Tào Chân xem xét kĩ địa hình, phán đóan Gia Cát Lượng đã không có lợi thế ở Kỳ Sơn, cuộc bắc chinh lần sau nhất định sẽ chọn Trần Thương làm mục tiêu tấn công.
Bởi thế đặc biệt bố trí danh tướng Hác Chiên chí dũng song toàn, trung thành với chức phận, phụ trách việc cố thủ ở thành Trần Thương.
1. Kiểm thảo sai lầm, lại cùng xuất phát.
Năm Kiến Hưng thứ 5 khi bắc phạt lần thứ nhất, năm đó sinh con trai cả của ông là Gia Cát Chiêm, Gia Cát Lượng kết hôn rất sớm, gần về già mới có con, thực cũng là điều đáng tiếc. Sự kiện này cũng cho thấy thời gian đó sức khoẻ của Gia Cát Lượng vẫn khá tốt.
Mùa xuân năm sau, chiến dịch Nhai Đình thất bại, kết thúc hành động quân sự bắc phạt lần thứ nhất. Năm đó Trưởng sử Trương Duệ thuộc phái Trưởng lão từ trần, Tham quân Tưởng Uyển thuộc phái Thiếu tráng lại thân tín với Gia Cát Lượng được bổ nhiệm thay thế lại được phong làm Phủ quân tướng quân. Nói cách khác Gia Cát Lượng dần dần đã nắm chắc được xu hướng ở triều chính.
Tưởng Uyển quả nhiên có thể thực thi mọi kế sách của Gia Cát Lượng, xử lý việc triều chính lấy yên dân làm gốc, khiêm nhường giản dị, bài trừ lãng phí nhằm đủ quân đủ lương. Gia Cát Lượng mỗi lần cùng với những người thân tín xung quanh nói về Tưởng Uyển, không khỏi khen rằng: “Tưởng Uyển có chí lớn lại trung thành, cùng với ta dựng được vương nghiệp vậy”.
Không ít người cho rằng chủ yếu thất bại Nhai Đình là tội lỗi của Mã Tắc, song Cơ Cốc đối trận với quân Lũng Tây một dạo đã hàng phục, hiển nhiên là quân Thục đã có đủ lực lượng để đối đầu với Tào Ngụy; bởi thế đề nghị, nên tổ chức nhiều binh lực, để lại đánh chiếm Lương Châu.
Gia Cát Lượng lại không tán thành.
Quân ta khi ở Kỳ Sơn và Cơ Cốc, thanh thế và thực lực một mảy may cũng không kém Tào Ngụy, song ở cửa ải quan trọng lại bị đại bại, vấn đề không ở tướng sĩ tác chiến, mà là ta làm thống sóai lại dùng người không xứng đáng, chỉ huy nhầm lẫn mới đến như vậy! Bởi thế người phải kiểm thảo chính là ta. Từ nay về sau, ta quyết định tinh giảm binh lực, thưởng phạt nghiêm minh, triệt để cải thiện nhược điểm của quyết sách, đổi mới sách lược đưa ra, nếu không quân có nhiều cũng chẳng dùng được. Từ nay về sau, phàm là người trung với quốc gia, càng phải gắng gỏi phát hiện nhược điểm của ta, chẳng nên khách khí để đưa ra đề nghị, mọi người đồng tâm hiệp lực, kẻ địch sẽ rất mau chóng bị tiêu diệt, thắng lợi không lâu nữa sẽ thuộc về chúng ta.
Những lời nói này là “khuyên tướng sĩ cần chỉ bảo cho khuyết điểm của mình” nổi tiếng, chính là chứng cớ hiển nhiên Gia Cát Lượng đã khiêm nhường với mọi người, tiếp thu rộng rãi ý kiến quần chúng.
Từ đó có thể thấy cuộc bắc phạt lần thứ nhất thất bại, vẫn chưa lay chuyển được quyết tâm khôi phục nhà Hán của Gia Cát Lượng, trái lại vẫn tiếp tục được chuẩn bị. Đối với Gia Cát Lượng mà nói, điều rất quan trọng là sách lược lần sau. Từ thực tế tiến công Lương Châu là chẳng thể được, tiếp đến ắt phải nghĩ ra một con đường mà kẻ địch chẳng thể dự liệu đến, điều này đối với Gia Cát Lượng chính là khó khăn rất lớn.
Thế rồi ông ta một mặt động viên người có công, vỗ về gia quyến những tướng sĩ tử trận, một mặt tại luyện binh sĩ, chỉnh đốn quân ngũ, để chuẩn bị lại xuất phát lần nữa.
2. Đông chiến tuyến xảy ra đại chiến, Lục Tốn tìm cách phá Tào Chân.
Gia Cát Lượng sau khi rút về Hán Trung không lâu, giữa Tào Ngụy và Đông Ngô, lại phát sinh một sự cố rất lớn.
Vào tháng 5 năm Kiến Hưng thứ 6, Ngô Vương Tôn Quyền để giải trừ sự uy hiếp lớn ở chiến tuyến phía đông, quyết tâm đột kích vào đội quân vũ trang của Thái thú Tào Hưu ở Dương Châu.
Tào Hưu tên chữ là Văn Liệt, là cháu của Tào Tháo lúc hơn mười tuổi, tập hợp mấy chục hương dũng, đến Tiều huyện hưởng ứng việc Tào Tháo cử binh đánh Đổng Trác, Tào Tháo thấy thế rất vui mừng thường nói: “Đấy là ngựa thiên lý của nhà ta vậy”. Xem như con, lại từng để ông ta chỉ huy đội cận vệ của Tào Tháo gọi là “Hổ báo kỵ”, có biểu hiện rất xuất sắc, trong chiến dịch Hán Trung, Tào Hưu lại có lần lập kỉ lục đánh bại được danh tướng Thục Hán là Trương Phi, nên rất nổi danh. Tào Phi sau khi xưng đế, bổ nhiệm làm lĩnh tướng quân, lại phong làm Đông Dương Đình Hầu. Sau khi Hạ Hầu Đôn mất, Tào Hưu được làm Trấn nam tướng quân trở thành quan lớn cao nhất về hành chính phòng vệ kinh thành. Tôn Quyền sai tướng lĩnh mang quân đến đóng ở Lịch Dương, dự tính uy hiếp sự phòng thủ của Tào Ngụy ở đông chiến tuyến, Tào Hưu tự mình dẫn quân đánh phá, không lâu trong trận Đông Phổ, đã phá được đại quân của Lã Phạm là danh tướng Đông Ngô, được phong làm Dương Châu mục, phụ trách phòng thủ ở chiến tuyến thứ nhất ở chiến trường phía đông.
Tào Tuấn lên ngôi, Tào Hưu lại đánh bại được đạo quân của đại tướng Đông Ngô là Thẩm Đức đóng đồn ở Vu Hoàn (tỉnh An Huy) các tướng Đông Ngô như Hàm Tống, Địch Đan đều rối rít xin hàng. Tào Hưu bởi có quân công được thăng làm Đại tư mã, vẫn giữ chức Dương Châu mục.
Bởi Tào Hưu thanh thế mau chóng bành trướng, việc phòng thủ ở đông chiến tuyến của Đông Ngô gặp phải áp lực chưa từng có, phòng tuyến mà Lã Mông và Chu Thái xây dựng nên cơ hồ hoàn toàn tan rã, khiến Tôn Quyền lấy làm đau đầu không thôi.
Thuận theo khí thế Tào Hưu đang mạnh, Tôn Quyền ngầm chỉ thị cho Thái thú Bà Dương là Chu Phường giả vờ đầu hàng, dẫn dụ quân Tào Hưu đánh Ngô, sau đó sẽ chặn đánh, để thực hiện kế hoạch này, Tôn Quyền tự mình đến Hoàn quận trông nom việc quân, điều Lục Tốn đang làm Tổng tư lệnh chiên tuyến phía tây sang làm Đại đô đốc ở chiến tuyến phía đông chỉ huy hành động quân sự lần này, lại lấy Chu Hoàn, Toàn Tông làm Tả hữu đô đốc, mỗi người chỉ huy một đạo quân ba vạn người tùy thời chuẩn bị tập kích Tào Hưu khi tiến vào Hoàn quận.
Bởi tất cả đều thuận lợi, mà Tào Hưu có chỗ cao ngạo, tự nhiên hoàn toàn tin rằng Chu Phường đầu hàng, ông ta lập tức dẫn mười vạn bộ kỵ binh hỗn hợp, kéo xuống vùng Hoàn quận ở phía nam tiếp ứng cho Chu Phường, dự tính sẽ vượt sông, tập kích vào đại bản doanh của Đông Ngô là kinh thành Kiến Nghiệp.
Tào Tuấn nhận được báo cáo, sợ Tào Hưu vào sâu vùng địch, có chỗ sơ hở, đặc biệt phái Tư Mã Ý đang chỉ huy quân Kinh, Dự, tiến quân đến Giang Lăng để tiếp ứng, lại phái Giả Quì đánh vào trận địa Nhu Tu khẩu ở Đông Quan, ba đường cùng tiến, để giảm nhẹ áp lực cho Tào Hưu.
Tào Hưu sau khi đến Hoàn quận, không thấy Chu Phường tiếp ứng lại không ngừng bị Chu Hoàn và Toàn Tông đột kích biết ngay rằng đã trúng kế. Nhưng ông ta cho rằng mình có binh lực hơn hẳn, nếu bởi thế mà rút binh chẳng khác gì khiếp đảm, bèn quyết tâm cùng với quân Ngô tiến hành một trận quyết chiến.
Chu Hoàn đề nghị với Tôn Quyền, mai phục ở Giáp Thạch, Quải Xa, tập kích Tào Hưu, nếu thừa thắng sẽ đuổi dài lên phía bắc, đến lấy Thọ Xuân, trực tiếp uy hiếp Tào Ngụy ở Hứa Đô và Lạc Dương. Tôn Quyền trao đổi với Lục Tốn, Lục Tốn cho rằng rất mạo hiểm, Tôn Quyền khéo léo từ chối đề nghị của Chu Hoàn.
Cũng có nhà sử học cho rằng, Lục Tốn sợ Chu Hoàn lập được công lớn, cướp lấy ngôi đầu bảng, mới cố ý phản đối, nếu không kế hoạch của Chu Hoàn đã có thể thi hành được.
Song Lục Tốn vốn là người khí chất, không đến nỗi như thế, việc này cũng giống như Gia Cát Lượng và Ngụy Diên chọn đường bắc phạt: Một người muốn đánh thẳng vào doanh lũy, dần dần sẽ đánh lâu dài, còn một người thì gắng cầu an toàn, chủ trương đánh ngắn ở những nơi có thể.
Do bản doanh chính của Tào Ngụy như Lạc Dương, Hứa Đô, Nghiệp Thành, đều ở đông về chiến tuyến phía đông như Tào Hưu, Tư Mã Ý, Giả Quì, Mãn Sủng đều được chọn kĩ là tuấn kiệt đương thời, về mưu trí và thao lược, hơn hẳn các tướng ở chiến tuyến phía tây như Tào Chân, Trương Cáp, Quách Hoài, và Hác Chiêu, chiến thuật táo bạo của Chu Hoàn, thực ra là rất khó thi hành thông suốt, đối với Lục Tốn sự phản đối chính là ở đấy.
Thượng thư Tưởng Tế dâng thư lên Tào Tuấn nói: “Tào Hưu vào sâu vùng địch, đối đầu với tinh binh của Tôn Quyền, Lục Tốn bị đại quân của Chu Nhiệm đuổi theo phía sau, xem ra hình thế khá bất lợi, nên mau chóng có chuẩn bị”.
Tiền tướng quân Mãn sủng cũng dâng biểu nói rõ: ‘‘Tào Hưu tuy khéo dùng binh, song ông ta vẫn chuyên chiến thuật kỵ binh ở đồng nội, nay mang thân đên đất Hoàn lắm sông ngòi hồ đầm, dễ tiến mà khó rút, nếu càng vào sâu thì càng khó khăn hơn. Bởi thế phải phòng ngự hữu hiệu”.
Không lâu Tào Hưu và Lục Tốn giao chiến ở vùng Thạch Đình, Lục Tốn tự mình ở trung lộ chỉ huy giao chiến chính sự, lệnh cho Chu Hoàn, Toàn Tông từ hai cánh trái phải tập kích vào quân Tào Hưu. Đạo quân hỗn hợp bộ kỵ binh của Tào Hưu, thực tế không chuyên tác chiến ở sông hồ, bởi thế mà bị đánh đại bại, phải rút về vùng Giáp Thạch, số tử thương đến hơn một vạn người, vài vạn cỗ xe bò ngựa đều bị bắt, quân trang khí giới cơ hồ hoàn toàn bị mất cả.
Khi đạo quân của Giả Quì tiến đánh Nhu Tu Khẩu, phát hiện quân giữ không nhiều, lại cậy hiểm mà không ra đánh, bèn phán đóan Đông Ngô nhất định tập kết ở đất Hoàn, Tào Hưu nếu vào sâu như thế, ắt bị đánh bại. Bởi thế mau chóng đến chi viện, chưa đến nơi thì được tin Tào Hưu đã bị đánh bại ỏ Thạch Đình, trước mắt đang rút về Giáp Khẩu.
Các tướng lĩnh của Giả Quì cho rằng đại thế đã mất, nên mau chóng rút quân, để tránh bị tập kích. Song Giả Quì cứng cỏi nói rằng: “Tào Hưu binh bại ở vùng địch, đường rút có thể bị ngăn cản, rõ ràng tiến không thể thắng, rút chẳng thể hết khốn khổ. Quân Đông Ngô ắt toàn lực nghĩ đến tiêu diệt chúng ta, chẳng thể đến động tĩnh xung quanh. Lúc này, chúng ta càng phải mau chóng đến chi viện, nhân lúc xuất kỳ bất ý, chính là chiến thuật “đến trước đoạt lấy tâm tư”. Nếu như sợ việc, Tào tướng quân có thể sẽ bị toàn quân tan rã”.
Giả Quì lập tức đuổi đến Giáp Thạch, lại dùng nhiều cờ trống để làm nghi binh, quân Đông Ngô quả nhiên không dám tiến gấp, bại quân của Tào Hưu mới bởi thế mà thóat hiểm rút về phương bắc được.
Tào Hưu và Giả Quì vẫn không hòa thuận với nhau, hai người rất ít nói chuyện, song trong nguy cơ lớn lần này, Giả Quì lại kịp thời cứu được Tào Hưu cùng đạo quân của ông ta.
Tào Tuấn đối với việc đại bại nghiêm trọng lần này, còn chưa chỉ trích, song Tào Hưu tự mình lấy làm xấu hổ lỗi lầm, không lâu bị lên nhọt hậu bối, không chữa mà qua đời. Tào Tuấn lấy Mãn Sủng làm Lương Châu mục, trông coi đạo quân Tào Hưu.
Để bổ sung binh lực tan rã của đông chiến tuyên, sắp xếp lại đội quân Tào Hưu để lại, Tào Tuấn phải điều về không ít quân lính từ Quan Trung, bởi thế khiến tây chiến tuyến xuất hiện lỗ hổng phòng ngự lớn.
Sau khi tiếp được tin tình báo như thế, Gia Cát Lượng cho rằng cơ hội lại đến rồi.
3. Hậu “Xuất Sư Biểu” và câu đố thật giả.
Gia Cát Lượng vào tháng 8 phái nhiều nhân viên tình báo, tăng cường chú ý sự tranh giành giữa Tào Hưu và Lục Tốn. Không lâu Tào Hưu bại trận, phẫn uất mà chết, Gia Cát Lượng lại biết cơ hội đến, hạ lệnh tích cực chuẩn bị công việc bắc phạt. Quả nhiên lập tức truyền đến tin tức Mãn Sủng đã thay chân Tào Hưu, điều động số lớn binh lực từ Quan Trung đến bố trí tại đông chiến tuyến.
Tháng 11 Gia Cát Lượng điều động số lớn binh lực ở các nơi, nhằm bao vây trọng điểm quân sự Trần Thương (hiện nay thuộc huyện Bảo Kê – tỉnh Thiểm Tây). Nghe nói trước cuộc xuất binh lần này, Gia Cát Lượng lại một lần nữa dâng lên Hậu chủ bản Xuất Sư Biểu, người đời sau gọi là hậu Xuất Sư Biểu.
Nhưng bản hậu Xuất Sư Biểu này, không thấy ở chính sử Tam quốc chí. Bùi Tùng Chi có dẫn “Hán Tấn Xuân Thu” cho rằng, tờ biểu này đã thấy rất sớm trong “Mặc ký” của Trương Nghiêm, bởi thế mà rất nhiều người cho rằng bản Xuất Sư Biểu dứt khóat chẳng thể do Gia Cát Lượng viết, mà là người khác mượn danh viết ra. Song vấn đề là rốt cuộc ai là người làm việc này? Tư Mã Quang là tác giả cuốn “Tư trị thông giám” cho rằng, cách nói “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi” trong tờ biểu sau này, rất tượng trưng cho tinh thần Gia Cát Lượng trung trinh chẳng đổi đến chết không rời, bởi thế mà đối chiếu toàn văn, ngay đến Hồ Tam Tỉnh chú giải “Tư trị thông giám”, khi khảo cứu cũng chưa từng hoài nghi, mà khẳng định là tác phẩm của Gia Cát Lượng. Song cách nhìn nhận như vậy, ít nhiều là sau đời Tống Nguyên, thiên kiến của những phần tử tri thức lấy trung thành làm chính.
Để so sánh cụ thể với tiền Xuất Sư Biểu về văn thể, nội dung, khẩu khí, nhằm làm rõ thật giả, xin đặc biệt ghi lại toàn văn như sau:
“Tiên đế nghĩ Hán tặc không thể tranh ngôi, vương nghiệp không thể rời đổi, nên ủy thác cho thần thảo phạt giặc dã.
Bởi Tiên đế sáng suốt chiếu cố tài mọn của hạ thần vẫn biết rằng thần thảo phạt là lấy kém cỏi đối địch với kẻ mạnh mẽ; song rõ ràng nếu không thảo phạt vương nghiệp sẽ mất; chỉ ngồi mà đợi mất, chín rồi mới thảo phạt, là điều mà thần chẳng nghĩ đến vậy.
Khi thần nhận lệnh, ngủ không yên giấc, ăn không thấy ngon, chỉ nghĩ đến bắc chinh, nên trước phải xuống phương nam, tháng 5 vượt sông Lô, vào sâu xứ không cây, lo lắng từng ngày. Thần chẳng phải không tự tiếc, chỉ lo vương nghiệp không định yên ỏ Thục Đô, cho nên mạo hiểm trước khó khăn để phụng mệnh Tiên đế, mà chẳng kể đến những lời bàn vào bàn ra. Nay quân giặc đang mệt mỏi ở phía tây, lại lo phòng thủ phía đông, theo binh pháp phải chớp lấy cơ hội mà tranh thủ thời gian tiến gấp. Xin trình bày rõ sự việc như sau:
“Hoàng đế tổ tông sáng như nhật nguyệt, mưu thần uyên thâm, vượt qua chỗ hiểm mà sáng tạo, trước nguy mà sau yên. Nay Bệ hạ chưa được như Hán Cao tổ, mưu thần không được như Trương Lương, Trần Bình, mà muốn lấy kế lâu dài giành thắng lợi, ngồi định thiên hạ, thì thần chưa hiểu điều thứ một vậy.
Lưu Diên, Vương Lãng chiếm cứ các châu quận, kê sách bàn luận vỗ yên, dẫn đủ những lời thánh nhân, mọi người đều thấy khó mà ngần ngừ, năm nay không đánh, sang năm cũng không đánh, đế Tôn Quyền ngày mỗi lớn ở Giang Đông thì thần không hiểu nổi điều thứ hai.
Tào Tháo mưu trí hơn người dùng binh phảng phất như Tôn Ngô mà còn khốn ở Nam Dương, nguy ở Ô Sào… sau mới tạm ổn định, huống chi tài kém, mà muốn không qua nguy hiểm để định là điều mà thần không hiểu thứ ba.
Tào Tháo năm lần đánh Xương Bá không xong, bốn lần vượt Sào Hồ chẳng nổi, dùng Lý Phục mà Lý Phục lại mưu toan, ủy nhiệm Hạ Hầu mà Hạ Hầu bại vong. Tiên đế là xứng được với Tào Tháo về tài năng mà còn có sơ xuất, huống chi như thần hèn kém sao có thể chắc thắng, đấy là điều mà thần không thể hiểu thứ tư.
Kể từ lúc thần đến Hán Trung chỉ trong vòng một năm, đã thấy mất Triệu Vân, Dương Quần, Mã Ngọc, Diêm Chi, Đinh Lập, Bạch Thọ, Lưu Cáp, Đặng Đồng, chỉ kể những người thuộc hạ đã mất đến hơn bảy mươi người, còn nếu kể đến những người như Tám kỵ, Vỹ kỵ, Đột tướng, Tân tẩu… cũng mất hơn một ngàn người, những người ấy đều là tình anh em bốn phương gộp lại trong vài chục năm, chẳng phải một châu mà có được, nếu như gộp mấy năm, thì tổn thất đến hai phần ba, lấy gì để đối địch? Đấy là điều thần chưa hiểu thứ năm.
Nay dân cùng binh mệt mà sự chẳng thể nghĩ, chỉ nhọc nhằn với những sự tiêu phí, mà không kịp mưu toan bây giờ, muốn lấy đất một châu mà cầm giữ lâu dài trước kẻ địch, thì là điều mà thần chưa hiểu được thứ sáu.
Phàm việc khó làm là việc phải làm vậy, xưa kia Tiên đế thua ở đất Sở, đương lúc ấy Tào Tháo lại ra tay, tưởng rằng định được thiên hạ. Sau này Tiên đế đông từ liên minh với Ngô Việt, tây thì lấy Ba Thục, lại cử bắc chinh, Hạ Hầu bại trận đến như Tào Tháo cũng thất thủ mà nghiệp nhà Hán trưởng thành vậy. Sau này nữa, Đông Ngô phản bội, Quan Vũ thất thủ, Tỉ Qui vấp ngã, Tào Phi xưng đế. Phàm những việc như thế, khó có thể chẳng rõ. Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi, nói đến sự thành bại rõ ràng, là điều mà thần không lúc nào không nghĩ đến”.
Phong cách của hậu Xuất Sư Biểu về văn thể và ngôn ngữ, đích xác có sai khác với tiền Xuất Sư Biểu, hai bản xem ra tựa hồ chẳng phải cùng một cây bút viết ra. Có thể có người cho rằng bởi vì Xuất Sư Biểu sau này là do Gia Cát Lượng nói miệng mà thư ký khác viết lại. Song về nội dung hậu Xuất Sư Biểu, cũng có chỗ khiến người ta nghi ngờ. Trước hết, Tam quốc chí của Trần Thọ và Chiêu Minh văn tuyển của Tiêu Thông đều có ghi lại bản hậu Xuất Sư Biểu. Hiển nhiên là tác phẩm của Gia Cát Lượng, họ chưa từng có ghi chép về hậu Xuất Sư Biểu, có thể về căn bản không biết có bản viết này, văn thể tiền Xuất Sư Biểu giản dị, nội dung tràn đầy tự tin, song lời lẽ hậu Xuất Sư Biểu cho thấy sự do dự, trong ngôn từ thấy đầy những không khí thất bại, một chút cũng không giống khẩu khí chính thức của một biểu văn dâng lên hoàng đế cần có. Trước sau chỉ có một năm, tâm trạng của Gia Cát Lượng chẳng thể có chuyển biến rất lớn như thế. Có thể có người cho rằng Nhai Đình thất thủ đối với Gia Cát Lượng là một đòn đánh rất lớn, song thấy rằng khi ông ta mới rút quân không lâu, có nói rằng khuyên tướng sĩ gắng bảo ban cho khuyết điểm của mình, vẫn đầy khí thế cuốn đất mà đi, vì sao không đến một năm đã ngã không dậy được? Huống chi sau một năm nghĩ ngợi lẽ ra càng hưng phấn ý khí mới đúng, chẳng thể căn bản lại trầm lắng xuống. Cân nhắc kĩ lưỡng, đích xác hậu Xuất Sư Biểu không giống với văn bút của Gia Cát Lượng vậy.
Lại khiến người ta hoài nghi là về nội dung cũng sai lạc không ít; nhất là chép sai thời gian Triệu Vân từ trần. Triệu Vân là lão tướng hàng đầu của Thục Hán, ông ta còn sống hay chết, Gia Cát Lượng phải rất rõ mới đúng. Theo sử liệu ghi chép, Triệu Vân mất vào năm Kiến Hưng thứ 7, mà hậu Xuất Sư Biểu hoàn thành vào năm Kiến Hưng thứ 6 lại đề cập đến việc Triệu Vân mất là rất không hợp lý. Thân làm Thừa tướng với một tướng lĩnh còn sống nói là đã chết, khá chẳng phải là chuyện rất đáng cười ư? Trái lại vào tháng 11, Lang Lăng Hầu Vương Lãng của Tào Ngụy từ trần trong hậu Xuất Sư Biểu lại đề cập ông ta đương sống, sự sai lầm nghiêm trọng về nội dung như vậy lẽ ra không nên có. Tác giả Liễu Xuân Phan ở Đại Lục, cứ theo khảo cứu mà phán đóan, cho rằng bản hậu Xuất Sư Biểu này là do người cháu của Gia Cát Lượng viết ra, đó là đại tướng quân Gia Cát Khác ở Đông Ngô, là con trai Gia Cát Cẩn. Gia Cát Khác cá tính mãnh liệt, nói quá sự thực, có tài hoa của cha và chú, lại không khóat đạt bằng cha và chú, mà lại ham công danh quyền lực. Ông ta sau khi nắm quân quyền ở nước Ngô, từng nhiều năm bắc chinh phạt Ngụy, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các đại thần và tướng lĩnh Đông Ngô, bởi thế đã đặc biệt viết ra “Chinh Ngụy luận” để phản bác những tướng lĩnh không tán thành bắc phạt, thiên nghị luận này về văn thể và nội dung cực kỳ giống với hậu Xuất Sư Biểu, đích xác có khả năng Gia Cát Khác đã mượn danh người chú Gia Cát Lượng nổi tiếng đương thời viết ra bản hậu Xuất Sư Biểu này, để cùng với bản “Chinh Ngụy luận”, tạo ra sự giúp đỡ hữu hiệu cho chủ trương bắc phạt của ông ta.
Gia Cát Khác cá tính mãnh liệt, thích làm những lời văn bi tráng, trong hậu Xuất Sư Biểu có nói đến việc chẳng thể làm mà vẫn làm, cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi, đích xác là có khả năng cùng một ngòi bút viết ra. Lại thêm bản văn này, lần đầu thấy do Trương Nghiễm người Đông Ngô sưu tầm được, cách nói của Liễu Xuân Phan như vậy là có thể hợp lý. Nhìn chung đại bộ phận các nhà sử học tin rằng, hậu Xuất Sư Biểu chẳng phải tự tay Gia Cát Lượng viết mà là một sáng tác của người sau.