừng như ở bên ngoài, và nó không nhận ra rằng nó đang làm điều này. Đó là một trong những lỗi lầm cơ bản. Tư duy tạo cái gì đó xong lại bảo “tôi có tạo ra nó đâu; nó sẵn ở đó đấy chứ”.

H: Ngài vừa nói rằng việc dùng tư duy để xác lập các đường biên giới sẽ dẫn đến sự phân mảnh; vậy thì nên chăng ta phải nhìn ra được sự khác biệt giữa cái gì là hệ thống và cái gì không phải là hệ thống?

Bohm: Giá như ta cố thể nhìn thấy nó. Nhưng vấn đề là ta làm cách nào để nhìn thấy nó cơ.

H: Cho đến nay, khá nhiều lần con người đã có thể nhìn thấu vào những hệ thống riêng biệt, hoặc trở nên ý thức về một điều gì đó và đã tạo được những thay đổi lớn. Vào thời trước khi khoa học được xác lập, người ta đã tin vào ma thuật, rồi sau đó khoa học mới xuất hiện. Có nhiều trường hợp giống như thế, trong đó con người đã có được một sự thay đổi triệt để trong một lĩnh vực có giới hạn. Tôi thắc mắc không biết rằng liệu nếu nhìn vào cách họ làm xưa nay đối với một lĩnh vực riêng nào đó thì có hữu ích hay có quan thiết gì không để tìm được đến với cội rễ của toàn bộ hệ thống.

Bohm: Bạn có ý gì rồi chăng?

H: Chỉ là thế này, làm cách nào mà con người đã đi được từ chỗ hoàn toàn không có khoa học đến chỗ có khoa học?

Bohm: Đây là một vấn đề rất quan thiết và lí thú. Làm cách nào mà tri thức khoa học lại có thể phát triển được trong khi nó trái ngược đến thế so với với nền văn hóa trước nó? Cái này đòi hỏi phải có cái tôi thường ưa gọi là sự nhìn thấu bên trong bản chất sự vật. Tôi có thể dẫn ra khá nhiều ví dụ. Từ thời Hi Lạp cổ đại đến thời Trung cổ, con người tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, và họ tin rằng có bảy tinh cầu mà mức độ hoàn hảo của chúng tăng dần theo thứ tự. Hoàn hảo nhất là tinh cầu thứ bảy. Ý niệm được lấy làm cơ sở ở đây là ý niệm về một trật tự của sự hoàn hảo ngày càng tăng, và cái ý niệm cho rằng mỗi vật đều cố đạt tới đúng vị trí của nó. Đó là một quan điểm vô cùng hữu cơ về vũ trụ. Do đó, họ nói: “Vì chúng là hoàn hảo nên các thiên thể phải chuyển động theo những hình dạng hoàn hảo. Hình dạng hoàn hảo duy nhất, đó là hình tròn, cho nên các thiên thể phải chuyển động trên các đường tròn.” Sau rồi vì họ thấy các hành tinh không chuyển động đúng như vậy, nên họ đã cố cứu vãn thể diện bằng cách nói rằng “À, nó không hoàn toàn tròn, nhưng chúng ta có thể hóa giải nó bằng cách coi như có những mặt tròn đang nằm trên những mặt tròn khác – gọi là các vòng ngoại luân.” [26] Thế tức là, khi thấy niềm tin không còn đứng vững thì thay vì tìm hiểu nó một cách nghiêm túc, họ lại có xu hướng xoay xở để cứu vãn nó.

Bằng chứng dần dần được tích lại, nhất là vào giai đoạn sau khi kết thúc thời kì Trung cổ, cho thấy rằng giữa vật chất trên trời và vật chất dưới đất không hề có sự khác biệt quá lớn. Chẳng hạn, bề mặt mặt trăng cũng rất mấp mô chứ không có gì là hoàn hảo. Không riêng trái đất, mà các hành tinh khác cũng có vệ tinh v.v. Không tìm được nhiều bằng chứng lắm cho sự khác biệt hoàn toàn giữa vật chất trên trời và vật chất dưới đất. Nhưng ý tưởng khăng khăng cho rằng vật chất trên trời về cơ bản là khác hẳn vẫn dai dẳng tồn tại. “Nó thuộc về cõi trời, nó là hoàn hảo, nó thuộc về cõi ấy. Nó nằm đó, có nơi có chốn của nó.” Và mọi người đã lấy làm rất thoả mãn với điều này trong một thời gian dài.

Vào thời của Newton, hay ngay cả trước đó nữa, đã có đủ bằng chứng để đặt vấn đề này ra một cách nghiêm túc, và có lẽ có một số người đã làm vậy.

Nhưng ở một trình độ vô thức nào đó người ta vẫn tiếp tục hỏi rằng “tại sao mặt trăng cứ ở mãi trên bầu trời nhỉ? Điều đó chẳng qua chỉ là tự nhiên thế thôi. Nó là vật chất nhà trời, nó nằm đó, có nơi có chốn của nó”. Không ai lo đến chuyện vì sao nó lại không rơi xuống đất. Vậy tức là vào những thời xa xưa, cách cắt nghĩa đó là rất hợp lí, và việc không cần phải nghi ngờ gì về điều này đã trở thành một thói quen xưa cũ – cứ coi nó đương nhiên là thế. Nhưng vào thời của Newton thì có quá đủ bằng chứng để có thể nghi ngờ điều đó.

Có câu chuyện này, đúng sai ra sao tôi không biết, kể rằng khi Newton nhìn một quả táo đang rơi thì ông chợt có một cái nhìn thấu. Câu hỏi “vì sao mặt trăng không rơi?” biết đâu đã có trong tâm trí ông từ trước. Và đột nhiên xuất hiện câu trả lời: “Mặt trăng đang rơi. Đó chính là lực hấp dẫn phổ quát. Cái gì trên đời này cũng rơi vào nhau hết.” Và ông thấy phải cắt nghĩa cho được vì sao mặt trăng không va vào trái đất, điều mà về sau đó ông đã thực hiện bằng vào vài phép toán, chỉ ra rằng mặt trăng còn có cả xu hướng chuyển động ra xa. Vì ở xa nên nó chuyển động rời xa trái đất trên một quỹ đạo, và chính điều đó đã giữ cho nó không chạm được vào trái đất trong khi nó vẫn đang trong hạng thái rơi.

Vậy chắc chắn vào thời điểm ấy ông ta phải có cái nhìn thấu vào sự vật mới phá vỡ được cái khuôn đúc cũ kĩ ấy của tư duy. Trước đó chưa có ai bận tâm đến câu hỏi tại sao mặt trăng không rơi, vì người ta thấy rằng việc vật chất trên trời nằm đúng nơi đúng chốn của nó là chuyện quá ư tự nhiên. Chìa khoá của sự nhìn thấu nằm ở chỗ nó phá vỡ được khuôn đúc của tư duy. Từ lúc này trở đi, việc đến với tư duy mới mẻ không còn nhiều khó khăn lắm nữa, vì bạn có thể nói rằng nếu mặt trăng đang rơi nghĩa là có một lực hấp dẫn phổ quát – mọi vật đều đang rơi. Và bạn có thể từ đó mà tiến thêm.

Còn có những trường hợp khác cùng kiểu như thế, và tập hợp lại chúng dẫn chúng ta đến với cách nhìn hiện đại hơn. Nhưng hiện nay cách nhìn hiện đại hơn ấy cũng lại bị cố định một cách cứng nhắc không khác gì cách nhìn xưa cũ, và cũng phải có một cái gì đó phá vỡ nó đi. Người thời nay có xu hướng nói rằng đó là chân lí tuyệt đối, chân lí tối hậu, có lẽ không còn những câu hỏi thật cơ bản được đặt ra để ném một vài nghi ngờ lên toàn bộ bộ khung đang là cơ sở của khoa học hiện đại nữa – cũng giống việc đã xảy ra nhiều thế kỷ trước đây đối với những bộ khung của Hi Lạp cổ đại và của thời Trung cổ. Tất nhiên, cái nhìn thấu của Newton chỉ phá vỡ mẫu hình trong một vài lĩnh vực có hạn. Nó chưa phá vỡ được mẫu hình trong cái địa hạt rộng bao la mà chúng ta vừa bàn đến. Nói cách khác, tất cả những cái nhìn thấu suốt này trong khoa học rốt cuộc đã bị hệ thống tư duy nói chung đồng hóa.

Điều tôi muốn gợi ý là, thể nào cũng phải tồn tại một sự nhìn thấu tổng quát có thề phá vỡ được phương thức tư duy cũ kĩ. Chúng ta sẽ còn quay trở lại vấn đề này. Chúng ta phải thực sự nhìn vào đó. Trước hết ta hãy suy nghĩ về riêng một lĩnh vực cái đã, để xem ta có thể nhìn thấy gì. Điều này rồi sẽ dẫn đến nhiều điều khác nữa.

H: Khi ngài nói ta phải suy nghĩ về hệ thống thì có phải là chính hệ thống đang tiến hành suy nghĩ hay không?

Bohm: Có thể là như thế mà cũng có thể không. Tôi thiết nghĩ chúng ta không nên vội xét đoán vấn đề này. Tôi đang nói rằng suy nghĩ đích thực có thể đột ngột xuất hiện trong một ánh chớp. Đôi khi điều đó phải xảy ra, bằng không thì chúng ta sẽ đi được đến đâu? Có thể chúng ta sẽ không bao giờ đi được đến đâu cả. Nếu lúc nào cũng dùng lối suy nghĩ kiểu dân tộc chủ nghĩa để xử lí các vấn đề thực tiễn thì ắt chúng ta đã chết lâu rồi.

H: Nói rằng cái nhìn thấu của Newton nằm ở chỗ ông đã nhìn thấy hạng thái tự nhiên của mọi vật là chúng không đứng yên, có đúng thế không?

Bohm: Đúng. Nhưng ngay cả trước khi có được cái nhìn thấu về lực hấp dẫn thì đã có một cái nhìn thấu khác, nhìn thấy rằng vận động là trạng thái tự nhiên của mọi sự vật, mà chính Galileo cũng đã có đóng góp vào đó. Tôi chưa kể hết toàn bộ câu chuyện. Tôi chỉ tập hung vào một điểm, đó là lực hấp dẫn.

H: Điều ngài nói rất quan thiết và lí thú ở chỗ Newton đã đặt ra được một câu hỏi mà trước đó có lẽ ông không nghĩ là ông sẽ hỏi. Thế rồi mẫu hình tư duy cũ đã bị phá vỡ.

Bohm: Đúng thế, điều đó có thể xảy ra khi mọi người nói chung đặt sai câu hỏi, rồi về sau có ai đó tới và đưa ra một câu hỏi đúng. Một câu hỏi sai là một câu hỏi đã mặc định chính cái điều cần phải hỏi. Cái đó gọi là “hỏi để mà hỏi”. Trước Newton, trong vật lí học, người ta luôn luôn đặt ra những câu hỏi sai bởi vì họ không ý thức được tầm quan trọng của câu hỏi vì sao mặt trăng không rơi. Có thể họ đã hỏi: “Tại sao mặt trăng lại di chuyển từ đây đến kia?”, “Tại sao hành tinh này lại di chuyển trong tập hợp các đường ngoại luân riêng này?”, v.v. Những câu hỏi của họ sai bởi vì họ đã mặc định rằng các hành tinh di chuyển trong cầu trường mà chúng thuộc về nơi đó. Tất nhiên làm như thế là không phù hợp với tình huống thực tế. Thế là bởi họ đã không nghi ngờ gì toàn bộ cấu trúc, họ có nguy cơ bị dẫn đến chỗ hỏi hàng lô câu hỏi khác chẳng có ý nghĩa gì và như vậy sẽ bị dấn sâu hơn vào sự lầm lẫn. Những câu hỏi của bạn có chứa những mặc định ngầm ẩn; đó là mấu chốt. Do vậy mà khi bạn đặt ra một câu hỏi về bản thân câu hỏi, thì có khi là bạn đang hỏi về một mặc đinh khó lường hơn. Nhưng điều đó đã được thực hiện một cách bất thành văn. Các bạn có hiểu ý tôi không? Đặt câu hỏi về câu hỏi rốt cuộc phải là một hành động bất thành văn mà bạn không thể mô tả được.

H: Và điều đó có thể phá vỡ tất cả mọi mẫu hình? Bohm: Đúng, bất luận thế nào nó cũng phá vỡ mẫu hình.

Do đó ta hãy giả định rằng mẫu hình kiểu này của hệ thống không phải là thứ mà ta đang bị kẹt trong đó. Có lẽ xét một cách tuyệt đối thì nó không phải là cái không thể tránh được; có những dấu hiệu cho thấy nó có thể bị phá vỡ.

H: Ngài nói việc đặt câu hỏi về câu hỏi là một việc làm bất thành văn, thế có nghĩa là sao?

Bohm: Nếu tôi nói tôi có một câu hỏi trong đó có thể có chứa những mặc định cần được hỏi, thì tôi có thể nói ra thành câu thành chữ về những mặc định này được. Nhưng cái gì đã dẫn tôi đến chỗ phải hỏi về câu hỏi của tôi? Kiểu gì tồi cũng phát biểu câu hỏi này ra thành câu thành chữ được; nhưng tôi đang nói về bước đầu tiên cơ, về cái loé chớp của sự nhìn thấu ấy, nó là bất thành văn.

H: Đó là những tri giác thiếu vắng tư duy, và sau đó tư duy trở thành một sản phẩm của những tri giác này, có phải vậy chăng?

Bohm: Đúng, tư duy chịu tác động của những tri giác. Những tri giác này khiến tư duy có được một bước ngoặt mới.

H: Nếu nhìn thấu không phải là tư duy thì nó là cái gì?

Bohm: Ta thực sự cần nghiên cứu kĩ vấn đề đó một cách thận trọng. Ta có thể trả lời câu hỏi này thế nào đây? Đối với vấn đề này, tư duy không thể trả lời một cách thoả đáng. Nhưng nếu thế thì trên một phương diện khác tư duy lại vẫn có thể nói đôi điều gì đó về nó, giúp ta hướng đến câu hỏi. Ta không cố chấp bảo rằng tư duy luôn là thủ phạm, hoặc luôn tồi tệ. Trong nhiều trường hợp, tư duy hoàn toàn có thể đúng, không chỉ về mặt chuyên môn sâu mà cả trong nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng loại tư duy có thể tham gia vào một việc kiểu này phải là một cảm giác bất chợt nào đó về sự thức tỉnh.

H: Nói về nhìn thấu, liệu có phải có một cái quỹ nhìn thấu vô tận mà ai trong chúng ta cũng có thể sử dụng hay không?

Bohm: Tôi xin nhắc lại, tôi phải trả lời câu hỏi này như thế nào đây? Tôi đang cố nói rằng “hãy xem câu hỏi đã”. Tôi đang nói rằng vấn đề ở đây là học cách đặt câu hỏi về câu hỏi. Bạn có chắc là tôi có thể trả lời “có” hoặc “không” hay không? Nếu tôi không thể trà lời được, thì chúng ta sẽ làm gì đầy?

H: Hãy xem lại câu hỏi.

Bohm: Đúng. Đừng vội trả lời ngay. Newton thậm chí phải mất một thời gian dài trước khi ông đến được với câu hỏi, mà ông đâu phải là người không cực kì sáng dạ.

H: Có thể có một thứ tri giác sẽ xuất hiện giúp ta thấy được mình đang thiếu kiên nhẫn đến mức nào; vì cớ gì mà tư duy lại thích đưa ra những câu trả lời và những lòi giải thích nhanh đến như vậy?

Bohm: Chúng ta cũng có thể xem xét cả điều này nữa. Tại sao chúng ta muốn có câu trả lời ngay?

H: Để còn chuyển sang câu hỏi khác.

Bohm: Làm như vậy có đúng không? Thế có nghĩa là ta không quan tâm đến câu hỏi. Nếu đích thực sự bận tâm của ta là việc chuyển sang câu hỏi khác, vậy thì ta không phải giải quyết câu hỏi này cho thật đến nơi đến chốn nữa.

H: Nhưng đó là điều mà chúng ta vẫn làm.

H: Có lẽ thế thì giống như một chiếc máy tính, lúc nào cũng muốn có ngay thông tin và các kết luận. Có lẽ đó là bản tính tự nhiên của cơ cấu tư duy.

Bohm: Cũng có thể. Vậy ta phải hỏi “sao tự mình bắt mình phải khuất phục cỗ máy đó?”.

H: Có thể là nếu có được một câu trả lời nhanh, chúng ta sẽ cảm thấy mình được định hướng và có được cảm giác an toàn chăng?

Bohm: Nhưng các bạn cũng có thể nói như thế về Newton – rằng ông ấy cũng muốn có câu trả lời ngay. Câu hỏi về mặt trăng có thể từng là một câu hỏi gây xáo trộn. Ngay cả trong khoa học, việc nảy sinh những câu hỏi cơ bản có thể gây rất nhiều xáo trộn. Ai đó có thể cảm thấy “tôi thích có câu trả lời ngay, để còn sớm thoát khỏi tình trạng xáo trộn khó chịu này”, nhưng rồi người đó sẽ chẳng bao giờ đi đến đâu cả.

H: Nói chung khi không biết được cái gì đó thì ai cũng thấy khó chịu.

Bohm: Đúng. Nhưng vậy thì Newton cũng đã từng phải có lúc ở vào tình trạng không biết. Không riêng gì Newton, mà các nhà khoa học khác cũng đã phải có một giai đoạn nhất định lâm vào tình trạng không biết, hay một trạng thái mơ hồ, hay thiếu mạch lạc, hay có thể là những cảm giác khó chịu nào đó khác. Nhưng tôi nghĩ Newton đã phải mất khá nhiều thời gian chịu đựng cảnh ấy. Ông hẳn đã phải trải qua những thời kì dài trong trạng thái không phải lúc nào cũng thoải mái.

H: Vậy trong chừng mực nào đó ta phải duy trì sự không mạch lạc, chứ đừng vội gạt bỏ nó ngay, phải thế không?

Bohm: Đúng, nếu nghĩ rằng bạn đã gạt bỏ được sự không mạch lạc trước khi bạn thật sự làm được điều đó, thì sẽ là sai lầm. Mặt khác hệ thống có thể tạo ra cái vẻ ngoài, hay cái cảm tưởng là sự không mạch lạc đã bị gạt bỏ. Hệ thống dường như muốn nhớ đến sự thúc ép nhưng không thật sự muốn đi đến tận cội nguồn của sự việc.

Đây vẫn là cùng một vấn đề, vẫn là cái lỗi ấy, nhưng theo kiểu khác – vẫn cái lỗi mà chúng ta đã nói đến. Nó lây lan ra khắp hệ thống. Hệ thống không dừng lại với chính cái vấn đề khó khăn đã khiến nảy sinh ra những cảm giác khó chịu. Theo kiểu nào đó thì nó được quy định phải càng nhanh càng tốt chuyển ngay sang những cảm giác dễ chịu hơn, mà khỏi cần phải thực sự đối mặt với cái đang gây ra cảm giác khó chịu.

H: về những cảm giác khó chịu và về sự bối rối thì chúng tôi cũng từng được biết. Tôi đã từng thấy một đứa bé tìm cách giải một kiểu câu đố; nó cứ cố mà chẳng hề có biểu hiện bối rối hay khổ sở gì, chỉ thấy thích thú mà thôi – cứ cố, cố mãi cho đến khi biết đâu thành công. Vậy phải chăng việc học hỏi, tìm hiểu là công việc xuất phát từ sự sốt sắng đối mặt với cái gì đó cần chờ đợi chứ không hề có ngay câu trả lời?

Bohm: Điều đó rất có thể, nhưng ta cần phải xét đến trạng thái của hệ thống đã tiến hóa song song cùng với các nền văn minh của chúng ta qua hàng nghìn năm: chúng ta có quá nhiều kinh nghiệm không hay ho gì, không cách này thì cách khác gắn liền với việc không có được những câu trả lời, và hậu quả là từ đó sinh ra một phản ứng tức thời – chúng ta muốn có ngay câu trả lời. Đó là kí ức về tất cả những sự trải nghiệm khó chịu khi không có được câu trả lời. Những cái “felt”, những “cái đã từng được cảm giác thấy” ấy sẽ bật ngay dậy.

H: Trẻ em thường bị hối thúc phải có được câu trả lời.

Bohm: Bọn trẻ sẽ được thưởng nếu chúng có được lời giải đúng, vì vậy nếu chưa có được lời giải thì chúng buộc phải đối mặt với cảm giác khó chịu ở một mức độ nào đó. Hệ thống giáo dục đang vận hành đúng như thế, rồi toàn bộ hệ thống kinh tế cũng thế, và cả hệ thống chính trị cũng thế nốt.

Mọi thứ đều lớn mạnh lên theo lối ấy. Cái nãy giờ ta đang bàn chính là một bộ phận của cái hệ thống tư duy đó. Do đó, chúng ta phải nói “ta hiện đang nằm trong hệ thống, ta phải làm gì với nó đây?”. Nếu có cảm giác khó chịu thì ta hãy nói “mình không nên có cảm giác ấy. Đừng có nó thì tốt biết bao”. Nhưng chỉ nói thế thôi thì chẳng thay đổi được gì. Thay vì thế, ta nên nói: “Ta nên làm gì với nó bây giờ? Ta sẽ phải phản ứng như thế nào đây?”

H: Liệu rồi ta có được sự nhạy bén với một việc như thế này hay không?

Bohm: Ta sẽ xem thử xem có hay không.

H: Tôi cảm thấy như đây không hẳn là một cái gì đó liên quan đến trí tuệ. Thậm chí nghe qua giọng nói của chúng ta ở đây, ta cũng thấy trong đó có cái lối diễn đạt với nhau khiến người ta hiểu rằng ta đang nói theo nghĩa đen thôi, chứ chẳng phải là những ý tưởng hay những thứ gì trừu tượng. Bọn trẻ sẽ học mót được những lời lẽ ấy và thế là “Mình biết rồi. Mình biết rồi”.

Bohm: Vậy ngay ở đây ta có thể đương đầu được với điều đó không? Trong nhóm ta ở đây liệu có ai có cảm giác khó chịu khi phải đối mặt với sự không chắc chắn, hay với cái không biết không? Có lẽ các bạn nhận thấy ở đây có một động thái né tránh rất quyết liệt. Hệ thống đã được bố trí để tránh xa việc ta có thể ỷ thức được về điều đó. Bây giờ, bằng vào suy luận – tức là bằng cách chỉ suy nghĩ về điều này thật rõ ràng – ta có thể thấy rằng nếu cứ tiếp tục làm như vậy thì sẽ không ích gì, và kết quả hẳn sẽ là một thảm họa thực sự. Ta có thể nói “tôi đâu có ý làm vậy”. Thế mà bạn vẫn thấy chính mình đang làm điều đó. Trong bạn có một sự chế ngự đến từ đâu đó khác – nó đến từ hệ thống.

H: Phải chăng một phần của lỗi hệ thống nằm ở chỗ chúng ta không hiểu được đâu là vai hò của sự không mạch lạc đối với việc tìm hiểu và đối với hệ thống? Chúng ta hoặc cố thoát khỏi nó ngay lập tức, hoặc ở lì lại trong đó. Hình như ta không tìm được thứ nguyên lí cân bằng của con đường trung dung, cứ mặc cho sự không mạch lạc tự bộc lộ ra đủ cho chúng ta hiểu được điều gì đang diễn ra.

Bohm: Đôi khi ta làm thế. Tôi tin rằng ta hiểu rất rõ nó vận hành ra sao, vì ai cũng làm như thế trong những lĩnh vực không mấy quan trọng đối với mình.

H: Do đó chúng ta cần phải nhạy bén để xem nó có nghĩa là gì?

Bohm: Vâng, nhưng hệ thống thì không nhạy bén. Hệ thống can thiệp vào sự nhạy bén, nó phá huỷ sự nhạy bén.

H: Tôi không hiểu tại sao chúng ta không thấy được ra sự không mạch lạc?

Bohm: Chúng ta nhìn ra hay không nhìn ra? Đó là một vấn đề khá hiểm hóc, phải không nào? Đôi khi hình như ta có nhìn ra. Theo một cách hiểu sơ đẳng mang tính kĩ thuật, khi ai đó nhìn ra được sự không mạch lạc mà nó không làm cho người đó lo lắng hoặc sợ hãi, thì từ sự không mạch lạc ấy, người đó có thể rút ra những bài học, như người ta vẫn nói. Mọi người sử dụng sự không mạch lạc. Họ sẵn sàng xem xét nó nếu nó không khiến họ quá lo lắng. Nhưng nếu thấy nó là cái gì đó hệ trọng đối với bản thân mình thì hình như họ lại không làm như thế.

H: Phải chăng ta phải giáo dục lại hệ thống của mình – nghĩa là khi đang trong trạng thái bối rối, hoặc lo lắng vì không có được câu trả lời, ta phải hiểu rằng có thể còn có một khả năng khác? Như thể phải thực sự vạch rõ khả năng ấy ra cho hệ thống biết, trước khi ta thử trải nghiệm nó.

Bohm: Bạn sẽ làm điều đó như thế nào?

H: Chúng ta được dạy dỗ là phải luôn có câu trả lời. Trong cả đời mình, hễ giáo viên đưa ra một câu hỏi mà tôi trả lời được, vậy tôi là trò giỏi. Thế mà đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy chuyện được gọi là trò giỏi nếu không có câu trả lời. Như vậy hệ thống đã được nới thêm ra để bao hàm một điều gì đó mới mẻ mà thậm chí tôi chưa bao giờ tưởng tượng ra là có thể như thế: bị bối rối là điều hay, thậm chí còn thú vị nữa. Nếu tôi lo lắng thì thường tôi khó lòng mà không muốn đi tìm một câu trả lời, nhưng nay nghe được chuyện lo lắng là điều hay thì biết đâu chỉ vậy thôi cũng đủ để giảm bớt nỗi lo.

Bohm: Điều đó có thể có ích trong một số trường hợp. Nhưng khi bạn đang lo lắng thực sự – chẳng hạn bạn ở vào một tình huống nào đó thực sự nguy hiểm cho tính mạng hay cho quyền lợi của bạn – thì tôi nghĩ điều này không phải lúc nào cũng là hay. Mọi người ngày nay có thể lo mất việc làm, chẳng hạn, và họ có thể rất lo lắng về điều đó. Có thể làm cho đầu óc thảnh thơi chút ít nếu nghĩ “ừ mà lo lắng một chút cũng tốt thôi”. Nhưng dẫu có cần thiết đi nữa thì tôi cho rằng cũng không chắc có nhiều người duy trì được như thế lâu. Tôi muốn nhấn mạnh điểm này: không phải là bạn chi nghe thấy nói nó là hay, mà bạn phải nhìn thấy nó là hay cơ. Nó sẽ vẫn là một phần của hệ thống nếu bạn chỉ nghe thấy tôi nói thế rồi bảo là hay; trừ phi, khi đã nghe thấy chính xác như thế, bạn thấy được rằng nó có nghĩa.

H: Ngài nói rằng ta cần phải có một sự biểu lộ?

Bohm: Bạn phải nhìn ra rằng nó có nghĩa – rằng việc cho phép sự lo lắng diễn ra phải là một cách vận hành hoặc một cách làm việc mạch lạc. Nếu đang lo lắng thì bạn phải nói: “Tôi đang lo lắng. Đó là một phần của toàn bộ tình huống.” Nhưng sau đó bạn phải nhận ra được rằng hệ thống bị quy định phải tránh xa điều đó. Và rồi bạn cũng phải ý thức được cả việc này nữa.

Do đó, với việc nói ra tất cả những cái này, như thế là ta đã bắt đầu vận động. Với việc nhìn ra nó – nhìn thấy rằng nó có nghĩa và mạch lạc – thì tức là một vận động nhất định nào đó đã được bắt đầu, khiến hệ thống được nới lỏng ra. Điều đó chứng tỏ rằng hệ thống này không phải là một bức tường xây bằng đá tảng; thật ra nó chẳng vững chắc gì, mặc dù nom nó có vẻ cực kì vững chắc.

H: Có phải ngài đang đòi hỏi rằng thay vì hướng đến việc nói “tôi biết” thì nên chăng chúng ta phải hướng đến việc tìm hiểu, cả trên bình diện cá nhân lẫn trên bình diện tập thể?

Bohm: Một phần là như thế. Một phần nữa là phải xét đến những động cơ, những cảm giác và những nỗi lo lắng đang đẩy chúng ta ra xa khỏi đấy. Thay vì nói “thật khủng khiếp, tôi lo quá; tôi phải mau chóng tìm ra một ý nghĩ nào đó để làm dịu nỗi lo này”, thì giờ đây tôi sẽ nói: “Lo lắng là hoàn toàn bình thường và trong hoàn cảnh này đương nhiên là phải thế”.

H: Đó là một cơ hội để tìm hiểu.

Bohm: Đó là một Cơ hội để tìm hiểu, đúng vậy. Và đó là hình ảnh đảo lộn của hầu hết các nền văn hóa của chúng ta.

Nhưng hãy đừng vội chấp nhận chỉ riêng điều ấy. Việc thấy được rằng nó có nghĩa và mạch lạc cũng chưa hề chứng tỏ được là nó đứng, nhưng ít nhất thì nó cũng gợi được cho ta nghĩ rằng đó là một cách tiếp cận khả quan.

H: Cái ta lảng tránh trước đây bỗng đâm ra có giá trị, ít nhất cũng như một cơ hội.

Bohm: Vâng. Krishnamurti thường hay sử dụng những từ ngữ kiểu ấy và bảo rằng ghen tị hay buồn rầu là một báu vật. Mọi người có thể thắc mắc, “Ông ấy nói thế mà nghe được à? Đó là những điều khủng khiếp”. Nhưng vấn đề là ở chỗ, nếu bạn có cái nhìn khác đi thì bạn sẽ thấy rằng đó chỉ là những gí bạn cần phải tìm hiểu – điều gì đang thật sự diễn ra, nó có nghĩa là gì? Và rồi chính cái việc bạn để cho tất cả những thứ như thế diễn ra, những thứ mà bạn thật sự không muốn, là một dấu hiệu chứng tỏ có sự không mạch lạc.

H: Ta có vơ vào mình những gì ta cần tìm hiểu hay không?

Bohm: Đúng hơn thì chúng ta nên thừa nhận rằng những cái mà chúng ta tưởng nên gạt bỏ thật ra lại là đầu mối dẫn đến những gí ta cần tìm hiểu. Toàn bộ nền văn hóa của chúng ta cũng như toàn bộ bản năng của chúng ta bảo rằng đó là những thứ ta phải gạt bỏ đi càng nhanh càng tốt. Nhưng giờ thì tôi đã đưa ra những lí do vì sao có thể xem chúng là nguồn gốc, là đầu mối cho việc tìm hiểu. Nói cách khác từ đó chúng ta có thể bắt đầu tìm hiểu.

H: Thế là vì do không chịu nhìn đến chúng nên chúng ta chưa bao giờ tìm hiểu?

Bohm: Đó là một lí do. Có thể còn nhiều lí do khác nữa. Nó là một phần của hệ thống; toàn bộ nền văn hóa của chúng ta là một phần của hệ thống, nó bảo rằng chúng ta nên gạt bỏ càng nhanh càng tốt cái khổ và cái mơ hồ. Thêm vào đó, bất luận thế nào cũng có một số khuynh hướng mang tính bản năng hướng theo hướng này – gạt bỏ bất cứ cái gì là nhọc nhằn đau đớn.

Trong một số lĩnh vực thì điều này là có lí, ví dụ như chứng đau răng. Bạn phải xử lí cái răng, phải chặn đứng cơn đau. Nhưng ngay trong trường hợp này nó cũng có thể là sai. Nếu ý định của bạn là chỉ chấm dứt cơn đau, bạn có thể chỉ dùng những loại thuốc khác nhau để làm dịu cơn đau, cho đến khi chiếc răng hỏng hẳn. Nếu cơn đau là dấu hiệu cho thấy có cái gì đó không ổn thì có lẽ bạn nên xem xét theo hướng này – tức là xem xem có cái gì đó không mạch lạc đang diễn ra.

Rất khó lái cho đúng hướng, nhưng rồi bất luận thế nào, cái đau cũng chính là một dấu hiệu, một hệ quả của một kiểu thiếu mạch lạc nhất định. Cái đau sinh học có lẽ thường xuyên là một dấu hiệu như thế, Trong răng có một số quá trình vi sinh đang diễn ra, tấn công vào các tế bào, và điều này là không mạch lạc với quá trình hoạt động khỏe mạnh của cơ thể. Đau là một sự cảnh báo về điều đó. Như vậy là sự đau đớn nói chung có thể được xem xét theo hướng này.

Có những người không có cảm giác đau, và họ luôn tự làm mình bị thương. Dây thần kinh đau của họ bị hỏng. Bệnh phong trên thực tế hình như là một trường hợp như thế. Bệnh tật phá hỏng dây thần kinh đau. Dây thần kinh bị tổn thương khiến cơ thể không cảm nhận được cái đau nữa, do đó những người bị bệnh thường tự huỷ hoại cơ bắp của mình bằng sự lao lực. Người ta đã quan sát, đã theo dõi sít sao và thấy rằng sự tàn phá của bệnh phong thường đến từ những người làm việc gì cũng quá sức. Họ không hề biết họ đang bỏ sức nhiều đến mức nào. Người ta đã quan sát thấy họ lao lực một cách khó tin khiến toàn bộ hệ thống bị tàn phá.

Như vậy các bạn có thể thấy rằng đau có một chức năng cần thiết. Và bản năng muốn loại bỏ cơn đau – hữu ích ở cấp độ của loài vật – là không thích hợp với tư duy. Bản năng ấy chưa đủ hữu ích. Cần một cái gì đó khó lường và tinh tế hơn.

H: Đau cũng có thể là một tư duy.

Bohm: Đúng chứ, tư duy có thể đau. Cái tư duy cho rằng bạn vừa làm một việc khờ dại, hoặc bạn vừa xử sự như một thằng ngốc cũng có thể là một tư duy đau đớn.

H: Hay có những trường hợp khác thì cái đau có vẻ giống với tri giác hơn, cái gì đó không hẳn là xuất phát từ tư duy.

Bohm: Nhưng ngay cả như thế, cái đau này là một cái gì đó được tri giác. Ngay cả nếu nó xuất phát từ tư duy thì vẫn cần có một tri giác để mà nhận biết nó.

H: Dù sao cái đau hình như cũng không phải đến từ tư duy. Cái đau là cái do tôi tự gây ra ở trong tôi để phản ứng lại với tư duy.

Bohm: Đó là một phần của tư duy được khái quát lên, theo đúng nghĩa của từ mà tôi đang sử dụng – của toàn bộ sự phản ứng của cơ thể.

H: Nếu tôi hiểu được điều này thì tôi hẳn sẽ phải sử dụng tư duy của mình để giải quyết vấn đề về cái đau mà tôi đã tự gây ra thông qua suy nghĩ. Trong khi theo một nghĩa nào đó thì tôi đang tự gây ra cái đau của tôi để phản ứng lại với tư duy – mà bản thân tôi không hay biết gì.

Bohm: Đúng. Bạn đang tự làm mình đau; đó là cách nói đơn giản hơn cả.

H: Một khi mà tư duy hay hình ảnh hiện diện ở đó thì phản ứng thường là tức thời, phải thế chăng? Tôi muốn nói là bản thân tư duy hình như đưa lại cái đau về thể xác nhiều hơn là ta tự gây ra.

Bohm: Đó là một phần của quá trình khái quát hóa vừa nói ở trên. Tôi đang cố gắng nói rằng tư duy không bao giờ chỉ là tư duy, nó còn là trạng thái của thân xác, là cảm giác, là các dây thần kinh. Dù bất cứ cái gì xảy ra trong phần trí tuệ đều được kết nối với mọi thứ khác. Nó tuôn ra nhanh tới mức bạn không thể giữ nguyên nó ở một chỗ. Một số kiểu tư duy sẽ đẻ ra hoặc cảm giác sướng hoặc cảm giác đau – hoặc ít nhất cũng là kí ức về một trong những cảm giác ấy.

H: Chẳng phải ngài đã nói đó là một cái gì tức thời hay sao, và nó được đấu nối trực tiếp với hệ thống thần kinh?

Bohm: Thật ra thì cũng phải mất một hai giây trước khi bạn cảm thấy đau. Cũng cần một hai giây để các xung thần kinh xuống đến đám rối dương [27] nơi bạn có thể cảm thấy đau. Và bạn không thể nào nhận ra rằng cái bạn đang cảm thấy trong cơ thể là cái đã được tư duy của bạn kích thích, thế là bạn kêu toáng lên “tôi cảm thấy khó chịu ở vùng thượng vị quá”, hay “tim tôi lại đau nhói”, hay đại loại như thế.

Tôi đang cố gắng giải thích thật đơn giản rằng đây là một quá trình không đứt đoạn. Hiểu theo một nghĩa thì là, “mình đâu có làm gì – tự nó thế đấy chứ”. Những cái mặc định ngầm của tư duy lại là, “mình” đang làm mọi thứ còn tư duy thì chỉ nói cho mình biết mọi việc là thế nào mà thồi.

H: Không, trong tư duy là như thế này cơ, “cái đau đang được gây ra đối với tôi”. Bạn nói điều gì đó và thế là tôi bị tổn thương. Và tôi thật sự cảm thấy bị đau về mặt sinh lí.

Bohm: Nhưng tư duy kiểu ấy lại có hai mặt. Trong tư duy thì, “suy nghĩ là do tôi đưa ra, còn cái đau là do bạn đang gây ra cho tôi”.

H: Có phải ngài đang nói rằng cái đau là do tôi gây ra?

Bohm: Tất cả những việc đó trước hết là do cùng một thứ tư duy đã làm.

H: Có phải nhanh như thế là do cảm xúc đã đứng ra làm trung gian cho quá trình hay không?

Bohm: Cảm xúc là rất nhanh nhạy, điều đó đúng. Trung tâm cảm xúc bị kích hoạt rất nhanh. Nhưng sau đó có một trung tâm khác nằm bên dưới trong đám rối dương cần nhiều thời gian hơn, có thể cần tới hai đến ba giây.

Có một dụng cụ gọi là máy đa kí [28]. Một điện cực được gắn vào ngón tay bạn và đo điện trở của da. Khi hệ thống thần kinh tự động của bạn hoạt động, kim đồng hồ lệch đi. Nếu ai đó nói một điều gì làm bạn bực mình, thì phải khoảng ba giây sau kim mới lệch, cần mấy giây để cho xung thần kinh đi xuống dọc theo cột sống; nó nằm trong ống dẫn mất khoảng vài giây rồi mới gây tác động. Nhưng vì không thấy được nó đi dọc xuống trong cột sống, nên bạn bảo rằng nó hoạt động độc lập – rằng nó là một cảm giác trong dạ dày, rất quan trọng, hoặc là ở ngay tim. Thế là dù những cảm giác đó ở trong dạ dày hay ở ngay tim, thì kí ức vẫn có thể tạo ra một cái gì đó rất giống như thế. Khó khăn là nằm ở đây.

Thôi, giờ cũng đã muộn. Đêm nay nếu muốn, các bạn có thể ôn lại những điều vừa thảo luận rồi nghĩ về chúng hay cảm thấy chúng. Ngày mai chúng ta có thể bắt đầu thảo luận về bất cứ cái gì các bạn thấy là có thể tìm hiểu được.

Bình luận
Ads Footer