NÊN sao chép, chia sẻ, KHÔNG NÊN thương mại hoá.

Viết Gì Cũng Đúng

Giới thiệu

Tác giả: Anthony Weston
Thể loại: Marketing - Bán hàng
Ads Top

Tại sao phải tranh luận?

Một vài người nghĩ rằng tranh luận chỉ đơn thuần là nêu lên những định kiến có sẵn theo một cách khác. Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều người cho rằng những cuộc tranh luận thường khó chịu và vô vị. Trong một cuốn từ điển, người ta định nghĩa “tranh luận” là “tranh cãi”. Theo cách hiểu này, chúng ta thường nói rằng hai người đang “tranh cãi” nghĩa là đang đấu đá bằng mồm. Việc này diễn ra thường xuyên đến mức người ta cũng phải công nhận nó. Nhưng đó không phải là tranh luận.

Trong quyển sách này, “đưa ra một lập luận” có nghĩa là đưa ra những lý do hay bằng chứng để hỗ trợ một kết luận. Ở đây, lập luận không chỉ đơn thuần là phát biểu về một quan điểm nào đó và cũng không đơn thuần là một cuộc tranh cãi. Lập luận lànhững no lực sửdụng lýlẽnham chứng minh quan điem của mı̀nh. Tranh luận cũng không vô vị; thực tế nó rất quan trọng và hấp dẫn.

Đầu tiên, tranh luận quan trọng bởi đó là cách để tìm ra quan điểm nào đúng hơn. Không phải tất cả các quan điểm đều đúng. Một vài kết luận dựa trên nền tảng của lý lẽ vững chắc trong khi những kết luận khác được hỗ trợ kém hơn nhiều. Nhưng thường thì chúng ta không thể kết luận cái nào là cái nào. Chúng ta cần phải nêu ra nhiều lý lẽ cho nhiều kết luận khác nhau và sau đó đánh giá những lập luận đó để xem xét chúng vững chắc thế nào.

Theo cách hiểu này, tranh luận là một quá trình thẩm tra. Chẳng hạn, một số triết gia và nhà hoạt động xã hội tuyên bố rằng hình thức trại nuôi động vật lấy thịt gây ra đau khổ cho động vật, vì thế đó là điều phi lý và thiếu đạo đức. Phát biểu đó có đúng không? Bạn không thể trả lời bằng định kiến của mình được. Có rất nhiều vấn đề liên quan ở đây. Thí dụ như chúng ta có bị ràng buộc đạo đức với những loài khác không hay nó chỉ xấu xa khi con người là chủ thể chịu đựng đau khổ? Con người sẽ sống ra sao nếu thiếu thịt? Một vài người ăn chay đã sống rất lâu. Liệu điều này có nghĩa là chế độ ăn chay thì lành mạnh hơn? Hay nó không hề có liên quan gì khi xét đến việc nhiều người ăn thịt cũng sống lâu? (Bạn có thể tiếp tục suy nghĩ vấn đề này bằng cách đặt ra câu hỏi liệu phần trăm người ăn chay sống lâu có nhiều hơn không.) Hay ngược lại có thể là những người sống lành mạnh có xu hướng trở thành người ăn chay? Tất cả những câu hỏi này cần được suy xét rất cẩn thận và những câu trả lời thoạt đầu đều chưa rõ ràng.

Lập luận cũng quan trọng vì một lý do khác. Một khi chúng ta đi đến kết luận với những lý lẽ hỗ trợ đầy đủ, lập luận là cách chúng ta giải thích và bảo vệ kết luận đó. Một lập luận tot không chı̉đơn thuan lặp lại những ket luận. Thay vào đó, no cung cấp những lý lẽ và bằng chứng để người khác có thể tự đưa ra quyết định. Thí dụ như nếu bạn tin rằng chúng ta cần phải thay đổi cách nuôi và sử dụng động vật, bạn cần phải đưa ra những lập luận để giải thích cách thức bạn đi tới kết luận đó. Đó là cách bạn thuyết phục người khác: đưa ra những lý lẽ và bằng chứng đã thuyết phục bạn. Có quan điểm vững vàng không phải là một sai lầm. Sai lầm chính là bạn không có gì ngoài những quan điểm.

Hieu rõsựkhác biệt giữa bài văn vàbài luận

Những nguyên tắc trong tranh luận không mang tính tùy ý; nó có mục đích nhất định. Tuy nhiên, sinh viên (cũng như một số tác giả khác) không phải lúc nào cũng hiểu mục tiêu đó khi được giao viết bài luận – và nếu bạn không hiểu nhiệm vụ, bạn khócóthe làm tot nhiệm vụđó.Rat nhieu sinh viên khi được yêu cau bảo ve quan điểm trong một số vấn đề đã viết rất tỉ mỉ quan điểm của mình nhưng không nêu ra bất kỳ lý do thực sự nào để chứng minh rằng quan điểm của họ là đúng. Họ đang viết một bài văn, không phải một bài luận.

Đây là hiểu lầm thuộc về bản chất. Ở bậc trung học, các học sinh tập trung học những chủ đề khá rõ ràng và không mang tính tranh luận. Bạn không cần tranh luận chuyện Hiến pháp Hoa Kỳ quy định ra ba nhánh cầm quyền trong chính phủ hay Shakespeare viết vở Macbeth. Bạn chỉ cần nắm vững những thực tế này và bài viết của bạn chỉ cần lặp lại chúng.

Các sinh viên bước vào đại học với suy nghĩ mọi chuyện sẽ tương tự như thế ở một cấp cao hơn. Tuy nhiên, rất nhiều chương trình ở bậc đại học – đặc biệt là những chương trình yêu cầu sinh viên phải viết – lại nhắm vào mục tiêu khác. Những chương trình này liên quan đến cơ sở niềm tin của chúng ta; chúng yêu cầu sinh viên phải thẩm tra niềm tin và tìm cách bảo vệ quan điểm của họ. Những vấn đề thảo luận trong chương trình đại học thường không rõ ràng và chắc chắn. Đúng là Hiến pháp quy định ba nhánh cầm quyền trong chính phủ nhưng liệu Tòa án tối cao có nên có quyền phủ quyết đối với hai nhánh kia không? Đúng là Shakespeare viết vở Macbeth nhưng vở kịch đó có ý nghĩa gì? Những lý lẽ và bằng chứng có thể được đưa ra cho những câu trả lời khác nhau. Các sinh viên được yêu cầu phải học cách tự suy nghĩ để thiết lập quan điểm riêng một cách có trách nhiệm. Khả năng bảo vệ được quan điểm của mình là một thước đo cho kỹ năng đó và cũng là lý do tại sao các bài luận lại rất quan trọng.

Thực tế, như nội dung từ Chương 7 đến Chương 9 sẽ giải thích, để viết một bài luận tốt, bạn sẽ phải sử dụng các lập luận vừa như một công cụ thẩm tra vừa là cách thức để giải thích cũng như bảo vệ kết luận của mình. Bạn phải chuẩn bị bài viết của mình thông qua nghiên cứu những lập luận từ góc nhìn của các bên đối lập. Sau đó, bạn sẽ phải đưa ra các lập luận trong bài viết của mình để bảo vệ kết luận bạn đưa ra và đánh giá nghiêm túc một vài lập luận từ góc nhìn của các bên đối lập.

Dàn bài

Quyển sách này bắt đầu bằng việc thảo luận những lập luận tương đối đơn giản và cuối cùng hướng đến cách viết một bài luận hoàn chỉnh.

Từ Chương 1 đến Chương 6 trình bày cách hình thành và diễn đạt những lập luận ngắn. Một lập luận “ngắn” đơn thuần đưa ra các lý do và bằng chứng một cách ngắn gọn, thường chỉ trong vài câu hoặc một đoạn văn.

Chúng ta bắt đầu với những lập luận ngắn vì một số lý do. Lý do thứ nhất là vì những lập luận này rất phổ biến. Thực tế, nó phổ biến đến nỗi trở thành một phần trong hội thoại thường nhật. Lý do thứ hai là những lập luận dài thường là sự diễn giải của các lập luận ngắn hay một chuỗi các lập luận ngắn được kết nối với nhau. Nếu bạn học cách viết và đánh giá những lập luận ngắn trước, bạn có thể mở rộng kỹ năng của mình sang những bài luận.

Lý do thứ ba nên bắt đầu với những lập luận ngắn vì những lập luận này là ví dụ minh họa tốt nhất cho các hình thức lập luận phổ biến và những lỗi điển hình trong lập luận. Trong những lập luận dài, việc tìm ra vấn đề chính thường khó hơn. Do đó, dù rằng một vài nguyên tắc có vẻ rất hiển nhiên khi được đề cập đến, hãy nhớ rằng bạn đang hưởng lợi từ những ví dụ đơn giản. Những nguyên tắc khác đủ khó để đóng vai trò quan trọng ngay cả trong những lập luận ngắn.

Chương 7, 8 và 9 chuyển sang bàn đến vấn đề viết luận. Chương 7 trình bày bước đầu tiên: nghiên cứu vấn đề. Chương 8 phác họa những điểm chính trong một bài luận và Chương 9 thêm vào những nguyên tắc cụ thể để viết bài luận. Tất cả những chương này đều dựa trên những gì được thảo luận từ Chương 1 đến Chương 6. Đừng bỏ qua phần đầu và nhảy ngay sang những chương về cách viết bài luận dù rằng bạn tìm đọc quyển sách này cho mục đích đó. Quyển sách này đủ ngắn để đọc xuyên suốt đến Chương 7, 8 và 9 và khi đến những chương này bạn đã được trang bị những công cụ cần thiết để sử dụng chúng một cách hiệu quả. Các giảng viên có thể chỉ định sinh viên đọc từ Chương 1 đến Chương 4 vào đầu học kỳ và sau đó là từ Chương 6 đến Chương 9 vào thời điểm viết bài luận.

Chương 10 bàn về những ngụy biện, những lập luận sai lạc. Chương này tổng hợp tất cả những lỗi chung được thảo luận trong các phần khác của quyển sách và kết thúc bằng một danh sách liệt kê rất nhiều lập luận sai lạc đầy cám dỗ và phổ biến đến nỗi có cả tên riêng cho mỗi loại. Phần Phụ lục nêu ra một số nguyên tắc xây dựng và đánh giá các định nghĩa.

Bình luận
Ads Footer